JPEG’d là giao thức xây dựng trên Ethereum, cho phép người sở hữu NFT dùng NFT của mình làm tài sản thế chấp để vay tiền. Cùng Coincuatui tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về JPEG’d – Dự án lending tiên phong dành riêng cho NFT
JPEG’d là một giao thức được xây dựng trên Ethereum, cho phép các NFT holder được mở các vị thế vay có thể chấp (Collateral Debt Position – CDP) để vay tiền (PUSD) thông qua việc sử dụng NFT làm tài sản thế chấp.
JPEG’d là một giao thức phi tập trung, không bị kiểm soát, với mục tiêu kết nối giữa DeFi và NFT, từ đó làm tăng các use case cho NFT trong tương lai.
JPEG’d sẽ hỗ trợ cho một vài bộ sưu tập NFT nhất định. Tại thời điểm khởi chạy ban đầu, dự án hỗ trợ thế chấp cho Crypto Punk, sau đó mở rộng thêm EtherRock và Bored Ape Yatch Club. Việc đề xuất và phê duyệt các bộ sưu tập tiếp theo sẽ được thực hiện thông qua quản trị (bởi các JPEG token holder).
Giá trị của NFT sẽ được xác định bằng giá Floor, tuy nhiên trong một số trường hợp, các loại NFT đặc biệt giá trị có thể được định giá riêng (thông qua quản trị).
Phí trên JPEG’d gồm 2 loại:
Để đảm bảo giao thức hoạt động ổn định, JPEG’d đặt ra LTV cho các khoản vay, được hiểu là tỷ lệ giữa khoản vay và giá trị tài sản thế chấp.
Hiện tại, JPEG’d cho phép người dùng vay tối đa 32% giá trị tài sản thế chấp, vị thế vay sẽ bị thanh lý nếu LTV Ratios > 33%.
Ví dụ: Bob thế chấp 1 NFT với giá trị 100 ETH => Bob được vay tối đa 32 ETH. Nếu giá trị NFT giảm đi hoặc Bob vay thêm ETH khiến tỷ lệ này tăng lên > 33% thì khoản vay sẽ bị thanh lý.
Bên cạnh đó, JPEG’d cũng có tối đa giải ngân cho vay với những bộ sưu tập NFT nhất định. Ví du: với Crypto Punk, giới hạn cho vay là 10M PUSD. Nếu đạt ngưỡng này, người dùng sẽ không thể vay thêm. Việc tăng/giảm giới hạn này có thể thay đổi thông qua quản trị giao thức.
Là một giao thức cho vay tài sản có tính biến động cao, JPEG’d cho phép người dùng lựa chọn quyền bảo hiểm cho khoản vay của họ.
Cụ thể: người dùng có thể mua bảo hiểm cho bất kỳ vị trí vay nào của họ. Khi đó, nếu xảy ra thanh lý, người dùng có quyền “chuộc” lại NFT của mình từ DAO sau khi hoàn trả khoản nợ + thanh toán phí bảo hiểm (được tính bằng 25% giá trị khoản nợ chưa thanh toán tại thời điểm thanh lý, gồm cả gốc và lãi cộng dồn). Phí mua bảo hiểm sẽ là 1% khoản tiền giải ngân.
Ví dụ: Bob thế chấp 1 NFT và vay được 10.000 PUSD. Bob lựa chọn mua bảo hiểm cho vị thế vay của mình. Khi đó, Bob phải trả 1% của 10.000 là 100 PUSD. Tổng số tiền Bob giải ngân sau khi trừ chi phí là 9850 PUSD (đã tính 0.5% phí giải ngân). Sau đó, nếu thị trường rủi ro, NFT giảm giá trị và Bob bị thanh lý => Bob sẽ phải hoàn trả 9850 PUSD + 25% x 9850 PUSD cho DAO, và sẽ được nhận lại NFT (giả sử khoản vay chưa tính lãi).
Như mình đã nói, việc xác định giá trị của NFT chủ yếu dựa trên biểu quyết quản trị giao thức. Cụ thể, người dùng có thể đưa ra đề xuất tăng giá trị cho 1 NFT nhất định. Khi đề xuất được thông qua, người dùng sẽ phải lock JPEG với giá trị bằng 25% số tiền vay tối đa tính theo giá trị NFT đề xuất.
Ví dụ: Alice đề xuất tăng NFT của mình lên 200.000 USD => Alice sẽ phải lock một lượng JPEG với giá trị bằng 200.000 x 32% x 25%.
JPEG’d có 2 token là JPEG (native-token) và PUSD (stablecoin).
Như đã nói ở trên, JPEG là native-token của JPEG’d. Tổng số JPEG là 69.420.000.000 token, được phân bổ như hình dưới:
JPEG có thể được sử dụng để:
PUSD là stablecoin được mint ra sau khi đưa NFT vào thế chấp. Để đảm bảo tính thanh khoản, giao thức JPEG’d đưa PUSD vào pool stablecoin trên Curve cùng với USDC, USDT và DAI.
NFT gần đây đã có sự bùng nổ thực sự đáng kinh ngạc, mang đến lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư và trở thành một nơi thu hút dòng tiền cực kì tốt.
Nguồn: nftio.go
Tuy nhiên, một trong những nhược điểm của NFT chính là thanh khoản và các use-case còn hạn chế. Vì vậy, việc mở ra một nền tảng cho phép thế chấp NFT chính là cách để tăng thêm giá trị cho NFT.
JPEG’d là dự án có lợi thế đi đầu, vì vậy, nó sẽ nhanh chóng liên kết được với các dự án NFT hàng đầu trong thị trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh. Năm 2018, khi AAVE ra mắt và bắt đầu xây dựng Defi, không ai nghĩ nó sẽ thành công đến vậy, thì hiện tại, JPEG’d cũng có thể tạo ra một câu chuyện tương tự.
Một trong những điểm đáng chú ý của JPEG’d là nó được xây dựng và hỗ trợ bởi một đội ngũ hàng đầu trong thị trường: DCInvestor, Santiago Santos, DefiGod, Terranode…
Đầu tiên, là một dự án được xây dựng dựa theo thị trường NFT, chính vì vậy, việc phát triển hay thất bại của JPEG’d phụ thuộc vào hoàn cảnh market NFT rất nhiều. Trên thực tế, chúng ta đã thấy NFT bùng nổ trong cuối 2021 đầu 2022, tuy nhiên, sự bùng nổ quá nóng này có thể sẽ dẫn đến sự điều chỉnh sâu trong thời gian tới, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến dự án (các NFT bị thế chấp sẽ được rút ra hoặc bị thanh lý khi giá giảm…)
Tiếp theo, việc mở rộng tài sản thế chấp sẽ còn gặp nhiều rủi ro trong thời gian tới. Việc đánh giá giá trị của một NFT không phải là chuyện dễ dàng, nhất là khi kết hợp giữa giá trị với tính thanh khoản của nó. Vì vậy, trong quá trình JPEG’d mở rộng các loại tài sản thế chấp để tăng giá trị giao thức, cần đánh giá rủi ro rất thận trọng.
Bên cạnh đó, tokenomic dự án theo mình là không quá hoàn hảo. Việc phân bố 30% cho Team là hơi nhiều, 30% cho Donation Events thì thực sự là không rõ ràng, kém minh bạch. JPEG và PUSD không có quá nhiều mối liên kết để tăng giá trị cho nhau như các cặp native token – stablecoin khác.
Cuối cùng, tuy rằng là người đi đâu, nhưng chắc chắn JPEG’d sẽ còn gặp nhiều sự cạnh tranh trong tương lai. Vì vậy, nếu không nắm bắt nhanh chóng lợi thế, phát triển thị trường, JPEG’d có thể bị các đối thủ tốt hơn vượt mặt dễ dàng.
Anh em nghĩ sao về dự án JPEG’d? Để lại ý kiến thảo luận cùng tụi mình nhé!
Poseidon
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68