Stablecoin là một đề tài rất được quan tâm trong thị trường crypto khi hầu hết các dự án đều có riêng cho mình một stablecoin. Vậy stablecoin là gì? Hãy cùng Coincuatui tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn có thể quan tâm:
Stablecoin còn được gọi là đồng tiền ổn định. Đây là một loại tiền kỹ thuật số được phát triển trên Blockchain và có giá trị ổn định. Giá của stablecoin được neo vào một tài sản ổn định khác như vàng hoặc tiền pháp định (USD, EUR, VND).
Đồng ổn định là loại tiền điện tử được thiết kế với mục đích giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của sự biến động giá (volatility) bằng cách cố định vào một tài sản ổn định hơn như tiền thật (fiat money), hàng hoá (vàng, bạc…), hoặc có thể là một đồng tiền điện tử khác.
Stablecoin tận dụng những đặc điểm của blockchain và chuyển giao giá trị ngang hàng, trong khi người sử dụng không phải chịu sự biến động cao như từ các cryptocurrency khác.
Stablecoin được xuất hiện để giải quyết vấn đề lớn nhất trong thị trường Crypto hiện tại, đó chính là sự biến động (volatility).
Như vậy, có thể thấy đồng ổn định có tầm quan trọng như một chiếc cầu nối giữa thị trường điện tử với thị trường tài chính truyền thống. Việc chuyển đổi từ Fiat sang tiền điện tử được dễ dàng hơn rất nhiều khi có sự xuất hiện của stablecoin.
Cảm giác mất mác và thua lỗ trong thị trường đầu tư, và càng phóng đại hơn khi Crypto là thị trường có tính biến động và đầu cơ cao khi giá token có thể giảm vài chục lần trong 1 tuần là một điều có thể xảy ra. Cũng chính vì thế mà dự án phát triển stablecoin là một trong số những dự án thu hút người dùng khi tách biệt với đặc tính High risk high return của Crypto đồng thời tạo ra một nơi trú ẩn ổn định tạo ra cơ sở hạ tầng để làm phương tiện trao đổi giá trị.
Hiện tại có 4 loại stablecoin tất cả, bao gồm:
Fiat-backed stablecoin là stablecoin được bảo chứng bằng tiền pháp định
Fiat – Backed stablecoin được chia làm 2 loại nhỏ:
Giống USDC và BUSD, đây là stablecoin được bảo chứng hoàn toàn bởi một quỹ dự trữ hoàn toàn bằng đồng Đô La của Mỹ với giá trị tương đương 1 USDC/BUSD = 1 Đô la Mỹ.
Loại stablecoin này trên thị trường có tên gọi khác là Custodial hay Centralized stablecoin, vì chúng yêu cầu người sử dụng tin tưởng vào custodian chứ không phải các smart contract trên on-chain.
Đây là loại stablecoin được bảo chứng bởi 1 quỹ dự trữ bao gồm 1 phần là đồng Đô la của Mỹ và 1 phần là các sản phẩm hoặc tài sản khác như Cổ phiểu, Trái phiếu, Bất động sản,… Đây là một phương thức có lợi và hại khi không kiểm soát được tỉ lệ tài sản khác ngoài đồng Đô la, và hậu quả là dẫn để toàn bộ giá trị của USDT mất đi giá Neo cam kết.
Mặc dù những lo ngại xung quanh vấn đề centralized, nhưng hiện tại, USDC và USDT đang là 2 loại stablecoin được sử dụng nhiều nhất trong DeFi.
Commodity-backed stablecoin là stablecoin được bảo chứng bởi giá trị của hàng hóa
Commodity-backed stablecoin có cách hoạt động tương tự như Fiat-backed stablecoin. Điểm khác biệt nằm ở giá trị peg của nó:
Crypto-backed stablecoin là stablecoin được bảo chứng bởi tiền điển tử
Crypto-backed stablecoin là loại stablecoin sử dụng trực tiếp các tài sản crypto để làm thế chấp cho giá trị của mình.
DAI là dạng stablecoin tiêu biểu nhất của loại này trên thị trường. Về cơ bản, với mỗi đồng DAI được minted ra trên thị trường thì sẽ có 1.5 – 1.6$ giá trị tài sản được thế chấp trong Maker Vault.
Nếu giá trị của tài sản thế chấp giảm xuống dưới ngưỡng tối thiểu (thường là 150%), Vault sẽ được thanh lý, làm giảm nguồn cung để đưa giá DAI trở lại mức giá peg.
Over-collateralized là cách tiếp cận khá hay trong bối cảnh Crypto là một thị trường có thanh khoản tương đối thấp, cách tiếp cận này giúp DAI luôn có thể được Backed bởi một lượng tài sản có giá trị lớn hơn tổng DAI Minted ra. Hạn chế của cách tiếp cận này là khó có thể mở rộng về quy mô.
Algorithmic stablecoin là stablecoin thuật toán
Đây là một dạng stablecoin mới nhưng có mức độ nguy hiểm cực cao khi ứng dụng của đồng stablecoin đó không có cách mở rộng hợp lý thì thị việc mất Peg 1$ là một điều hiển nhiên. Ví dụ: sự kiện UST-LUNA
Tether được biết đến là đồng tiền điện tử ổn định nổi tiếng hiện nay được hỗ trợ bằng Fiat. Đặc biệt, Tether được hỗ trợ bởi loại tiền tệ phổ biến nhất là USD theo tỷ lệ 1:1, nghĩa là giá trị của Tether tương đương với giá trị của USD.
USDC là một stablecoin được phát hành bởi Circle – Startup công nghệ thanh toán Peer-to-Peer thành lập vào năm 2013 và được bảo trợ bởi ngân hàng Goldman Sachs. Stablecoin này được công bố lần đầu tiên tại hội nghị Consensus của CoinDesk vào tháng 5/2018. Hiện tại, USDC được bảo chứng hoàn toàn bởi USD với tỷ giá 1:1.
BUSD là đồng tiền ổn định stablecoin được phát hành bởi Binance (hợp tác với Paxos), được Bộ Dịch vụ Tài chính Bang New York (NYDFS) phê duyệt và quản lý.
Cái tên tiếp theo trong top 6 stablecoin lớn nhất hiện tại là DAI. Đây là một loại tiền điện tử phi tập trung ổn định được thiết lập qua hệ thống DAI stablecoin của Makers (MKR). DAI sử dụng giao dịch ký quỹ nhằm đáp ứng với sự thay đổi bất thường của thị trường và bảo toàn giá trị của đồng tiền so với các loại tiền tệ lớn trên thế giới.
Khác với những loại stablecoin phổ biến khác được hỗ trợ giá trị trực tiếp bởi USD, DAI thì được hỗ trợ bởi các tài sản đảm bảo tiền điện tử, các tài sản này có thể được xem công khai trên Blockchain Ethereum.
Frax là hệ thống stablecoin theo thuật toán phân số đầu tiên. Frax là stablecoin mã nguồn mở, không cần cấp phép và hoàn toàn trên chuỗi – hiện được triển khai trên Ethereum (có thể triển khai chuỗi chéo trong tương lai). Mục tiêu của Frax là có thể cung cấp một loại tiền thuật toán có khả năng mở rộng cao, phi tập trung thay cho các tài sản kỹ thuật số có nguồn cung cấp cố định như BTC.
Bạn có thể đọc thêm về Frax tại đây: Frax (FXS) là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về dự án Frax và token FXS – Coincuatui
Đối với thị trường tiện điện tử thì sự quan trọng của stablecoin là không thể phủ định khi là nơi trú ẩn hợp lý cho những biến động của các Crypto Asset. Bạn cũng có thể dùng stablecoin để saving hoặc lending để tạo ra một phần lợi nhuận thụ động khi không dùng tới. Tuy nhiên đây không phải là lời khuyên đầu tư khi luôn có rủi ro như khi bạn gửi tiết kiệm UST, Coincuatui không chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với quyết định đầu tư của bạn. Hãy cẩn thận quản lý tiền của bạn trong thời kỳ đỏ rực này.
Nguồn: Coin68