Gần một nửa số người tiêu dùng đã báo cáo các vụ lừa đảo liên quan đến tiền mã hóa vào năm 2021 đều có khởi nguồn từ một bài đăng quảng cáo hoặc tin nhắn trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) đã dán nhãn phương tiện truyền thông xã hội và tiền mã hóa là hai chất xúc tác cho một “phương trình hóa học tuyệt vời”, bởi lẽ vì có gần một nửa số vụ lừa đảo liên quan đến tiền mã hóa đều phát xuất từ các nền tảng truyền thông xã hội trong năm 2021.
Được công bố vào thứ Sáu, báo cáo cho thấy có tới 1 tỷ USD tiền mã hóa đã bốc hơi về túi của những kẻ lừa đảo, tăng gấp 5 lần so với 2020 và gần 60 lần so với năm 2018.
New analysis finds consumers reported losing more than $1 billion in #cryptocurrency to scams since 2021. Most of the losses consumers reported were to bogus cryptocurrency investment scams: https://t.co/MYGTcaw1aS #DataSpotlight /1
— FTC (@FTC) June 3, 2022
Chỉ tính đến ngày 31/03, lượng tiền mã hóa bị đánh cắp đã đạt gần một nửa con số của năm 2021, cho thấy đà tăng dường như không hề có dấu hiệu chững lại. Trong số đó, FTC đã rút ra kết luận rằng Instagram (32%), Facebook (26%), WhatsApp (9%) và Telegram (7%) là những nền tảng quen mặt mà kẻ gian thường lui đến. Thật ngạc nhiên khi Twitter, một trong những nền tảng truyền thông xã hội được cộng đồng crypto chấp nhận rộng rãi nhất, lại không có tên trong danh sách “đau thương” này.
Dựa trên báo cáo của FTC, loại lừa đảo tiền mã hóa phổ biến nhất thường liên quan đến đầu tư, chiếm 575 triệu USD trong tổng số 1 tỷ USD.
“Những trò gian lận này thường đánh vào điểm yếu là lòng tham của người dùng, với những hứa hẹn lợi nhuận khổng lồ. Người dùng chỉ cần đầu tư vào dự án của họ thì chẳng mấy chốc trở thành triệu tỷ phú. Và thể là người dùng lại sập bẫy, tiền mất tật mang.”
Kể từ khi làn sóng DeFi bùng nổ vào mùa hè năm 2020, những hoạt động bất hợp pháp cũng đã gia tăng rất đều đặn. Rửa tiền dựa trên DeFi là một lĩnh vực khác mà các tin tặc Triều Tiên đang dẫn đầu. Chúng ta đã thấy một ví dụ về điều này vào năm 2021, khi nhóm hacker Lazarus Group Triều Tiên (kẻ chủ mưu đứng sau vụ hack nghiêm trọng nhất ngành mã hóa của Ronin), đã sử dụng một số giao thức DeFi để rửa tiền sau khi đánh cắp tiền mã hóa trị giá hơn 91 triệu USD từ một sàn giao dịch tập trung.
Sau vụ hack Ronin nổi tiếng, Axie Infinity tiếp tục bị hacker “ghé thăm” qua Discord. Theo điều tra, tin tặc đã sử dụng MEE6 (bot được sử dụng để tự động hóa vai trò và thông điệp đến người dùng) và thêm quyền mạo danh tài khoản quản trị, sau đó đưa ra thông báo lừa đảo về việc mint NFT.
Trên thực tế, Discord đang trở thành nền tảng phổ biến bị các hacker nhắm đến kể từ đầu năm 2022, đặc biệt đối với những dự án NFT thuộc hàng top hiện nay.
Trong quý 2/2021, Bored Ape Yacht Club (BAYC) đã liên tục hứng chịu nhiều đợt tấn công. Từ Instagram bị hack, hàng loạt NFT giá trị không cánh mà bay đến vụ việc Discord bị tấn công vào tối hôm kia, 200 ETH tương đương với 357.000 USD đã bị đánh cắp.
Song đây cũng không phải lần đầu tiên Discord của BAYC bị hacker ghé thăm. Trong quý 2/2021,BAYC đã từng phạm một lỗi tương tự và hậu quả để lại là NFT trị giá 69.000 USD đã một đi không trở lại. Kênh Discord của các dự án NFT trên Solana và Animoca Brands (đơn vị phát triển The Sandbox) cũng không ngoại lệ.
Ngoài ra, ít phổ biến hơn là lợi dụng danh tiếng của những người nổi tiếng, mạo danh họ, đứng ra kêu gọi đầu tư và cũng để lại một lời hứa hẹn tương tự. Lừa đảo mạo danh công ty và chính phủ với tổng số tiền 133 triệu USD, trong đó những kẻ lừa đảo nhắm mục tiêu vào người tiêu dùng, đe dọa người dùng rằng tiền của họ đang có nguy cơ bị chính phủ điều tra.
Hình thức lừa đảo giả mạo công ty không phải là điều quá mới mẻ trên thị trường, đặc biệt là đối với các công ty đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Mới đây, ví cứng Trezor đã không may trở thành nạn nhân của cuộc tấn công lừa đảo mạo danh công ty. Trở lại vào năm 2020, một đối trọng khác của Trezor là ví cứng Ledger cũng phải đứng trước nguy cơ tổn thất nặng nếu không kịp thời đưa ra cảnh báo về cuộc tấn công giả mạo trên Youtube đến người dùng.
Báo cáo còn cho thấy những người trong độ tuổi 20-49 có nhiều khả năng bị lừa hơn, đặc biệt là những người tầm 30 tuổi thường bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm 35% tổng thiệt hại gian lận được báo cáo.
Xem thêm: Những hình thức lừa đảo trong Crypto và cách để nhận biết
Số lượng tiền mã hóa bị mất cũng dần tăng lên theo nhóm tuổi, với mức tổn thất trung bình được báo cáo cho những người ở độ tuổi 70 lên tới 11.708 USD, so với chỉ 1.000 USD cho những người 18 và 19 tuổi.
FTC cũng khuyến cáo một số trường hợp “đội lốt” lừa đảo mà người dùng nên tránh ngay lập tức:
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68