Bullish và Bearish là hai khái niệm quan trọng trên các thị trường tài chính như chứng khoán, ngoại hối và crypto. Cả 2 thuật ngữ này đều liên quan đến xu hướng của thị trường. Ở bài viết trước, Coincuatui đã cung cấp thông tin về Bullish - một trạng thái thị trường đang trong xu hướng tăng giá. Tiếp tục trong bài viết này, hãy cùng Coincuatui tìm hiểu về khái niệm Bearish và cách giao dịch hiệu quả trong thị trường Bearish nhé!
Bearish là gì? Hướng dẫn giao dịch hiệu quả khi thị trường Bearish
Thị trường Bearish là một trạng thái trong thị trường tài chính khi giá cả của phần lớn tài sản giảm đều. Thuật ngữ "Bearish Market" thường được sử dụng trong thị trường chứng khoán, crypto và áp dụng cho tất cả các tài sản có thể giao dịch.
Khi giá cả trên thị trường giảm hơn 20% so với mức giá cao nhất, gần nhất trước đó và tiếp diễn trong một khoảng thời gian dài thì trạng thái thị trường này có thể được xem là đang trong giai đoạn Bearish, tức là giai đoạn giảm giá. Trong thời kỳ này, nhà đầu tư trở nên bi quan về thị trường, thường bán ra để chốt lời hoặc giảm thiểu rủi ro và điều này đẩy giá tài sản càng giảm xuống.
Lý do hình ảnh con gấu (Bear) được sử dụng để ám chỉ thị trường giảm giá là vì cách nó tấn công tương đồng với biến động của thị trường khi giảm giá. Khi tấn công, con gấu thường tung ra những đòn mạnh mẽ từ trên xuống.
Thuật ngữ Bearish không chỉ ám chỉ xu hướng giảm giá của một loại tài sản cụ thể mà còn được sử dụng để miêu tả sự giảm xuống về giá trị, phát triển của một ngành, lĩnh vực hoặc tổng thể của một thị trường tài chính hoặc nền kinh tế.
Ví dụ: Thị trường Crypto Bearish từ 08/11/2021 đến 07/11/2022
Qua ví dụ trên, ta có thể thấy rõ xu hướng giảm đều của thị trường Crypto đã có một đợt Bearish trong khoảng thời gian 08/11/2021 đến 07/11/2022. Tại thời điểm này, hầu hết giá của tất cả token trong thị trường tiền mã hóa đều giảm đáng kể so với trước đó.
Điều kiện để tạo nên thị trường Bearish thường được xác nhận bởi những yếu tố khác nhau như:
Khủng hoảng kinh tế: Khủng hoảng kinh tế là một giai đoạn suy thoái kinh tế, được đặc trưng bởi sự suy giảm GDP, tỷ lệ thất nghiệp tăng và sự suy giảm lòng tin của người tiêu dùng. Khi kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng, doanh nghiệp thường hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến sự giảm giá của hầu hết toàn bộ thị trường giảm mạnh, trong đó có thị trường Crypto.
Bong bóng thị trường: Bong bóng thị trường là một giai đoạn tăng giá nhanh chóng của một tài sản, do sự đầu cơ và sự hào hứng của nhà đầu tư. Khi bong bóng thị trường vỡ, nó có thể gây ra sự suy giảm đột ngột giá cả, ảnh hưởng tới toàn bộ thị trường và lĩnh vực liên quan. Trong thị trường Crypto, sự sụp đổ của LUNA cũng được xem như một hiện tượng vỡ bong bóng thị trường.
Sự kiện địa chính trị: Các sự kiện địa chính trị như chiến tranh, khủng bố và thảm họa tự nhiên cũng có thể dẫn đến thị trường giảm giá. Những sự kiện này có thể gây ra sự không chắc chắn và nỗi sợ hãi trong giới đầu tư, dẫn đến việc bán ra tài sản để tìm nơi trú ẩn an toàn cho tài sản của họ.
Thay đổi chính sách tiền tệ: Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) và có ảnh hưởng đáng kể đến thị trường tài chính. Khi FED tăng lãi suất, nó có thể làm cho việc vay tiền của doanh nghiệp trở nên đắt đỏ hơn, gây ra sự giảm giá của cổ phiếu. Ngoài ra, hiện tại FED đang dành một sự quan tâm đặc biệt của mình đối với ngành Crypto.
Thay đổi tâm lý nhà đầu tư: Tâm lý nhà đầu tư là một đo lường về sự tự tin của nhà đầu tư đối với tương lai của nền kinh tế và thị trường Crypto. Khi tâm lý nhà đầu tư tiêu cực, nó có thể dẫn đến việc bán ra token, gây ra thị trường giảm giá.
Mỗi yếu tố trên có thể đóng vai trò trong gây ra thị trường giảm giá, và thường xuyên có sự kết hợp của nhiều yếu tố này cùng tồn tại.
Ngoài việc xem xét các điều kiện vĩ mô thì yếu tố phân tích kỹ thuật cũng góp phần quan trọng trong việc xác định thị trường Bearish. Coincuatui sẽ đưa ra một số góc nhìn kỹ thuật trong giao dịch để bạn có cái nhìn tổng quan về thị trường Bearish như:
Xác định xu hướng: Trong thị trường Bearish, xu hướng chủ đạo thường là giảm giá. Điều quan trọng là xác định xu hướng này để không vào lệnh ngược chiều với xu hướng chính. Các công cụ phân tích kỹ thuật như các đường trung bình động (MA), đường xu hướng (Trendline) và chỉ số ADX (Average Directional Index) có thể giúp xác định xu hướng.
Sử dụng đường trung bình động: Đường trung bình động (Moving Average) là một công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến để xác định xu hướng và điểm vào/ra khỏi thị trường. Trong thị trường Bearish, sử dụng đường trung bình di động dài hơn (ví dụ: 50 ngày hoặc 200 ngày) có thể giúp nhận diện các điểm vào lệnh bán.
Sử dụng đường MA để xác định xu hướng trên chart BTC khung D1 ngày 12/07/2023
Ví dụ: Biểu đồ BTC khung D1 ngày 12/07/2023, chúng ta có thể thấy MA50 là đường màu cam còn MA200 là đường màu xanh, khi MA50 cắt xuống MA200 thể hiện xu hướng giảm rõ rệt.
Đồ thị giá: Xem xét các mô hình biểu đồ giá như mô hình đảo chiều (reversal patterns) hoặc mô hình tiếp tục xu hướng giảm (continuation patterns) để tìm điểm vào lệnh bán. Các mô hình như hình đầu vai-đầu vai (head and shoulders), tam giác giảm (descending triangle) hoặc cờ giảm (Bearish flag) có thể cung cấp tín hiệu bán.
Mô hình vai đầu vai trong chart LINK khung D1 ngày 12/07/2023
Qua mô hình vai đầu vai trong chart LINK khung D1 ngày 12/07/2023, ta có thể thấy sau đó là một khoảng thời gian giảm mạn của token LINK.
Chỉ báo kỹ thuật: Sử dụng các chỉ báo kỹ thuật như RSI (Relative Strength Index), MACD (Moving Average Convergence Divergence) hoặc Stochastic Oscillator để xác định các điểm mua hoặc bán. Trong thị trường Bearish, các chỉ báo này thường sẽ cho tín hiệu bán khi vượt qua các ngưỡng quan trọng hoặc khi đảo chiều từ vùng quá mua (overbought).
Quản lý rủi ro: Trong thị trường Bearish, việc quản lý rủi ro là rất quan trọng. Đặt stop-loss (dừng lỗ) để giới hạn lỗ khi thị trường di chuyển ngược lại dự đoán và xác định mức tiềm năng lợi nhuận so với rủi ro để quyết định vị trí kích thước giao dịch.
Lưu ý: Phân tích kỹ thuật không thể đảm bảo thành công tuyệt đối và cần được sử dụng kết hợp với các yếu tố khác như phân tích cơ bản và tin tức thị trường để đưa ra quyết định giao dịch chính xác.
Trong thị trường Crypto, có rất nhiều chiến lược giao dịch trong thị trường Bearish, trong bài viết hôm nay Coincuatui chia ra làm 3 chiến lược đầu tư theo thứ tự là: thoát lui an toàn, hedging tăng lợi nhuận và chủ động giao dịch rủi ro cao.
Chiến lược thoái lui an toàn là chiến lược phù hợp với những người đã có lợi nhuận trong thị trường Bullish. Đây là giai đoạn chốt lời và quản lý vốn, tái cấu trúc lại danh mục đầu tư và chờ cơ hội mới để tham gia lại vào thị trường.
Thoái lui vốn không nhất thiết phải là hành động đột ngột như thực hiện lệnh Market Sell. Bạn có thể thoái lui từ từ bằng cách bán một phần vị thế giao dịch hoặc thu lời một phần vốn đầu tư. Điều này giúp giảm tác động lớn lên thị trường và tạo ra một quá trình thoái lui trôi chảy hơn. Nhớ rằng thoái lui vốn an toàn là một quyết định cá nhân và nên dựa trên tình hình cá nhân của bạn, mục tiêu đầu tư và khẩu vị rủi ro.
Lưu ý: Phương pháp này được áp dụng với những nhà đầu tư có vốn lớn hay còn gọi là cá mập hoặc được áp dụng trong những cặp giao dịch có khối lượng và nguồn thanh khoản thấp.
Chiến lược Hedging tăng lợi nhuận là một cách để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư bằng cách mở các vị thế tương phản nhằm bảo vệ mức lợi nhuận hoặc giảm tổn thất trong trường hợp thị trường di chuyển không theo dự đoán. Dưới đây là một số phương pháp Hedging phổ biến mà bạn có thể áp dụng trong đầu tư:
Sử dụng các sản phẩm tài chính tương phản: Mở các vị thế đối nghịch các vị thế đang nắm giữ.
Ví dụ: Bạn đang nắm giữ $10000 BTC, khi thị trường giảm nhưng bạn lại mở một vị thế bán khống Bitcoin cùng khối lượng. Kết quả là tổng danh mục đầu tư của bạn không bị tác động tiêu cực. Sau đó, bạn lấy phần lợi nhuận khi bán khống để gia tăng khối lượng Bitcoin đang sở hữu.
Đa dạng hóa: Đầu tư vào nhiều lớp tài sản và thị trường khác nhau để giảm thiểu rủi ro tập trung. Việc phân bổ vốn vào các cổ phiếu, Crypto, tiền tệ, vàng, bất động sản và các lĩnh vực khác có thể giúp giảm tác động của biến động giá trị của một tài sản duy nhất.
Có thể thấy với phương pháp đầu tư như vậy, bạn sẽ hạn chế sự biến động thấp nhất của tổng giá trị tài sản của bạn và đồng thời gian tăng được khối lượng. Điều này góp phần làm tăng khối lượng tài sản bạn đang nắm giữ, tạo điều kiện thuận lợi, chủ động trong nguồn vốn và phòng tránh rủi ro không cần thiết trong quá trình đầu tư.
Lưu ý: Phương pháp Hedging vẫn tốn chi phí và tác động đến tổng lợi nhuận. Do đó, nên tìm hiểu và tư vấn với chuyên gia tài chính hoặc người có kinh nghiệm trước khi áp dụng chiến lược Hedging.
Tìm hiểu kỹ hơn về Hedging qua bài viết sau: Delta Hedging – Chiến lược quản lý vốn cực bá đạo trong thị trường Crypto
Giao dịch trong giai đoạn thị trường Bearish có thể đem lại lợi nhuận cao như thời điểm Bullish nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao. Đây là một số chiến lược giao dịch rủi ro cao mà bạn có thể áp dụng trong thị trường crypto:
Xác định mức rủi ro: Xác định một mức rủi ro mà bạn có thể chấp nhận và đặt một giới hạn tối đa cho mỗi giao dịch. Điều này giúp bạn hạn chế tổn thất và tránh mất quá nhiều vốn trong một giao dịch không thành công.
Sử dụng stop-loss orders: Đặt lệnh dừng lỗ (stop-loss orders) để tự động thoái lui khỏi vị thế giao dịch nếu giá đi ngược lại dự đoán.
Giao dịch ngắn hạn (scalping): Chiến lược này liên quan đến việc mở và đóng các vị trí giao dịch trong thời gian ngắn để tận dụng những biến động ngắn hạn trên biểu đồ giá. Điều quan trọng là có kế hoạch rõ ràng, sử dụng các chỉ báo kỹ thuật và quản lý rủi ro cẩn thận để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch ngắn hạn.
Giao dịch ngược với xu hướng (bet against consensus): Giao dịch ngược lại xu hướng chính để tận dụng những biến động ngắn hạn. Điều này yêu cầu khả năng phân tích kỹ thuật và đánh giá chính xác xu hướng ngắn hạn. Tuy nhiên, cần cẩn thận vì giao dịch đảo chiều có thể gặp phải nhiều rủi ro.
Giao dịch đòn bẩy (margin - futures trading): Sử dụng đòn bẩy để mở các vị trí giao dịch với số vốn vượt quá số tiền thực tế bạn có. Điều này có thể tăng lợi nhuận tiềm năng, nhưng cũng tăng rủi ro. Khi giao dịch đòn bẩy, quản lý rủi ro và lưu ý tới quy tắc quản lý vốn rất quan trọng.
Khác với thị trường Bullish, thị trường Bearish ảnh hưởng tiêu cực tới phần lớn tâm lý của các nhà đầu tư khi lợi nhuận dần mất đi và các khoản đầu tư lỗ dần nhiều hơn dẫn đến các nhà đầu tư có thể rời bỏ thị trường. Vậy nên, Coincuatui có một số lời khuyên cho bạn để tồn tại trong thị trường Bearish như:
Không hoảng loạn: Đây là điều quan trọng nhất khi tham gia vào thị trường Bearish. Bạn sẽ rất hoảng sợ nếu một ngày thức dậy thấy mất đi 1 số 0 ở cuối, tuy nhiên vào thời điểm này bạn không nên bán tháo tất cả tài sản của mình, hãy bình tĩnh và cơ cấu lại danh mục và tìm lấy phương pháp giải quyết.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Đây là lần thứ 2 mình nhắc điều này trong bài viết, bởi vì đa dạng hóa danh mục sẽ giúp bạn phản ứng kịp lại với thị trường một khi có biến động xấu nào xuất hiện và giảm thiểu lấy rủi ro nếu 1 trong những khoản đầu tư của bạn bị mất giá trị. Đây là nguyên tắc vàng khi đầu tư.
Cập nhật tin tức liên tục và học hỏi kiến thức mới liên tục: Trong thị trường tài chính, đặc biệt là Crypto, thông tin và kiến thức mới luôn được cập nhật liên tục nên có sự hiểu biết nhất định sẽ giúp các bạn nhận ra đâu là cơ hội vàng trong thị trường Bearish.
Hãy kiên nhẫn: Thị trường Bearish có thể kéo dài hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm. Điều quan trọng là phải kiên nhẫn và không từ bỏ các khoản đầu tư của bạn. Thị trường cuối cùng sẽ phục hồi và bạn sẽ vui mừng vì mình đã tiếp tục.
Thông qua bài viết này chắc bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản, góc nhìn tổng quan về thị trường Bearish để tự có cái nhìn khách quan về diễn biến thị trường trong tương lai và đồng thời cũng biết quản lý rủi ro khi tham gia vào thị trường Bearish. Coincuatui chúc bạn thành công trong quá trình đầu tư của mình.
Lưu ý: Coincuatui không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của bạn. Chúc bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!
Nguồn: Coin68