Satoshi Nakamoto có lẽ là cái tên không còn xa lạ đối với những nhà đầu tư trong thị trường crypto. Hôm nay, các bạn hãy cùng Coincuatui tìm hiểu về nhân vật đẩy bí ẩn này nhé!
Satoshi Nakamoto là ai? Danh tính bí ẩn của “cha đẻ” Bitcoin
Bạn có thể quan tâm:
Satoshi Nakamoto là bút danh của một người (hoặc một nhóm) đã phát triển Bitcoin. Nakamoto là một trong những người rất tích cực trong việc phát triển bitcoin và blockchain, nhưng ông đã đột ngột biến mất cho vào năm 2010 và không có tin tức gì về ông kể từ đó đến nay.
Tượng Satoshi ở Budapest, Hungary
Năm 2008 là thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, ngay cả Lehman Brothers một ngân hàng rất lớn vào thời điểm đó cũng đã phải đệ đơn xin bảo hộ phá sản. Sự kiện này cho thấy rằng, ngay cả những ngân hàng lớn nhất thế giới cũng có thể mắc phải những sai lầm, và nó nhấn mạnh sự mong manh của hệ thống tài chính hiện đại. Sự ra đời của Bitcoin được xem như một phản ứng của Satoshi Nakamoto với cuộc khủng hoảng tài chính này, nhằm giúp giành lại quyền kiểm soát từ giới tinh hoa tài chính, mang đến cơ hội tham gia vào một hệ thống tài chính phi tập trung.
Vào năm 2008, Satoshi Nakamoto đã xuất bản một bài báo có tiêu đề “Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System”, bài báo này đã mô tả việc sử dụng mạng ngang hàng như một giải pháp cho vấn đề “double-spending”. Tại thời điểm đó, tiền mã hoá không phải là một ý tưởng mới, và đã có nhiều nỗ lực để tạo ra một loại tiền mã hoá tuy nhiên chúng đều không thành công. Sự ra đời của Bitcoin được xem là một giải pháp giải quyết một vấn đề quan trọng. Một loại tiền mã hoá có thể được sao chép trong nhiều giao dịch—điều này không xảy ra ở tiền tệ vật chất vì chúng chỉ có thể tồn tại ở một nơi tại một thời điểm. Bởi vì một loại tiền mã hoá không tồn tại trong không gian vật lý, nên việc sử dụng nó trong một giao dịch không nhất thiết loại bỏ nó khỏi quyền sở hữu của ai đó. Do đó, nó có thể được chi tiêu nhiều lần, khiến nó gặp phải vấn đề "double-spending".
Các giải pháp để chống lại vấn đề “double-spending” trước đây liên quan đến việc sử dụng các trung gian bên thứ ba, đáng tin cậy sẽ xác minh xem chủ sở hữu của nó đã chi tiêu số mã hoá đó hay chưa. Trong hầu hết các trường hợp, các bên thứ ba, chẳng hạn như ngân hàng, có thể xử lý các giao dịch một cách hiệu quả mà không gây thêm rủi ro đáng kể. Tuy nhiên, mô hình dựa trên niềm tin này vẫn có khả năng dẫn đến phát sinh thêm chi phí và rủi ro gian lận. Vì vậy, cần phải loại bỏ hoàn toàn yếu tố con người. Cơ chế mã hóa và đồng thuận tự động hiện là cách duy nhất để vượt qua sự can thiệp của con người vào tài chính.
Nakamoto đã đề xuất một cách tiếp cận phi tập trung cho các giao dịch bằng cách sử dụng sổ cái (Ledger), mạng lưới (Network), Merkle roots, Merkle trees, dấu thời gian (Timestamp), ưu đãi (Incentive), mật mã (Code) và cơ chế đồng thuận (Consensus mechanism). Trong một blockchain, dấu thời gian (Timestamp) được thêm vào thông tin giao dịch và các kỹ thuật mật mã được sử dụng để mã hóa dữ liệu. Dữ liệu được mã hóa không thể thay đổi nhưng phải được xác thực. Mạng phải xác minh tính xác thực của các giao dịch dựa trên cơ chế đồng thuận đa số được gọi là bằng chứng công việc (Proof of Work).
Bởi vì hồ sơ giao dịch được phân phối trên nhiều node trong hệ thống, nên rất khó, nếu không nói là không thể, để một kẻ xấu có đủ quyền kiểm soát hệ thống để viết lại sổ cái để có lợi cho họ. Các bản ghi blockchain được giữ an toàn vì sức mạnh tính toán cần thiết để đảo ngược chúng không khuyến khích các cuộc tấn công quy mô nhỏ. Tin tặc sẽ cần một mạng có thể xác thực và tạo các khối nhanh hơn mạng hiện tại và sau đó sẽ cần đưa block mới vào mạng chính vào đúng thời điểm để ghi đè lên nó. Họ cũng cần triển khai một số cuộc tấn công blockchain khác cùng một lúc.
Kể từ khi Bitcoin được ra đời đến nay, danh tính thật của Satoshi Nakamoto luôn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp. Craig Wright, Dorian Nakamoto, và Nick Szabo là những nhân vật được giới truyền thông đồn đoán là cha đẻ của Bitcoin.
Craig Wright là một nhà khoa học máy tính người Úc. Ông cũng là người duy nhất công khai tuyên bố mình là Satoshi Nakamoto.
Craig Wright
Vào tháng 12 năm 2015, hai tạp chí riêng biệt Wired và Gizmodo đã xuất bản những câu chuyện nói rằng Wright có thể là người phát minh ra Bitcoin. Mặc dù các câu chuyện trên tạp chí sau đó đã bị vạch trần là không đúng sự thật, nhưng Wright vẫn kiên quyết cho rằng mình là Satoshi Nakamoto.
Wright đã nộp đơn xin bản quyền của Hoa Kỳ đối với Bitcoin Whitepaper, code ban đầu của Bitcoin, và ông đã được trao bản quyền cho cả hai vào tháng 4 năm 2019. Tuy nhiên, sau đó người ta phát hiện ra rằng bất kỳ ai cũng có thể nộp đơn xin bản quyền.
Wright đã kiện nhà báo người Anh Peter McCormack tội phỉ báng khi blogger này khẳng định rằng Wright không phải là Nakamoto. Điều này dẫn đến việc Wright được thưởng một bảng Anh tiền bồi thường thiệt hại.
Wright cũng đã viết một lá thư cho blogger người Na Uy “hodlonaut” yêu cầu anh ta rút lại những tuyên bố rằng Wright không phải là Nakamoto nếu không sẽ bị kiện. Hodlonaut từ chối yêu cầu của Wright, và vụ việc được đưa ra tòa án Anh, nơi nó bị bác bỏ.
Tạp chí Newsweek đã tiết lộ trong một bài báo vào tháng 3 năm 2014 rằng tên thật của Satoshi Nakamoto là Dorian Nakamoto và ông là một nhà vật lý người Mỹ gốc Nhật đang thất nghiệp sống ở California.
Dorian Nakamoto
Nhưng Nakamoto đã nhanh chóng bác bỏ tuyên bố này. Ông ấy đã trả lời bài báo của Newsweek bằng cách nói rằng câu chuyện của tạp chí đã “là nguồn gốc của rất nhiều rắc rối và căng thẳng” cho bản thân ông và gia đình.
Ông cũng cho biết: “Tôi không tạo ra, phát minh hay làm việc về Bitcoin. Tôi phủ nhận vô điều kiện báo cáo của Newsweek.”
Nakamoto đã thất nghiệp hơn một thập kỷ và thậm chí còn không tiếp cận Internet do không có khả năng thanh toán hoá đơn. Dorian nói rằng ông ấy thậm chí chưa bao giờ nghe nói về Bitcoin cho đến khi con trai ông ấy đề cập đến nó vào năm sau sau khi được một phóng viên liên hệ.
Nick Szabo, một lập trình viên máy tính và nhà mật mã đã phát triển một trong những loại tiền tệ phi tập trung đầu tiên mang tên Bit Gold vào cuối những năm 1990. Mặc dù Bit Gold có những điểm chung nhất định với Bitcoin, nhưng nó chưa bao giờ được công khai trước công chúng cho đến năm 2005.
Nick Szabo
Ngày nay, nhiều người coi dự án Bit Gold của Szabo là một trong những tiền thân của Bitcoin và một số người trong cộng đồng nghĩ rằng Szabo có thể chính là Satoshi Nakamoto. Ngay cả Elon Musk cũng nói trong một podcast rằng anh ấy tin rằng Szabo chính là Nakamoto.
“Có vẻ như Nick Szabo, hơn bất kỳ ai khác, có lẽ chịu trách nhiệm cho sự phát triển của những ý tưởng đó,” Musk nói.
Tuy nhiên, về phần mình, Szabo đã liên tục phủ nhận những tin đồn này.
Satoshi Nakamoto được cho là đang nắm giữ khoảng 1,1 triệu Bitcoin, số Bitcoin này hiện nay có giá trị lên đến hàng chục tỷ USD. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là con số này chỉ là ước tính. Rất khó để theo dõi Bitcoin do Satoshi sở hữu, vì các địa chỉ ví công khai thuộc về người này chưa được xác định đầy đủ.
Giá trị ví Bitcoin 1,1 triệu Satoshi Nakamoto đến từ một mô hình được xác định trong hai năm đầu tiên của xu hướng khai thác Bitcoin. Mô hình được phát hiện bởi một nhà phân tích block tên là Sergio Demian Lerner, Nhà khoa học trưởng của RSK Labs, và được biết đến nhiều nhất là mô hình Patoshi.
Vào năm 2013, Lerner đã công bố một nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn số BTC ban đầu được phát hành được khai thác bởi một cá nhân. Theo ước tính của Lerner, một công cụ khai thác đơn lẻ có thể đã xử lý khoảng 22.000 khối trong năm đầu tiên của Bitcoin và có thể đã thu được tổng cộng 1.8 triệu Bitcoin, 1.1 triệu trong số đó chưa được chi tiêu.
Satoshi Nakamoto là một trong những nhân vật quan trọng đã có vai trò đặt những viên gạch đầu tiên trong việc phát triển thị trường crypto. Mặc dù qua bài viết này, danh tính thật sự của Satoshi vẫn chưa được xác nhận, Coincuatui hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ cho các bạn một cái nhìn khái quát về nhân vật đầy bí ẩn này.
Nguồn: Coin68