Gần đây, ắt hẳn người dùng đã không quá xa lạ với cái tên Ripple. Ngoài việc là một cái tên lâu đời trong thị trường tiền mã hoá, Ripple còn được biết đến là một trong những cái tên có cơ hội thắng kiện SEC. Vậy người đã sáng lập ra Ripple là ai và người này đã mang đến điều gì cho thị trường tiền mã hoá. Hãy cùng Coincuatui tìm hiểu về người này thông qua bài viết dưới đây.
Jed McCaleb là ai? Tiểu sử về nhà sáng lập của Ripple, Mt. Gox và Stellar
Jed McCaleb sinh năm 1975 tại Mỹ, thuở thiếu thời của Jed không có gì đáng nhắc đến ngoài việc ông là một thiên tài trong lĩnh vực mật mã học. Trước khi dấn thân vào ngành blockchain, Jed McCaleb đã từng là ông chủ của nhiều công ty ăn nên làm ra tại đất Mỹ, nơi các công ty công nghệ cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt. Và với nền tảng về công nghệ và mật mã học, sẽ không khó khi Jed bắt đầu hứng thú với blockchain và những ứng dụng của nó trong ngành tài chính.
Chân dung Jed McCaleb thời trẻ
Để nói về sự nghiệp của ông, chúng ta cần phải chia nó ra thành hai giai đoạn rõ rệt đó là trước và sau khi bước chân vào lĩnh vực tỷ đô mang tên Blockchain.
Sau khi rời UC Berkeley, Jed McCaleb và đồng sự đã thành lập eDonkey vào năm 2000, chuyên cung cấp dịch vụ chia sẻ tập tin giống như Napster. Để tạo được lợi thế cho công ty của mình, Jed đã bắt tay cùng Sam Yagan để tạo ra eDonkey Network (còn được gọi là eD2K). eD2K cho phép người dùng chia sẻ tệp tin với nhau theo dạng P2P với đa dạng các loại tệp tin và kích thước. Điểm mạnh của nó đến từ việc eDonkey sẽ không phải tốn bất cứ một khoản phí nào cho việc lưu trữ. Đây được xem là một trong những ưu điểm của P2P khi khách hàng là những người trực tiếp chia sẻ dữ liệu với nhau.
Logo eDonkey 2000
Đến năm 2004, eD2K đã nắm vững thị phần và vượt qua FastTrack để trở thành một trong những mạng chia sẻ tệp tin lớn nhất với khoảng gần 3 triệu người dùng và hơn 2 tỷ tệp được chia sẻ. Tuy nhiên, mọi chuyện chỉ suôn sẻ cho đến năm 2006 khi cơ quan hành pháp của Bỉ tịch thu các máy chủ đánh dấu chấm hết cho những suy thoái đầu tiên của eDonkey.
Cụ thể, năm 2006 khi RIAA (Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ) kiện MetaMachine., công ty đứng đằng sau cung cấp và phát triển chương trình cho e2DK với cáo buộc liên quan đến bản quyền nhạc. Sau khi MetaMachine Inc. chi 30 triệu USD để dàn xếp thì mũi nhọn được chuyển hướng sang eDonkey. May mắn thay, cả hai nhà sáng lập của eDonkey đã nhanh chóng nhìn ra được việc này và thoát khỏi eDonkey trước khi RIAA kịp truy cứu.
Sau khi bị bỏ rơi bởi 2 nhà sáng lập, eDonkey đã mất dần thị phần cũng như khách hàng vào tay BitTorrent. Việc này đánh dấu sự kết thúc của eDonkey và mở ra một chương mới đấy rực rỡ cho BitTorrent.
Để nói về hành trình đầy thành công nhưng tai tiếng của Jed McCaleb trong thị trường tiền mã hoá thì chúng ta phải bắt đầu từ tận năm 2009, năm mà Satoshi Nakamoto mang Bitcoin đến với công chúng. Điều này là dễ hiểu vì với một người có nền tảng từ công nghệ và kinh nghiệm phong phú trong P2P thì Jed rất dễ dàng tiếp cận với Blockchain và Bitcoin ở thời điểm đó. Và dấu ấn đầu tiên của Jed trong thị trường tiền mã hoá không thể nào ấn tượng hơn đó chính là Mt.Gox.
Với kinh nghiệm trong mảng công nghệ của mình, hơn ai hết Jed McCaleb hiểu được thị trường đang cần một sàn giao dịch hội đủ những thành tố cần thiết để giao dịch. Nhờ đó, Mt.Gox (viết tắt của Magic: The Gathering Online Exchange) đã ra đời. Trên thực tế, tên miền Mt.Gox đã thuộc sở hữu của Jed từ lâu và chỉ đến khi nhu cầu về sàn giao dịch quá lớn, ông mới thay đổi mã nguồn gốc để trang web này có thể hoạt động như một sàn giao dịch tiền mã hoá hoàn chỉnh.
Logo Mt.Gox
Chỉ sau vài tháng, Mt.Gox đã thực sự gặt hái được những thành công rực rỡ khi gần như 80% thị phần đều thuộc về sàn giao dịch này. Tuy nhiên, Jed đã bất ngờ bán đi sàn giao dịch này trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Mark Karpelès là cái tên tiếp theo sỡ hữu Mt.Gox. Và chỉ sau đó vài năm, với sự quản lý lỏng lẻo, Mt. Gox trở thành nạn nhân của một vụ hack lớn, đây được xem là một trong những vụ hack tiền mã hóa lớn nhất từ trước đến nay. Khoảng 850.000 Bitcoin (khoảng 450 triệu USD vào thời điểm đó) đã bị đánh cắp từ Mt. Gox, khiến sàn giao dịch này rơi vào khủng hoảng và phá sản không lâu sau đó.
Sau một khoảng thời gian tham gia đầu tư cũng như quan sát cách hoạt động của Bitcoin, Jed McCaleb nhanh chóng nhận ra những hạn chế cũng như những vấn đề đã đang và sẽ xảy ra với đồng coin này. Vì thế, Jed đã nhen nhóm một ý định tạo ra một đồng tiền có thể vượt mặt BTC về tính năng cũng như hiệu suất hoạt động.
Logo Ripple
Từ đó, OpenCoin Inc. ra đời với sự hợp tác của Jed McCaleb, Jesse Powell, Arthur Britto và David Schwartz. Tuy nhiên, dù đội ngũ OpenCoin có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực công nghệ nhưng lại thiếu khả năng kinh doanh, yếu tố cốt lõi để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Lúc này, sự xuất hiện của Chris Larsen tại chiếc ghế CEO là điều vô cùng cần thiết. Dưới sự lãnh đạo của Chris Larsen, việc vận hành đã đi vào đúng quỹ đạo như mong muốn của các nhà sáng lập, sau đó không lâu, OpenCoin Inc đã chính thức đổi tên thành Ripple dưới sự bảo trợ của Ripple Labs.
Nhờ vào kết quả kinh doanh đầy ấn tượng, Ripple được đánh giá cao trong mắt các quỹ đầu tư lớn cả trong thị trường tiền mã hoá và thị trường truyền thống. Nhưng có lẽ thành công lớn nhất của Ripple đó chính là việc thiết lập được một mối quan hệ khăng khít với các ngân hàng, điều mà ít có dự án nào làm được. Tại thời điểm đó, đây được xem là một trong những nước đi thông minh nhưng sau này có lẽ chính nó đã mang đến tai hoạ không đáng có cho Ripple.
Sau 6 năm hoạt động thì vào năm 2020, dưới bài Howey Test (bài kiểm tra mà SEC dùng để định nghĩa những tài sản nào thuộc chứng khoán) Ripple đã bị SEC cáo buộc có những hoạt động chứng khoán chui mà không thông qua uỷ ban này. Cụ thể, khi XRP hoàn thiện vòng gọi vốn 1,4 tỷ USD của mình, SEC đã đâm đơn kiện Ripple vì cho rằng XRP là chứng khoán và vòng gọi vốn nêu trên đã không được thông báo với cơ quan này. Cáo buộc cũng chỉ rõ rằng một khi đã được định nghĩa là chứng khoán, tức vòng gọi vốn chưa được SEC thông qua nêu trên được định nghĩa là phát hành “chui" chứng khoán nhằm gọi vốn.
Tuy nhiên, sau hơn 3 năm theo đuổi, vụ kiện đã có diễn biến bất ngờ khi bị đơn là Ripple và XRP đã được tòa án ra phán quyết có lợi vào ngày 13/07/2023 vừa qua. Tuy nhiên, chỉ một nửa trong số 1,4 tỷ USD được xác định không phải là chứng khoán. Tức có nghĩa rằng 728 triệu USD trong số 1,4 tỷ USD vẫn bị xem là chứng khoán do số XRP trị giá nêu trên được phát hành thông qua các tổ chức đầu tư.
Một sự việc đáng chú ý vào lúc đó là Jed McCaleb, khi này đã rời bỏ dự án nhưng được cho là người hưởng lợi nhiều nhất vì bởi lẽ, Jed vẫn liên tục nhận được số tiền bồi thường từ dự án cho sự ra đi của ông. Ước tính phần lớn lợi nhuận trong số tiền 3,09 tỷ USD được cho là do Jed đã xả số XRP của mình vào thời điểm Ripple đang bị SEC dòm ngó.
Now that Jed has finally sold the last of his XRP it has been estimated that he has earned a total of $3.09 billion and 708 BTC since 2014. Most of his sales occurred after the SEC lawsuit against Ripple, $2.562 billion was cashed out after the 22nd of December 2020. ? pic.twitter.com/PvnoQJEtaz
— Leonidas (@LeoHadjiloizou) July 18, 2022
Sau một khoảng thời gian nghỉ ngơi khi rời khỏi Ripple, Jed McCaleb đã trở lại với dự án mới mang tên Stellar (XLM). Với mong muốn tạo ra một mạng mà trong đó, người dùng có thể gửi và nhận tiền xuyên biên giới hoàn toàn phi tập trung miễn là tài sản đó được mã hoá trên mạng của Stellar. Và đương nhiên, nhanh chóng, mức tin cậy cao cũng như ít chi phí là ưu tiên hàng đầu khi Stellar được phát triển.
Logo Stellar
Stellar sử dụng SCP (Stellar Consensus Protocol) để đảm bảo tính đồng bộ trên mạng, bên cạnh đó, giao thức này còn đóng vai trò lưu trữ dữ liệu người dùng và các hoạt động của họ khi người dùng tương tác với token. Ngoài ra, mỗi 5 giây, tất cả những thông tin về người dùng cũng như giao dịch trên mạng sẽ được cập nhật liên tục.
Như đã nhắc ở trên, Jed McCaleb là người đồng sáng lập ra Ripple nhưng rời bỏ dự án sau đó vì nhưng bất đồng quan điểm. Vì thế, sau khi ra đi, Jed được nhận một khoản tiền bồi thường, mệnh giá tương đương 9,5 tỷ XRP. Tính đến thời điểm tháng 07/2022, Jed McCaleb đã hoàn thành việc bán toàn bộ số XRP của mình.
The moment we have all waited for is finally upon us. @JedMcCaleb has finally emptied his taco stand. His dumping of $XRP is now over after many years. Party time!!! ??? https://t.co/lS9kfCf98A
— Rob XRP ☀️ (@robxrp1) July 18, 2022
BREAKING: Recently Jed McCaleb has sold off his remaining 5M $XRP. You now own more XRP then him?#XRP ??
— XRP whale (@realXRPwhale) July 17, 2022
Đây được xem là tin vui của thị trường vì trong quá khứ, chúng ta đã không ít lần chứng kiến Jed xả số XRP của mình thông qua dữ liệu on-chain cũng như những lần sụt giá của đồng Coin này. Cụ thể, tính từ năm 2016, Jed đã kiếm được 175 triệu USD từ việc bán 819 triệu XRP, quý 4 năm 2018 và quý 1 năm 2020, Jed đã thu về lần lượt 36 triệu USD và 26 triệu USD từ việc bán XRP. Đáng chú ý hơn, trong những khoản thời gian đó, doanh thu của Ripple khá thấp so với giá trị những lệnh "xả" của Jed.
Với những thông tin trên, hy vọng Coincuatui đã mang đến cho người đọc những thông tin thú vị và bổ ích về Jed McCaleb cũng những dự án mà ông đã tạo nên. Tuy những thông tin đầy tai tiếng về Jed vẫn đang hiện hữu ngoài kia nhưng chúng ta không thể phủ nhận những cống hiến của ông trong thị trường tiền mã hoá tư từ thuở sơ khai của thị trường.
Lưu ý: Bài viết không mang yếu tố cấu thành lời khuyên đầu tư, Coincuatui không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này.
Nguồn: Coin68