JPEG'd là một giao thức cho vay được xây dựng trên nền tảng blockchain Ethereum. Điều đặc biệt ở JPEG'd là nó cho phép người dùng vay tiền bằng cách sử dụng NFT (Non-fungible token) làm tài sản thế chấp. Với sự phát triển của thị trường NFT và DeFi, dự án này đang thu hút sự chú ý của cộng đồng. Hôm nay, các bạn hãy cùng Coincuatui khám phá xem JPEG’d có gì đặc biệt nhé!
JPEG'd là gì? Tổng quan về dự án JPEG’d
JPEG'd là một giao thức cho vay cho phép người dùng nhận các khoản vay bằng cách sử dụng NFT làm tài sản thế chấp, tận dụng những yếu tố có sẵn của DeFi để tối ưu hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư. Giao thức cho phép chủ sở hữu NFT mở các vị thế nợ được thế chấp bằng cách sử dụng NFT của họ làm tài sản thế chấp.
JPEG’d cho phép người dùng vay tài sản dưới dạng Synthetic token của giao thức là pETH và PUSD với mức LTV(Loan-to-value) tối đa là 70%.
Với sứ mệnh là cầu nối giữa DeFi và NFT, JPEG'd mong muốn tạo ra một nền tảng cho vay phi tập trung, cho phép người dùng sử dụng các NFT làm tài sản thế chấp, giúp người dùng có thể tận dụng NFT của họ mà không cần phải bán chúng, giúp giữ cho các tài sản này vẫn được sử dụng và tăng giá trị theo thời gian.
Bên cạnh đó, JPEG'd còn đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường NFT và đưa nó tiếp cận với đại chúng hơn. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tăng cường tính thanh khoản và tạo ra các cơ hội đầu tư mới cho người dùng NFT. Từ đó, thị trường NFT có thể trở nên phong phú hơn và thu hút được nhiều nhà đầu tư mới.
Các bộ sưu tập được hỗ trợ thế chấp bởi JPEG’d
Hiện tại, JPEG’d hỗ trợ thế chấp 15 bộ sưu tập NFT khác nhau, trong đó có một số bộ sưu tập nổi tiếng như BAYC, CryptoPunks, CloneX,...
Việc đề xuất bộ sưu tập tiếp theo sẽ được thực hiện bởi thông qua quản trị, những chủ sở hữu token JPEG. Việc đánh giá giá trị của bộ sưu tập sẽ được dựa trên giá sàn của NFT (còn gọi là giá Floor), tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, giá trị của NFT có thể được định giá riêng bởi thông qua quản trị.
Khi một người dùng muốn vay, họ sẽ phải khóa NFT của mình vào nền tảng JPEG'd làm tài sản thế chấp. Giao thức sẽ đánh giá giá trị của NFT và dựa vào đó để quyết định khoản vay tối đa mà người dùng có thể nhận được.
Người dùng có thể nhận được khoản vay bằng dưới dạng các synthetic token ( pETH hoặc PUSd) và phải trả lãi suất. Phí lãi hàng năm cho PUSd là 2% và pETH là 5%. Khi khoản vay được trả đầy đủ, NFT sẽ được mở khóa và trả lại cho chủ sở hữu ban đầu.
Một lợi thế của JPEG'd là tính thanh khoản cao. Người dùng không cần bán NFT của mình mà có thể tận dụng giá trị của tài sản thế chấp để nhận được khoản vay. Điều này giúp người dùng tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi không cần phải bán NFT của họ trên thị trường mở.
Cơ chế thanh lý và bảo hiểm của JPEG’d
Trong trường hợp người dùng không thể trả nợ khi đến thời hạn, NFT được thế chấp sẽ bị thanh lý và đưa ra đấu giá. Quá trình đấu giá được gọi là "Open Ascending auctions" và kéo dài trong 24 giờ. Người chiến thắng cuộc đấu giá có thể nhận được NFT. Nếu có giá thầu mới được đưa ra trong vòng 5 phút cuối cùng, thời gian đấu giá sẽ được kéo dài thêm 10 phút. Việc này sẽ được lặp lại cho đến khi không có ai đặt giá nữa.
Tuy nhiên, JPEG’d cũng cung cấp gói bảo hiểm để giúp người dùng bị thanh lý có cơ hội “chuộc” lại NFT trong vòng 48 giờ. Tiền chuộc bao gồm khoản nợ chưa thanh toán và phí thanh lý. Phí thanh lý được tính bằng 25% giá trị khoản nợ chưa thanh toán tại thời điểm thanh lý, bao gồm cả gốc và lãi cộng dồn.
Sau khi DAO nhận được các khoản tiền này, NFT sẽ được trả lại cho người dùng. Nếu sau 48 giờ kể từ lúc thanh lý mà tiền không được gửi đến DAO, bảo hiểm sẽ hết hiệu lực và NFT hiện thuộc sở hữu của DAO.
Cơ chế Loan-to-Value
Để đảm bảo giao thức hoạt động chính xác và ổn định, Jpeg sẽ đặt LTV cho các khoản vay, tức là tỷ lệ giữa khoản vay và giá trị tài sản thế chấp. Hiện tại, Jpeg’d cho phép người dùng vay tối đa 32% giá trị tài sản thế chấp, vị thế cho vay sẽ được thanh lý nếu Tỷ lệ LTV vượt quá 35%.
Ngoài ra, JPEG’d có thêm các tính năng Boost để tăng tỷ lệ LTV thêm tới 35%, tức là mức LTV tối đa là 60%:
LTV Boost: Cho phép người dùng khóa JPEG trong một khoảng thời gian tùy ý (1 ngày, 1 tháng, 6 tháng, …) để tăng giới hạn LTV thêm 15%.
Traits Boost Lock: Tính năng này áp dụng cho các bộ sưu tập hiếm như CryptoPunks và BAYC, giúp tăng thêm 5% giới hạn LTV.
Cigarette Boost: Người dùng có thể khóa các NFT JPEG Cards có thuộc tính JPEG’d Cigarette, giúp tăng 10% LTV.
Tên token |
JPEG’d Token |
Ký hiệu |
JPEG |
Blockchain |
Ethereum |
Contract |
0xE80C0cd204D654CEbe8dd64A4857cAb6Be8345a3 |
Tổng cung |
69,420,000,000 JPEG |
Token JPEG được phân bổ như sau:
DAO: 35%
Donation event: 30%
Cố vấn: 5%
Đội ngũ phát triển: 30%
Phân bổ token của JPEG'd
Token của đội ngũ phát triển và cố vấn được khóa 6 tháng kể từ khi kết thúc Donation event vào 01/03/2022 và được mở khóa tuyến tính trong 2 năm.
JPEG là token quản trị của giao thức JPEG’d, người nắm giữ JPEG có những quyền sau:
Bỏ phiếu cho các đề xuất.
Truy cập các cuộc đấu giá của JPEG.
Tăng LTV cho các vị thế vay.
Tăng giới hạn tín dụng cho các bộ NFT hiếm hơn.
pETH là một tài sản phái sinh hỗ trợ bởi JPEG’d dựa trên ETH. Token này được mint khi người dùng thế chấp NFT và va. pETH được đốt khi người dùng hoàn trả khoản vay. Người dùng có thể sử dụng pETH để cung cấp thanh khoản trên Curve Finance với pool là pETH/ETH.
PUSd là stablecoin của JPEG’d và cũng được mint ra khi người dùng thế chấp NFT và vay. Khi người dùng trả lại khoản vay, PUSd cũng sẽ bị đốt (burn). Tương tự như pETH, PUSd cũng có thể được sử dụng để cung cấp thanh khoản trên Curve Finance với pool 3Crv (kết hợp giữa USDC, USDT và DAI).
Roadmap dự án được cập nhật như sau:
Liquidation free vaults.
Gia tăng các tính năng cho JPEG Token thay vì chỉ có governance.
Mở rộng số lượng bộ sưu tập trên nền tảng.
Permissioned Liquidators.
Giao thức cũng đang nỗ lực phát triển các sản phẩm phái sinh phi tập trung trên các bộ sưu tập NFT nổi bật.
JPEG’d là dự án mang sứ mệnh làm cầu nối giữa DeFi và NFT. Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án JPEG’d để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.
Lưu ý: Coincuatui không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này.
Nguồn: Coin68