2021 là một năm đầy biến động của thị trường tiền mã hóa. Đại dịch COVID19 hoành hành làm tài chính toàn cầu điêu đứng, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tiền mã hóa vừa chớm nở. Dù được xem là năm bull-run với những mức tăng trưởng giá ấn tượng, cộng đồng crypto không hề trải qua một năm đầy “màu hồng”.
Thay vào đó, từ đầu 2021 đã có vô số diễn biến từ vĩ mô đến vi mô, trực tiếp lẫn gián tiếp, ảnh hưởng vừa tiêu cực vừa tích cực lên tương lai thị trường những năm sau này.
Năm cũ đã hết, năm mới vừa sang. Vậy thì hãy cùng Coincuatui nhìn lại 21 sự kiện đã định hình lĩnh vực tiền mã hóa trong năm 2021 vừa qua nhé!
21 sự kiện tiền mã hóa năm 2021
Những ngày cuối cùng của năm 2020, cộng đồng toàn thế giới bàng hoàng khi SEC chính thức khởi kiện công ty Ripple vì mở bán trái phép 1,3 tỷ USD “chứng khoán” XRP. Ba chủ thể bị SEC điểm mặt gọi tên chính là công ty Ripple, CEO Brad Garlinghouse và đồng sáng lập Chris Larsen.
SEC chính thức khởi kiện công ty Ripple vì mở bán trái phép 1,3 tỷ USD “chứng khoán” XRP
Qua bom pháp lý này càn quét thị trường crypto từ Đông sang Tây, trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý vào giai đoạn đầu 2021.
Vì “gặp rắc rối” lớn đến như vậy, 26 nền tảng tiền mã hóa đã “bỏ XRP chạy lấy người” – lần lượt hủy niêm yết đồng XRP ở thị trường Mỹ. Thậm chí, Grayscale cũng đóng Quỹ XRP Trust vì lo ngại. Có thể nói, sau vụ việc này, Ripple và XRP gần như “không còn đường sống” trên đất Mỹ.
Dù đây là tin tức vô cùng tiêu cực đối với Ripple và XRP holder, nhưng vụ việc này cho thấy hành trình pháp lý khó khăn mà thị trường tiền mã hóa phải trải qua. Có quốc gia cấm, có quốc gia công nhận hợp pháp. Nhiều quốc gia sẽ ra điều luật khắc khe đối với crypto. Nhưng đó là những biến chuyển cần thiết trên hành trình “mass adoption” của tiền mã hóa.
Và dù lùm xùm pháp lý ở Mỹ, XRP được Nhật Bản hậu thuẫn. Điều này phản ánh cách các chính phủ trên thế giới đang có quan điểm khác nhau về việc quản lý các tài sản số như XRP.
Nếu cần chọn ra gương mặt đại diện của năm, đó chỉ có thể là Elon Musk!
Ông chủ hãng xe điện Tesla vốn dĩ là “người yêu chó” Dogecoin, nhưng bỗng dưng một ngày đẹp trời đổi tiểu sử Twitter sang 1 từ duy nhất: Bitcoin.
Tiểu sử Twitter của Elon Musk giờ đã đổi sang 1 từ duy nhất: Bitcoin
Trong năm 2021, Elon Musk thường xuyên có những bình luận, ý kiến cá nhân về các vấn đề nổi cộm trong thị trường crypto như Bitcoin, Ethereum, Dogecoin, tính phi tập trung hay trào lưu Web3,…
“Tình sử” giữa Elon Musk và crypto cũng lắm nhiêu khê với những “cú quay xe” đi vào lòng… đất. Mời bạn đọc thêm tại đây: Trong thị trường tiền mã hóa, tin ai chứ đừng tin Elon Musk!
Dù được người yêu kẻ ghét nhưng cộng đồng không thể phủ nhận rằng nhờ có Elon Musk mà tiền mã hóa được biết đến rộng rãi hơn, dần được báo chí chính thống đưa tin nhiều hơn.
Nếu đã nhắc đến Elon Musk, không thể không kể đến cái tên Tesla. Với Elon Musk, dù là ông chủ hãng xe điện nổi tiếng, cái nhìn của Elon Musk cũng chỉ đại diện cho quan điểm cá nhân – dù cá nhân này có tầm ảnh hưởng rất lớn.
Còn đối với Tesla, việc Tesla đầu tư 1,5 tỷ USD vào BTC và sau đó chính thức chấp nhận thanh toán BTC tại thị trường Mỹ đã cho thấy quan điểm của một trong những công ty hàng đầu thế giới về tiền mã hóa.
Giấc mơ “Mua xe điện Tesla bằng Bitcoin” đã trở thành sự thật, dù chỉ kéo dài trong… 2 tháng
Dù vậy, chỉ 2 tháng sau đó, Tesla ngừng chấp nhận thanh toán Bitcoin là một trong những nguyên nhân dẫn đến “Tháng Năm đẫm máu”.
Mối quan hệ giữa Tesla và Bitcoin một lần nữa chứng tỏ rằng thị trường tiền mã hóa cần trải qua những biến động như vậy trên cuộc hành trình “chinh phục thế giới” của mình. Cũng như chính phủ các nước, sẽ có những công ty thích và ghét Bitcoin, lựa chọn đầu tư hoặc không đầu tư vào crypto. Dù Tesla đã “chia tay” BTC nhưng vẫn để ngỏ khả năng chấp nhận Dogecoin hoặc một đồng coin “thân thiện với môi trường” hơn.
Đồng thời thông qua việc Tesla hiện đã kiếm được 1 tỷ USD lợi nhuận từ khoản đầu tư Bitcoin ban đầu, công chúng dần tin rằng BTC là một công cụ đầu tư thực thụ chứ không chỉ gắn mác “tiền ảo” như trước đây nữa.
Những vấn đề tồn đọng của mạng lưới Ethereum ngày càng lộ rõ. Mở rộng mạng lưới thì quá chậm + Phí gas thì quá cao đã buộc người dùng phải tìm đến những giải pháp thay thế.
Có cầu thì có cung, từ đó những mạng lưới với sứ mệnh “Ethereum killer” ra đời và bùng nổ hơn bao giờ hết.
Từ đầu năm 2021, cứ cách vài tháng chúng ta lại chứng kiến một mạng lưới “thay thế Ethereum” nổi trội hẳn lên, như BSC, Solana, Avalanche rồi Terra, Polkadot,…
Cùng với đó là hàng loạt quỹ lớn “chi tiền tỷ” để thúc đẩy sự phát triển của các hệ, nhằm đưa các nền tảng “Ethereum killer” này nhanh chóng trưởng thành, hoàn thiện và “đủ sức” đối đầu với Ethereum.
Quỹ phát triển của các hệ sinh thái
2021 chứng kiến sự ra đời và bùng nổ của nhiều trào lưu trong thị trường, mà tiêu biểu là xu hướng NFT. Dù ra đời từ những năm trước, đến 2021, trào lưu sưu tập những bộ sưu tập nghệ thuật số mới trở thành cơn sốt trên toàn thế giới.
Số lượt tìm kiếm từ khóa “NFT” trên Google chạm đỉnh và hàng loạt NFT ghi nhận kỷ lục giá bán “khủng” đã chứng tỏ sức hút của bộ môn nghệ thuật mới này.
Tổng quan hệ sinh thái NFT phân chia theo chức năng, tính đến tháng 02/2021
Để tìm hiểu thêm về NFT, mời các bạn cùng đọc qua bài viết NFT là gì? Tìm hiểu những điểm đặc biệt khiến NFT trở nên cực hot.
Trái ngược với “năm hạn” của Binance, 2021 là năm đại thành công của sàn giao dịch FTX do CEO Sam “xoăn” lãnh đạo.
Sàn FTX gọi vốn “khủng” 900 triệu USD, được định giá 18 tỷ USD vào tháng 7, đưa FTX ghi danh thành dự án gọi vốn khủng nhất năm vừa qua.
FTX dẫn đầu các thương vụ gọi vốn khủng trong năm 2021 với 900 triệu USD huy động được
Không chỉ thành công trên mặt trận đầu tư, FTX cũng tranh thủ trở thành đốc tác, nhà tài trợ của những cái tên lớn trong ngành thể thao. Có thể thấy, chiến lược “phủ sóng” từ lĩnh vực thể thao của FTX đã vô cùng thành công, trở thành chiến lược mẫu mực để nhiều công ty tiền mã hóa khác noi theo.
Đối tác thể thao của các sàn giao dịch
FTX trao tặng 500 USD cho mỗi khán giả thuộc khu vực bất kỳ tại trận đấu mở màn tại FTX Arena
Coinbase trở thành công ty crypto đầu tiên được niêm yết trên sàn chứng khoán. Việc mã chứng khoản COIN xuất hiện trên sàn NASDAQ chứng tỏ bước chuyển mình quan trọng của toàn ngành tiền mã hóa.
Sau Coinbase, cộng đồng càng có kỳ vọng nhiều sàn giao dịch crypto khác sẽ trở thành công ty đại chúng và giao dịch trên thị trường chứng khoán các nước. Binance, FTX, Huobi,… tại sao không?
Không phải bull-run thì giá chỉ tăng và tăng, thị trường vẫn có những cú “sập hầm” đầy bất ngờ và đau thương.
Tháng 5/2021, Bitcoin “gãy” đến 2 lần trong một tuần, giảm từ 60.000 USD về tận 47.000 USD. Với nguyên nhân xuất phát từ:
Ngoài cách tìm kiếm các mạng lưới thay thế cho Ethereum, một hướng giải pháp khác chính là các dự án Layer 2 – xây dựng lớp thứ 2 trên Ethereum với những ưu điểm nổi trội hơn lớp 1.
Toàn cảnh về các giải pháp mở rộng cho Ethereum
El Salvador thông qua luật công nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp.
Dù có nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề này, El Salavador vẫn trở thành hình mẫu lý tưởng trong cộng đồng tiền mã hóa như một quốc gia có cái nhìn tân tiến và cởi mở với công nghệ mới.
Nhờ có kẻ dẫn đầu, một số quốc gia khác cũng đang cân nhắc hợp pháp hóa BTC như Ukraine hay Brazil.
Trái ngược với năm đại thành công của FTX là rắc rối pháp lý mà Binance liên tục phải đối mặt. Hàng loạt những quốc gia từ Âu sang Á đều “tuýt còi” với sàn giao dịch này. Đến nỗi CZ tuyên bố “sẵn sàng từ chức” để giúp Binance có thể đi chung đường với các nhà lập pháp.
Để rõ hơn, mời bạn đọc thêm ở bài viết: Binance bị giới chức nhiều nước “sờ gáy” và phản hồi của CZ.
Cùng với NFT, có thể nói 2021 chính là năm của Axie Infinity và xu hướng Play-to-Earn (P2E). Sự thành công vượt bậc ngoài mong đợi của Axie đã thổi làn gió mới vào lĩnh vực trò chơi điện tử, mang khái niệm “chơi game kiếm tiền” đến với tất cả mọi người.
AXS tăng trưởng hơn 240% kể từ ngày 20/07, doanh thu 1 tuần vượt cả Ethereum
Nhờ đó, chúng ta chứng kiến làn sóng GameFi – những dự án game kết hợp NFT, metaverse và blockchain nở rộ. Tiếp đó là sự xuất hiện của các Gaming Guild – các hội nhóm chơi game với scholarship nhằm tài trợ chi phí đầu vào cho người chơi.
Vụ hack lớn nhất lịch sử thị trường crypto Poly Network với số tiền thất thoát lên đến 611 triệu USD.
Sau đó, nhờ sự chung tay của các công ty bảo mật trên thị trường, hacker đã trả lại toàn bộ tiền đánh cắp được.
Top 10 vụ tấn công lớn nhất lịch sử thị trường tiền mã hóa. Nguồn: Kyros Ventures
Có thể nói thị trường tiền mã hóa là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở thời điểm hiện tại, không chỉ về vốn hóa mà còn là các ý tưởng, công nghệ đột phá. Và thật đặc biệt khi quốc gia có diện tích nhỏ bé và nền kinh tế thuộc tầm trung như Việt Nam lại đang là một trong những quốc gia dẫn đầu trong thị trường này và thậm chí còn vượt trội hơn các siêu cường công nghệ như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ.
Các dự án Việt gây dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường thế giới.
Bản đồ Blockchain và crypto Việt Nam
Nắm bắt trào lưu GameFi và P2E, Việt Nam cũng ghi tên mình vào top những quốc gia có số lượng dự án blockchain game hàng đầu hiện nay.
Các dự án GameFi Việt Nam
Sau nhiều năm “đe dọa”, đến năm nay Trung Quốc đã thực sự hành động!
ETF Bitcoin đã là tâm điểm chú ý nhiều năm trở lại đây khi SEC hết lần này tới lần khác từ chối các đơn đề xuât1. Tuy nhiên, “phép màu” đã xảy ra trong năm nay!
Quỹ ETF Bitcoin đầu tiên tại Mỹ sẽ niêm yết Sàn chứng khoán New York vào ngày 19/10. Sau đó chỉ một ngày, quỹ đã đạt 1 tỷ USD khối lượng giao dịch, BTC lập ATH mới.
Tính đến nay đã có 3 quỹ ETF Bitcoin được giao dịch trên sàn chứng khoán Mỹ, mở ra niềm hi vọng cho nhiều quỹ khác và góp phần đưa nhà đầu tư ở các tổ chức truyền thống tham gia vào thị trường.
Facebook đổi tên công ty thành Meta, hành trình xây dựng vũ trụ ảo metaverse bắt đầu.
Tổng quan các khoản đầu tư GameFi và Metaverse
Bitcoin lập đỉnh ATH mới ở 69.000 USD vào ngày 10/11/2021.
Sự tăng trưởng của Bitcoin và các token nền tảng từ đầu năm 2021
Retroactive – hay airdrop token cho người dùng đã hỗ trợ dự án từ những ngày đầu là cách làm mới của nhiều dự án DeFi hiện nay.
Thay vì mở bán IEO, IDO, dự án sẽ tưởng thưởng cho những người dùng đã sử dụng, hỗ trợ giao thức hay thực hiện tác vụ nào đó trên nền tảng của mình.
Những lần retroactive khủng trong năm 2021 có thể kể đến như:
Các dự án tiềm năng có thể retroactive cho người dùng
Dự đoán trong năm 2022, cuộc “săn retroactive” sẽ còn bùng nổ hơn nữa khi người dùng đã chứng kiến được lợi nhuận lớn mà việc làm này mang lại. Coincuatui đã có một số bài viết dự đoán retroactive tiềm năng, các bạn có thể tìm đọc tại đây:
Ngày 15/11 (giờ Mỹ), Tổng thống Biden phê duyệt luật có điều khoản đánh thuế tiền mã hóa. Dù chưa chính thức đưa vào điều luật cụ thể, sự biến chuyển này cho thấy giới chức Mỹ dần quan tâm đến thị trường tiền mã hóa. Crypto sẽ không còn là một “Miền Tây hoang dã” mà đã bước vào giai đoạn có kiểm soát và cần tuân thủ pháp lý ở từng quốc gia.
Mỹ luôn là thị trường quan trọng của tiền mã hóa. Những biến động pháp lý tại Mỹ đều ít nhiều ảnh hưởng lên crypto toàn cầu. Trong năm vừa qua, giới chức Mỹ đã có một số hành động liên quan đến crypto như sau:
– Stablecoin: Mỹ công bố báo cáo về stablecoin, khuyến nghị nhanh chóng đưa ra luật quản lý và sau đó Thượng viện Mỹ tổ chức điều trần về stablecoin.
– SEC kiện công ty Ripple vì mở bán “chứng khoán” XRP trái phép. Từ đó làm nhiều dự án token khác cảm thấy e sợ vì lo lắng một ngày nào đó sẽ bị đưa vào tầm ngắm “token là chứng khoán”.
– Mỹ siết chặt các điều khoản về KYC – cung cấp thông tin của người dùng, buộc các sàn DEX – những nền tảng vốn dĩ không cần khách hàng KYC – phải thay đổi chiến lược hoạt động. Điển hình trong số này là Sàn 1inch chặn IP Mỹ để chuẩn bị ra mắt nền tảng riêng tại Mỹ và Binance DEX chặn người dùng từ 29 quốc gia, bao gồm cả Mỹ.
Jane
Nguồn: Coin68