Khi nhắc đến Facebook, đa phần người ta chỉ nghĩ đến Mark Zuckerberg, tỷ phú công nghệ và cũng là một trong những nhà từ thiện năng nổ nhất thế giới. Thậm chí, trong thời gian sắp tới, khi trận so găng với Elon Musk diễn ra, Mark sẽ còn được biết đến rộng rãi hơn nữa. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng Facebook cùng từng khiến Mark dính vào một vụ lùm xùm liên quan đến bản quyền với anh em nhà Winklevoss, những người được biết đến là một trong những tỷ phú Bitcoin đầu tiên. Vậy anh em nhà Winklevoss là những ai, họ đóng vai trò gì trong việc khai sinh ra Facebook và làm thế nào mà Bitcoin đã biến họ thành tỷ phú? Hãy cùng Coincuatui tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Anh em nhà Winklevoss là những ai? Tiểu sử về những tỷ phú Bitcoin và “cha đẻ” của ý tưởng tạo nên Facebook
Tyler và Cameron Winklevoss là cặp anh em song sinh nổi tiếng nhất trong thị trường tiền mã hoá. Cả hai được sinh vào ngày 21/08/1981 tại thành phố New York, Hoa Kỳ. Tuổi thơ của 2 anh em tương đối đầy đủ hơn so với các đứa trẻ khác. Cha mẹ của Tyler và Cameron đều là những người không có bằng cấp cao nhưng bằng sự cố gắng, họ vẫn chu cấp cho 2 anh em một cuộc sống sung túc. Có lẽ đây là lý do chính khiến cả 2 anh em đều mang cá tính khiêm tốn và luôn tôn trọng người khác dù họ ở bất cứ tầng lớp nào.
Chân dung anh em nhà Winklevoss
Thời trung học, nhờ vào những nỗ lực trong học tập, cả 2 anh em đều được nhận vào Trường Quốc gia Greenwich - ngôi trường từng đào tạo George H.W. Bush - cựu tổng thống Hoa Kỳ. Đây cũng được biết đến là một trong những bước đệm để tiến đến đại học Harvard, nơi cả 2 anh em nhà Winklevoss gặp Mark Zuckerberg.
Như chúng ta đều biết, phiên bản ban đầu của Facebook được Mark Zuckerberg phát triển tại Harvard mang tên là Harvard Connection. Nền tảng mạng xã hội nơi kết nối các sinh viên và cựu sinh viên của Harvard, tuy Mark là người đã code nền tảng này từ đầu, nhưng ý tưởng để khiến một ứng dụng tầm sinh viên trở thành một nền tảng hàng triệu người dùng trên toàn thế giới lại thuộc về anh em nhà Winklevoss. Thậm chí, ban đầu Mark chỉ là người được thuê về để phát triển nền tảng này chứ không phải là người nghĩ ra ý tưởng. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, Mark thôi việc và đứng ra tự phát triển nền tảng của mình nhưng dựa trên ý tưởng cũ.
Đây được xem là một trong những sai lầm tốn kém nhất mà Mark phải chi trả vì sau khi Facebook đã đủ lớn và Mark đủ giàu, anh em nhà Winklevoss mới quyết định trừng phạt ông chủ của Facebook. Thậm chí, năm 2008, giữa cuộc căng thẳng leo thang giữa các “nhà sáng lập” Facebook, Mark đã phải thực hiện một thỏa thuận dân sự mà trong đó, anh em nhà Winklevoss và người đồng sự Divya Narendra sẽ nhận được 65 triệu USD phí bồi thường và kèm theo đó là cổ phần của Facebook. Chỉ tính riêng số cổ phần nêu trên đã có thể giúp gia đình Winklevoss có thể “ăn sung, mặc sướng" suốt phần đời còn lại.
Duyên số để đưa đẩy 2 anh em đến với Bitcoin là một trong những sự tình cờ vô cùng ngẫu nhiên. Trong một bữa tiệc bãi biển trên đảo Ibiza , Tyler khi đang nói chuyện phiếm với bạn bè đã nghe đến Bitcoin như một công cụ lưu trữ tiên tiến vào thời điểm đó: “Chúng tôi đang đi nghỉ mát và tình cờ gặp một người bạn. Anh ấy kể về Bitcoin và khuyên chúng tôi nên bắt đầu một thứ mới mẻ sau vụ kiện với Facebook".
Sau đó, đúng 1 năm, anh em nhà Winklevoss đã chi hơn 10 triệu USD để mua BTC ở mức giá 120 USD (tương đương 100.000 Bitcoin). Vào thời điểm cả hai mua BTC, giới truyền thông luôn đặt lên bàn cân cả hai thương vụ. Một là những số cổ phần mà họ được bồi thường, hai là số BTC mà họ vừa mua. Bởi lẽ, giá trị vốn hoá của nền tảng mạng xã hội triệu người dùng là 151 tỷ USD trong khi đó đối với BTC, con số chỉ khiêm tốn và chưa bằng 1 phần 10 vốn hoá của Facebook.
Thế nhưng, chỉ 3 năm sau, khi giá BTC tăng vọt lên mức hơn 11,000 USD, trực tiếp thêm 2 số 0 vào tài khoản của anh em nhà Winklevoss, khiến tài sản của cặp song sinh tăng lên thành 1 tỷ USD. Và thế danh sách tỷ phú thế giới có thêm tên của hai người và cũng là 2 tỷ phú đầu tiên của thị trường tiền mã hoá.
Sau những thành công từ Bitcoin, anh em nhà Winklevoss tiếp tục thành lập sàn giao dịch Gemini vào tháng 10/2015, trụ sở đặt tại quê nhà New York, Mỹ. Trong suốt chiều dài lịch sử hoạt động, sàn giao dịch này đã gặt hái được những thành công nhất định với việc liên kết trực tiếp với Samsung Pay.
Áp phích quảng cáo của sàn giao dịch Gemini tại nước ngoài
Tuy nhiên, quyết định đặt trụ sở tại Mỹ đã khiến sàn giao dịch này gặp khá nhiều trắc trở vào giai đoạn 2022 - 2023. Cụ thể, giới chức nước này đang liên tục thúc đẩy kèm theo việc vận động hành lang lưỡng đảng để các quy định áp chế thị trường tiền mã hoá được thông qua. Do đó, sàn giao dịch này phải tìm đến các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) để phần nào “ lánh nạn”.
Bên cạnh đó, sau vụ sụp đổ chóng vánh của FTX, Gemini và Genesis cũng bị liên đới với khoản nợ khách hàng lên đến 900 triệu USD. Cụ thể, đối tác của chương trình Gemini Earn là Genesis bị ảnh hưởng nặng nề từ hiệu ứng Domino sau khi FTX sụp đổ, từ đó mất khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ với khách hàng . Và không may, số khách hàng này đến từ chương trình Gemini Earn của sàn giao dịch cùng tên.
Theo báo cáo từ Financial Times, Genesis sẽ thực hiện những vòng gọi vốn trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, họ bắt buộc phải hạ mục tiêu gọi vốn xuống còn 500 triệu USD, ít hơn một nửa so với mục tiêu ban đầu. Về phía anh em nhà , họ vẫn cùng Genesis tìm cách giải quyết khoản nợ trên nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
Bên trên là những thông tin thú vị về anh em nhà Winklevoss, một trong những tỷ phú đầu tiên của thế giới tiền mã hoá. Những thành công của họ trong việc giao dịch đã phần nào thể hiện được tầm nhìn xa hiệu quả của họ. Bên cạnh đó, dù sàn giao dịch Gemini gặp nhiều khó khăn nhưng anh em nhà Winklevoss vẫn tiếp tục cố gắng lèo lái đã thể hiện sự trách nhiệm với những gì mà họ đã cam kết với khách hàng.
Nguồn: Coin68