Chris Larsen, đồng sáng lập của Ripple, là một trong những cái tên không thể nào không nhắc đến trong thị trường tiền mã hoá. Nhờ bộ óc thiên tài của mình, Chris Larsen đã gầy dựng nên khối tài sản hàng tỷ USD đáng ngưỡng mộ. Vậy Chris Larsen là ai? Hãy cùng Coincuatui tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Chris Larsen là ai? Tiểu sử về nhà đồng sáng lập của Ripple
Chris Larsen là tỷ phú, nhà đồng sáng lập và hiện đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty Ripple. Cùng với Jed McCaleb, Chris Larsen đã biến Ripple trở thành một cái tên vô cùng sáng giá trong những giai đoạn đầu của thị trường tiền mã hoá. Mới đây, ông đã trở thành tâm điểm trên thị trường vì là nạn nhân của một vụ hack ví, dẫn đến thất thoát hơn 112 triệu USD token XRP.
Chân dung Chris Larsen
Chris Larsen sinh năm 1960 tại thành phố San Francisco, Hoa Kỳ, trong một gia đình có mẹ là người hoạt động nghệ thuật và cha là một kỹ sư hàng không. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1984, ông bắt đầu sự nghiệp bằng công việc kiểm toán tại Chevron, một ông lớn ngành dầu mỏ ở thời điểm ấy. Nhiệm vụ chính của Chris Larsen là kiểm toán toàn bộ những hoạt động của công ty này tại khu vực Châu Á và Nam Mỹ. Sau đó, ông tiếp tục theo đuổi bằng MBA tại Đại học Stanford và hoàn thành nó năm 1991.
Trước khi thật sự bước chân vào thị trường tiền mã hoá, Chris Larsen đã sớm ghi danh vào danh sách những tỷ phú với dự án eloan, một trong những thành tựu không chỉ riêng với ông mà còn là ngành tài chính thế giới.
Logo eloan
Năm 1996, nhận thấy xu thế tiếp theo của thời đại sẽ là Internet, Chris Larsen đã quyết định đi vào một trong những ngành ngách nhất của tài chính đó chính là cho vay trực tuyến. Thời bấy giờ, để vay được một số tiền cụ thể, khách hàng bắt buộc phải qua một bên trung gian và chịu một khoản phí cho đơn vị này.
Khi eloan được ra mắt, nó đã nhanh chóng nhận được sự tiếp nhận nồng nhiệt từ khách hàng. Lý do một phần vì nó giúp khách hàng không phải làm nhiều thủ tục giấy tờ. Phần khác vì mức phí của nó rẻ hơn nhiều bên trung gian. Tính đến năm 2000, dưới sự dẫn dắt và điều hành của ông, công ty đã được định giá lên đến 1 tỷ USD, để rồi được mua lại vào năm 2005.
Sau khi bán lại eloan, Chris Larsen tiếp tục hành trình của mình trong lĩnh vực cho vay trực tuyến bằng dự án Prosper Marketplace. Cũng giống như eloan, Prosper Marketplace được tạo nên nhờ vào ý tưởng cho vay ngang hàng. Người vay và người cho vay có thể gặp được nhau mà không phải mất phí cho bất kỳ bên trung gian nào. Chỉ 3 năm sau khi thành lập, Prosper Marketplace lọt vào top top 50 công ty có ý tưởng sáng tạo nhất của năm 2008 với giá trị giao dịch ước tính đạt 100 triệu đô la cho vay. Đến năm 2012, Chris Larsen quyết định dừng lại và từ chức giám đốc điều hành tại đây để bước sang một lĩnh vực hoàn toàn mới đó chính là blockchain.
Prosper Marketplace
Sau khi trải qua hai dự án là eloan và Prosper Marketplace, Chris Larsen tiếp tục hành trình mới với dịch vụ thanh toán. Vào thời điểm đó, mặc dù các mảng này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các ngành trọng yếu của kinh tế và thương mại nhưng chúng lại vô cùng khó để điều hướng về chung một mối. Vì thế, đến tháng 9/2012, Chris Larsen cùng với Jed McCaleb thành lập OpenCoin. Mục đích của dự án này là mang đến cho khách hàng một giao thức thanh toán toàn diện, trong đó bao gồm mạng thanh toán RippleNet và token XRP.
Với tâm thế ấy, Ripple đã từng bước chinh phục thị trường mã hoá lẫn thị trường truyền thống. Đã từng có lúc, trong số 100 khách hàng của Ripple đã có đến 3 cái tên vô cùng nổi tiếng trong thị trường tài chính truyền thống lần lượt là: Mitsubishi Financial, Bank of America và Santander. Ở thời điểm đỉnh cao, mạng thanh toán RippleNet có thể xử lý giao dịch trong 4 giây, trong khi đó, Ethereum cần 4 phút và Bitcoin cần đến 1 giờ để thực hiện tác vụ tương tự. Đối với XRP, token này từng hiện diện trong số 10 đồng tiền mã hoá có giá trị vốn hoá cao nhất thị trường.
Dù đạt được những thành công ngoài mong đợi trong quá khứ nhưng chúng lại chính là tiền đề để Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) khởi kiện CEO của Ripple và đồng sáng lập Chris Larsen vào năm 2020.
Cụ thể, Chủ tịch tiền nhiệm của SEC là Jay Clayton trước khi kết thúc nhiệm kỳ đã ra quyết định khởi kiện CEO của Ripple là Brad Garlinghouse và đồng sáng lập Chris Larsen. Theo Wall Street Journal: “Lý do khởi kiện của SEC xoay quanh việc liệu token XRP, token được công ty phát hành năm 2012, có thật sự là chứng khoán hay không và có cần phải đăng ký quản lý lên SEC.”
Và như chúng ta đều biết người kế nhiệm của Jay Clayton, Gary Gensler đã tiếp nhận vụ kiện này “rất tốt". Tuy nhiên dù được cho là nắm trong tay nhiều bằng chứng, thế nhưng vào tháng 07/2023, một tòa án ở Mỹ đã ra phán quyết cho rằng token XRP của Ripple không thể bị xem là chứng khoán trong tất cả các trường hợp. Cụ thể, thẩm phán cho rằng hoạt động bán XRP cho các tổ chức bên thứ ba thông qua thỏa thuận trực tiếp hay OTC vẫn bị xem là chứng khoán, nhưng hoạt động bán qua sổ lệnh các sàn giao dịch trung gian thì không.
Phán quyết trên đã đảo chiều vụ kiện, làm lợi thế pháp lý giờ đây nghiêng về phía Ripple. SEC sau đó còn bị tòa bác bỏ cả đơn kháng cáo. Phiên tòa tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 04/2024 để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng.
Ở vị trí của Ripple, công ty này sẽ muốn gia hạn việc tái xét xử càng nhiều càng tốt vì khả năng cao Quốc hội Mỹ sẽ ban hành luật có lợi cho crypto hoặc cho đến khi Hoa Kỳ có tổng thống mới.
Bên trên là những thông tin thú vị về Chris Larsen và những điểm đáng chú ý trong vụ kiện giữa Ripple và SEC. Thông qua bài viết, hy vọng Coincuatui đã mang đến cho người đọc những cái nhìn tổng quan nhất về. Chris Larsen cũng như vụ thắng kiện lịch sử của Ripple trước SEC. Đây cũng được xem là một trong những bước ngoặt rất lớn cho Ripple nói riêng và crypto nói chung.
Lưu ý: Coincuatui không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!
Nguồn: Coin68