CEO FTX Sam Bankman-Fried và nhóm chính sách pháp lý của mình đã gặp cố vấn chính sách Nhà Trắng Charlotte Butash vào tháng 05/2022, hé lộ nhiều ẩn số trong tham vọng to lớn đằng sau từ phía sàn giao dịch.
CEO FTX Sam Bankman-Fried và nhóm pháp lý của ông đã dừng chân tại Nhà Trắng vào tháng 05/2022 khi các nhà lập pháp ở Hoa Kỳ tranh luận về việc nên có Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) hay Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đóng vai trò là cơ quan quản lý thị trường liên bang chính của ngành tiền mã hóa hay không.
Thông tin này được tiết lộ trong thống kê số lượng khách đến thăm Nhà Trắng trong tháng 05/2022. Dữ liệu cho thấy ông Sam Bankman-Fried cho thấy CEO FTX cùng Giám đốc chính sách và quan hệ chính phủ FTX là ông Eloria Katz và Mark Wetjen – Cựu ủy viên CFTC hiện là người đứng đầu nhóm chính sách của FTX, đã đến thăm gặp cố vấn chính sách Charlotte Butash và Steve Ricchetti. Tài liệu không trình bày chi tiết nội dung của các cuộc họp.
Có thể thấy rằng đây là được xem là động thái “làm thân” với giới chính quyền Mỹ nhằm củng cố thêm sức mạnh cho hành lang pháp lý của FTX. Chỉ khoảng hai tháng trước, CEO FTX còn dự định sẽ “quyên góp 100 triệu USD” cho ứng viên Tổng thống Mỹ tiếp theo. Đã có nhiều thông tin cho rằng vị tỷ phú giàu bậc nhất ngành crypto sẽ thành lập “siêu tổ chức” vận động chính trị tại Mỹ, tuy nhiên tin đồn này đã bị ông Bankman-Fried bác bỏ ngay sau đó.
Mặt khác, chuyến thăm Nhà Trắng của ông Bankman-Fried diễn ra trong bối cảnh FTX hiện có một đề xuất trước CFTC để cho phép sàn cung cấp các giao dịch phái sinh tiền mã hóa trực tiếp đến người dùng mà không cần phải thông qua bất kỳ nhà môi giới trung gian thứ ba, lần đầu tiên được thông báo vào tháng 03/2022 bởi Chủ tịch FTX. US Brett Harrison.
2/ FTX US Derivatives’s current DCO license designation requires full collateralization of derivative positions. Our application to the CFTC is to amend this designation to allow for direct-to-customer (both retail and institution) margin.
— Brett Harrison (@Brett_FTX) March 10, 2022
Để làm rõ đề xuất của FTX, đầu tiên chúng ta cần phải hiểu rằng giao dịch tương lai được thực hiện bằng cách sử dụng đòn bẩy, tức là, các nhà giao dịch không đặt 100% giá trị của hợp đồng khi tham gia giao dịch, nhưng thay vào đó, chỉ đặt một phần nhỏ là ký quỹ ban đầu. Sử dụng đòn bẩy làm tăng rủi ro, vì các nhà giao dịch có thể bị lỗ gấp nhiều lần khoản đầu tư ban đầu của họ.
Các tổ chức thanh toán bù trừ phái sinh do CFTC quản lý (DCO) sẽ giúp quản lý rủi ro này bằng các hợp đồng “thanh toán bù trừ”, tức là đứng với tư cách là đối tác của mọi hợp đồng. Các thành viên của DCO là những người trung gian do CFTC quản lý, được gọi là người bán hoa hồng tương lai (FCM). FCM chấp nhận các giao dịch tương lai thay mặt cho khách hàng của họ, thu tiền ký quỹ và đăng ký quỹ đó tại một DCO. Do đó, một DCO phải chịu rủi ro tín dụng trực tiếp của các thành viên FCM của mình và các FCM phải chịu rủi ro tín dụng từ khách hàng của họ.
Tiếp đến đề xuất phía FTX đang yêu cầu thay đổi đăng ký của mình để cho phép sàn cung cấp quyền truy cập trực tiếp vào việc thanh toán bù trừ cho các hợp đồng tương lai Bitcoin. Nếu được chấp thuận, điều đó có nghĩa là các nhà giao dịch sẽ không cần phải thông qua FCM để giao dịch phái sinh BTC trên FTX nữa mà có thể thực hiện trực tiếp trên nền tảng của FTX.
FTX, với tư cách là một DCO, sau đó sẽ phải chịu rủi ro tín dụng trực tiếp của các nhà giao dịch trong hợp đồng tương lai Bitcoin. Để quản lý rủi ro này, FTX đề xuất một mô hình trong đó sẽ tự động tính toán yêu cầu ký quỹ trên cơ sở từng giây, 24/7 và xuyên suốt 365 ngày, tự động thanh lý danh mục thành viên không đủ ký quỹ 10% tại một thời điểm nhất định cho đến khi tài khoản tuân thủ các yêu cầu về ký quỹ duy trì hoặc toàn bộ danh mục đầu tư được thanh lý.
Về lý thuyết, việc ký quỹ theo thời gian thực này ngăn cản các nhà đầu tư tích lũy các khoản lỗ ngày càng lớn. Trong phạm vi sổ lệnh của FTX không thể xử lý các khoản thanh lý do yêu cầu ký quỹ thanh lý tự động, FTX đề xuất yêu cầu các nhà cung cấp thanh khoản dự phòng chấp nhận các lệnh đó. Cuối cùng, FTX sẽ thành lập một quỹ bảo lãnh sẽ bù đắp bất kỳ tổn thất nào không được các thành viên hoặc các nhà cung cấp thanh khoản hỗ trợ.
Bằng cách loại bỏ FCM như các nhà môi giới hoặc trung gian trên thị trường tương lai Bitcoin, FTX sẽ loại bỏ một lớp bảo vệ nhà đầu tư quan trọng. Không rõ liệu FTX có đảm bảo cho nhà đầu tư được thông báo đầy đủ về những rủi ro liên quan đến giao dịch hợp đồng tương lai hay không và hiệu quả như thế nào, đặc biệt là đối với một tài sản cơ bản dễ biến động như vậy, cũng như làm rõ mọi hoài nghi về khả năng thao túng của sàn giao dịch.
Và cho đến tháng 05/2022, CEO FTX đã phải ngồi vào cuộc thảo luận do đích thân CFTC tổ chức tại Washington với sự tham gia của nhiều tổ chức “chuyên nghiệp” trong mảng phái sinh, chẳng hạn như CME Group để bàn về đề xuất trên trên cũng như đàm phán về sự phát triển của ngành.
NEWS: CFTC Announces Staff Roundtable Discussion on Non-intermediation. Get the details: https://t.co/UYxUBfu4q1
— CFTC (@CFTC) April 27, 2022
Theo đó phần lớn những tổ chức tham gia cuộc họp này đều có ý kiến phản đối FTX. Giám đốc điều hành của CME Group là ông Terry Duffy tuyên bố nếu CFTC đưa ra giải pháp đồng ý cho yêu cầu của FTX sẽ gây ra sự nguy hiểm cho thị trường.
Một số đại diện khác cũng nêu rõ những lo lắng của họ về việc FTX sử dụng thanh khoản tự động để ứng phó với những căng thẳng của thị trường theo thời gian thực. Thậm chí, ông Gerry Corcoran, CEO của R.J. O’Brien & Associates, đã gọi việc quá trình áp dụng những thứ thanh lý như vậy là “vũ khí hủy diệt hàng loạt” “sẽ tạo ra một chu kỳ chớp nhoáng ảnh hưởng mạnh đến nhà đầu tư.
Song, hiện vẫn chưa biết khi nào sẽ có quyết định CFTC về đề xuất của FTX. Tuy nhiên, chuyến thăm Nhà Trắng của ông Sam Bankman-Fried chắc chắn sẽ là động cơ “gây sức ép” rất lớn đến sự phê duyệt của cơ quan quản lý.
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68