NFT (Non-Fungible Token) đã xuất hiện vào năm 2017 với dự án GameFi CryptoKitties trên nền tảng Ethereum nhưng chỉ thật sự bùng nổ vào năm 2021. NFT là cầu nối giúp thu hút hàng triệu người dùng mới tham gia vào thị trường tiền mã hoá bởi khả năng dễ dàng tiếp cận của chúng. Từ đây, nhu cầu tìm kiếm những bộ NFT tiềm năng từ người dùng mới để phục vụ cho những nhu cầu như đầu tư nắm giữ dài hạn hoặc đầu cơ để kiếm lợi nhuận. Hãy cùng Coincuatui tìm hiểu cách nghiên cứu và đánh giá bộ sưu tập NFT tiềm năng dành cho người mới thông qua bài viết dưới đây nhé!
Hướng dẫn nghiên cứu và đánh giá bộ sưu tập NFT tiềm năng dành cho người mới bắt đầu
NFT là thuật ngữ viết tắt của Non-fungible token, là một loại token có tính độc nhất và không thể thay thế bởi một token khác. Mỗi NFT sẽ đại diện cho một loại tài sản số (hình ảnh, video, game,..) hoặc tài sản được token hóa từ thế giới thực (bất động sản, vàng,...).
NFT (Non-fungible token)
Một vài lý do chính mà người dùng muốn đầu tư vào NFT bao gồm:
Giá trị độc nhất: Mỗi NFT là duy nhất và không thể thay thế bởi bất kỳ token nào khác. Điều này tạo nên giá trị độc nhất của NFT và khiến chúng trở thành một sản phẩm thu hút sự quan tâm của người dùng.
Sự kết hợp giữa nghệ thuật và nhiều yếu tố khác với công nghệ blockchain: NFT kết hợp giữa công nghệ blockchain và nhiều yếu tố khác trong đó có nghệ thuật để tạo ra những tác phẩm số vô cùng độc đáo. Những tác phẩm này có thể là hình ảnh, âm nhạc, video hoặc thậm chí là vật phẩm trong trò chơi, phụ kiện thể thao, thời trang,...
Tiềm năng tăng giá: NFT vẫn đang là một thị trường tương đối mới và chưa khai phá hết tiềm năng phát triển. Với sự phát triển của công nghệ blockchain và sự quan tâm của cộng đồng, NFT có thể tăng giá trong tương lai. Nếu một NFT được xem là có giá trị độc nhất và được nhiều người quan tâm, giá trị của nó có thể tăng lên rất nhanh.
Khả năng sở hữu: Khi đầu tư vào NFT, người dùng sở hữu hoàn toàn tác phẩm số đó và có quyền quyết định về việc bán, trưng bày hoặc giữ tác phẩm đó. Điều này tạo ra sự linh hoạt và sự tự do cho người dùng khi sở hữu NFT.
Khả năng kết nối cộng đồng: NFT cũng tạo ra một cộng đồng những người yêu thích nghệ thuật số và blockchain. Người dùng có thể trao đổi, chia sẻ khi tham gia vào các dự án NFT khác nhau giúp tăng cường sự kết nối và giao lưu giữa các thành viên.
Nghiên cứu một bộ sưu tập NFT trước khi mua dành cho người mới bắt đầu là rất quan trọng để đảm bảo rằng bạn đầu tư vào những NFT có tiềm năng sinh lời cao. Những yếu tố đầu tiên người mới bắt đầu cần nghiên cứu kỹ lưỡng là đội ngũ phát triển dự án, lộ trình phát triển, cách thức marketing và cộng đồng của dự án.
Những thành viên trong đội ngũ phát triển của dự án là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của bộ sưu tập NFT. Bạn có thể xem xét một vài yếu tố chẳng hạn như:
Những thành viên trong đội ngũ phát triển như CEO, nghệ sĩ thiết kế NFT đã có kinh nghiệm với thị trường crypto hay NFT không?
Đội ngũ phát triển đã từng thành công những bộ sưu tập NFT trước đó hay không?
Ví dụ khi bạn đang nghiên cứu về bộ sưu tập NFT y00ts, bạn tìm hiểu đội ngũ phát triển của dự án là Dust Labs - đội ngũ đứng sau sự thành công của bộ sưu tập DeGods trước đó bạn sẽ có cơ sở để mua NFT y00ts.
Dust Labs là đội ngũ phát triển của cả 2 bộ sưu tập DeGods và y00ts
Ngoài ra, người dùng có thể tìm hiểu về thông tin của đội ngũ phát triển dự án trên website của dự án, nền tảng mạng xã hội (Twitter) và những bài thông cáo báo chí của dự án.
Lộ trình phát triển của một dự án crypto hay NFT là những thông tin thiết thực cho thấy dự án có các bước phát triển và kế hoạch của nhóm phát triển trong tương lai. Khi nhìn vào lộ trình phát triển, người dùng có thể nhận thấy được tiềm năng trưởng của NFT trong tương lai.
Ví dụ bộ sưu tập NFT Bored Ape Yacht Club (BAYC) đưa ra một lộ trình phát triển trong tương lai của họ chỉ thông qua một bức ảnh đầy ẩn ý. Chẳng hạn như gợi ý về MAYC - bộ sưu tập NFT làm phần thưởng airdrop cho BAYC holder. Ngoài ra, dấu chân chó cũng là chi tiết gợi ý về BAKC - một bộ sưu tập NFT khác cũng là phần thưởng airdrop cho BAYC holder.
Lộ trình phát triển của BAYC
Lộ trình phát triển có thể thường xuyên thay đổi khi bộ sưu tập NFT đã được ra mắt nhưng đó là tín hiệu tốt cho thấy đội ngũ phát triển vẫn đưa ra ý tưởng để phát triển dự án. Nếu dự án không có lộ trình phát triển hay những cập nhật khác sau khi ra mắt thì NFT sẽ khó có khả năng tăng trưởng trong tương lai.
Đối với dự án NFT nói riêng hay crypto nói chung thì Marketing là hoạt động cần thiết để thu hút người dùng tham gia. Một vài yếu tố người dùng có thể xem xét về cách thức Marketing của dự án có tốt hay không bao gồm:
Dự án sử dụng các kênh Marketing như Twitter có bao nhiêu người theo dõi hay Discord có bao nhiêu thành viên tham gia trò chuyện.
Dự án có đẩy mạnh độ nhận diện thương hiệu của họ thông qua việc hợp tác với các KOL, nghệ sĩ NFT, cộng đồng và các dự án NFT khác không.
Một yếu tố để đánh giá dự án NFT có tiềm năng để mua hay không thông qua cộng đồng của dự án đó. Cộng đồng của dự án NFT thông thường được xây dựng bằng Discord ít nhất vài tuần trước khi ra mắt mở mint cho người dùng.
Đối với các dự án NFT xây dựng cộng đồng tốt, người dùng sẽ tương tác với nhau vô cùng tích cực với nhiều chủ đề vô cùng thông minh. Ngoài ra, đội ngũ phát triển cũng tham gia tương tác và giải đáp những thắc mắc với người dùng về dự án thông qua Discord hoặc AMA trên Twitter. Từ đây, bạn có thể nhìn nhận vào cộng đồng để đưa ra quyết định đầu tư vào NFT đó.
Ngược lại, nếu các dự án NFT cố tình tăng trưởng “ảo” số lượng thành viên trong cộng đồng để thu hút người dùng thì bạn cần “né” những dự án đó ra càng nhanh càng tốt. Những dự án cố tình tăng trưởng “ảo” sẽ có những dấu hiệu như sau:
“Người dùng ảo” chỉ nói “hello” hoặc gửi những biểu cảm (icon), nhãn dán (sticker). Ngoài ra, các đoạn đối thoại giữa những “người dùng ảo” sẽ lặp đi lặp lại liên tục.
Đội ngũ phát triển không giải đáp thắc cho người dùng hoặc chỉ trả lời qua loa.
Những bộ sưu tập NFT có tính sáng tạo và độc đáo trong thiết kế hình ảnh hay tiện ích mà chúng mang lại đều thu hút được lượng lớn người dùng nắm giữ. Một số bộ sưu tập có tính sáng tạo và độc đáo có thể kể đến như:
Crypto Punks: Bộ sưu tập mở đường cho các PFP NFT với những nét vẽ đơn giản nhưng vô cùng độc đáo.
Bored Ape Yacht Club (BAYC): Người sở hữu NFT BAYC sẽ được airdrop các bộ sưu tập đi kèm như MAYC, BAKC hoặc Ape Coin (APE).
Azuki: Bộ sư tập NFT được thiết kế đẹp mắt mang phong cách anime Nhật bản. Ngoài ra, người nắm giữ NFT Azuki sẽ được airdrop 2 NFT BEANZ vô cùng dễ thương.
Độ hiếm của một NFT sẽ được xác định thông qua các đặc tính, thuộc tính mà NFT đó sở hữu. Những đặc tính độc nhất và hiếm có sẽ khiến tỉ lệ xuất hiện của NFT đó rất thấp. Người dùng sở hữu NFT hiếm sẽ có giá trị cao hơn so với những tác phẩm thông thường.
Ngoài ra, tổng cung cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến độ hiếm của NFT. Các bộ sưu tập với tổng cung ít thường có giá sàn cao hơn nhờ độ hiếm của các NFT và ngược lại. Những dự án NFT nổi tiếng trên Ethereum thường có tổng cung vào khoảng 10.000 tác phẩm nếu so với Solana sẽ có tổng cung nhỏ hơn. Bạn có thể tham khảo tổng cung của bộ sưu tập NFT thông qua những Marketplace như OpenSea hay Magic Eden.
Giá sàn là mức giá thấp nhất của một tác phẩm NFT trong toàn bộ sưu tập và đây được xem như một thước đo để đánh giá mức độ đón nhận của cộng đồng với dự án. Dự án được săn đón nhiều thì nhu cầu tăng mua NFT tăng và giá sàn cũng sẽ tăng theo. Mua NFT tại giá sàn là chiến lược hợp cho người mới bắt đầu có thể dễ dàng tiếp cận với NFT.
Giá sàn của bộ sưu tập BAYC là 47.6 ETH (Tương đương với hơn 88.000 USD) trên OpenSea
Một chiến lược giao dịch đơn giản nhưng hiệu quả là người dùng mua NFT với giá sàn thấp và có thể bán lại với giá cao khi dự án trở nên phổ biến. Tuy nhiên có những bộ sưu tập NFT đã được cộng đồng đón nhận với mức giá sàn cao rất khó cho những người mới có số vốn thấp tiếp cận được.
Khối lượng giao dịch là một chỉ số quan trọng thể hiện việc bộ sưu tập NFT có được quan tâm hay không thông bằng cách nhìn vào tổng khối lượng giao dịch hoặc khối lượng giao dịch hằng ngày. Ngoài ra, khối lượng giao dịch có thể được dùng song song với giá sàn để xem mức độ quan tâm của cộng đồng đối với bộ sưu tập.
Nếu khối lượng giao dịch tăng nhưng nhiều NFT bị bán thì đây có thể là dự báo cho một đợt và giá sàn của NFT sẽ xuống thấp. Ngược lại, với những dự án vẫn giữ được giá sàn và khối lượng giao dịch ở mức ổn định thì khá năng giá trị của NFT sẽ tăng trong tương lai.
Khối lượng giao dịch của bộ sưu tập BAYC. Nguồn: NFT Stats.
Mỗi bộ sưu tập NFT đều có những thông tin về những người nắm giữ (holder) NFT và được thể hiện qua những chỉ số sau:
Tỉ lệ chủ sở hữu riêng biệt (Unique Owner): Chỉ số này càng lớn càng tốt nhằm thể hiện bộ sưu tập NFT được đón nhận nhiều từ cộng đồng.
Tỉ lệ niêm yết trên các NFT Marketplace: Chỉ số này càng thấp càng tốt vì sẽ tăng độ khan hiếm và thể hiện người dùng sẵn sàng nắm giữ hoặc sử dụng các tiện ích khác.
Tỉ lệ phân bổ: Đây là chỉ số cho phép người dùng dự đoán những người nắm giữ NFT trong tổng cung của bộ sưu tập có phải là “cá voi”, holder dài hạn hay là chính đội ngũ phát triển dự án. Một số công cụ có thể giúp người dùng mới theo dõi những người nắm giữ NFT của bộ sưu tập như Nansen, NFTGo, Etherscan, Dune,....
Sau khi nghiên cứu và phân tích về những bộ sưu tập NFT, người dùng cần một nơi để có thể giao dịch đó chính là những Marketplace. Một số NFT Marketplace nổi bật bao gồm:
OpenSea: Đây là NFT Marketplace cho phép người dùng đăng bán, trao đổi và giao dịch NFT thông qua smart contract trên công nghệ blockchain.
Blur: Đây là NFT Marketplace và NFT Aggregator được phát triển trên Ethereum. Với Blur, người dùng có thể giao dịch và quản lý danh mục NFT bằng các công cụ nâng cao.
Magic Eden: Đây là NFT Marketplace trên Solana cho phép người dùng giao dịch NFT một cách dễ dàng.
LooksRare: Đây là NFT Marketplace được xây dựng trên Ethereum tương như OpenSea và là dự án dành cho cộng đồng. Những nhà sáng tạo hay người dùng khi đều nhận được phần thưởng dưới dạng token LOOKS khi sử dụng LooksRare.
NFT là thuật ngữ viết tắt của Non-fungible token, là một loại token có tính độc nhất và không thể thay thế bởi một token khác. NFT hoàn toàn có thể trở thành một khoản đầu tư sinh lời nếu người dùng thực hiện nghiên cứu và đánh giá những bộ sưu tập NFT tiềm năng một cách hiệu quả.
Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về cách nghiên cứu và đánh giá bộ sưu tập NFT tiềm năng để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.
Lưu ý: Coincuatui không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!
Nguồn: Coin68