Babel Finance đã mất khoảng 8.000 BTC và 56.000 ETH, trị giá 280 triệu USD, vì giao dịch thua lỗ. Đáng chú ý, đây là quỹ tiền của người dùng gửi vào nền tảng.
Theo The Block, Babel Finance đã mất khoảng 8.000 BTC và 56.000 ETH, trị giá 280 triệu USD, vì giao dịch thua lỗ. Đến ngày 17/06/2022, nền tảng này thông báo chặn rút tiền và từ đấy đến nay vẫn chưa hề mở lại.
“Trong tuần đầy biến động của tháng 6 khi giá BTC giảm mạnh từ 30.000 USD về 20.000 USD, những vị thế không được phòng hộ (hedge) của Babel đã bị thua lỗ nặng. Vì vậy, Babel đã bị thanh lý và cuối cùng dẫn đến thua lỗ 8.000 BTC và 56.000 ETH.”
Vì những khoản lỗ này, bộ phận cho vay và giao dịch của Babel đã không thể đáp ứng các lệnh Margin Call từ phía đối tác.
“Kết luận: Lý do thất bại là bộ phận giao dịch độc quyền của Babel, dù nằm ngoài hoạt động kinh doanh chính, nhưng đã bị tổn thất nặng dẫn đến ảnh hưởng toàn bộ công ty.”
Bộ phận giao dịch độc quyền điều hành một số tài khoản giao dịch không được phòng hộ, không có cơ chế quản trị rủi ro và không báo cáo Lãi/Lỗ vào hệ thống của Babel. Hay giải thích theo cách đơn giản thì:
Babel Finance đã dùng tiền của khách đi thực hiện những giao dịch vô cùng rủi ro, mà không có tài sản phòng hộ.
Đây cũng không phải lần đầu tiên Babel thực hiện điều này. Hồi tháng 10/2020, nhiều nguồn tin rò rỉ cho biết công ty đã dùng quỹ tiền của người dùng để giao dịch BTC trong thời điểm vô cùng rủi ro là Ngày thứ Sáu đen tối.
Vào thời điểm đó, Tether được cho là đã ra tay “giải cứu” Babel Finance, giúp kéo dài thời gian Margin Call lên 1 tháng để Babel có thêm thời gian huy động tài sản thế chấp.
Tuy nhiên lần này, đã không ai có thể giải cứu Babel.
Người phát ngôn của Babel Finance từ chối bình luận về việc thua lỗ này, tuy nhiên cho biết:
“Công ty đang làm việc chặt chẽ với khách hàng, nhà đầu tư, các bên liên quan và các cố vấn bên ngoài trong khoảng thời gian rất khó khăn này. Babel tin rằng đây là cách duy nhất để giúp công ty phục hồi hoàn toàn và tối đa hóa giá trị cho tất cả các bên.”
Sau khi đạt được thỏa thuận nợ với các đối tác, Babel hiện đang tìm cách huy động hàng trăm triệu tài sản nợ và cổ phần đầu tư. Cụ thể, Babel đang có ý định:
– Chuyển đổi 150 triệu USD khoản nợ của chủ nợ lớn nhất thành trái phiếu chuyển đổi;
– Huy động từ 250 triệu USD đến 300 triệu USD dưới dạng trái phiếu chuyển đổi;
– Đảm bảo một khoản vay tín dụng xoay vòng 200 triệu USD từ các chủ nợ “để phục hồi kinh doanh”.
Nếu thành công, kế hoạch này sẽ biến các chủ nợ lớn nhất của Babel thành cổ đông của công ty.
Babel Finance không phải là cái tên duy nhất bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng thanh khoản đang lan rộng trên toàn thị trường tiền mã hóa. Đã có 3 công ty lớn phải nộp đơn phá sản, gồm Celsius, Three Arrows Capital (3AC) và Voyager Digital.
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68