2021 là một năm đầy biến động của thị trường tiền mã hóa. Đại dịch COVID-19 hoành hành làm tài chính toàn cầu điêu đứng, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tiền mã hóa vừa chớm nở. Dù được xem là năm bull-run với những mức tăng trưởng giá ấn tượng, cộng đồng crypto không hề trải qua một năm đầy “màu hồng”.
Thay vào đó, từ đầu 2021 đã có vô số diễn biến từ vĩ mô đến vi mô, trực tiếp lẫn gián tiếp, ảnh hưởng vừa tiêu cực vừa tích cực lên tương lai thị trường những năm sau này.
Khi sự giao dịch trên Blockchain Ethereum bị hạn chế bởi các phí GAS quá cao, và thời gian giao dịch bị kéo dài, thì sự ra đời của các giải pháp thay thế như BSC, SOL, AVAX, LUNA, DOT, FTM, CELO bắt đầu phát triển mạnh mẽ và nhận được nhiều sự quan tâm đến từ các nhà đầu tư tiền mã hóa. Những Blockchain này được ví như “Ethereum Killer” và dần dần chiếm lấy thị phần thị trường từ Ethereum.
Tác phẩm kỹ thuật số sử dụng công nghệ NFT :”Every Day: The First 5000 Days” của họa sĩ Beeple đã được bán với giá 69.3 triệu USD – một mức giá cao nhất cho đến thời điểm đó. Tác phẩm đã thu hút được sự quan tâm cực lớn từ phần lớn các nhà đầu tư, đến các nghệ sĩ. Không chỉ thế, tác phẩm còn đánh dấu cho một xu hướng phát triển mới của cộng – thị trường NFT.
Vào ngày 14/04/201, sàn giao dịch tiền mã hóa Coinbase được niêm yết trên sàn chứng khoán NASDAQ của Mỹ dưới dạng Direct Public Offering. Đây cách thức phát hành cổ phiếu mà tổ chức phát hành trực tiếp bán cổ phiếu cho nhà đầu tư mà không thông qua tổ chức trung gian tài chính.
Coinbase được niêm yết trên sàn chứng khoán NASDAQ của Mỹ được ví như một sự công nhận đối với việc đầu tư tài sản kỹ thuật số và ảnh hưởng đến với những người đầu tư có quan điểm truyền thống trong thị trường tài chính.
Ngày 12/05, tỷ phú Elon Musk cho biết nguyên nhân Tesla quyết định ngưng sử dụng Bitcoin làm tiền tệ thanh toán là vì công ty quan ngại việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để khai thác Bitcoin.
Những người đào bitcoin được gọi là các “thợ mỏ”. Để có thể thu về bitcoin, họ sẽ phải giải quyết các vấn đề tính toán phức tạp thông qua một “máy đào” tiêu tốn nhiều điện năng, và những điện năng được khai thác bởi những phương thức không lành mạnh và gây ô nhiễm tới môi trường.
Sau khi sự kiện Tesla ngừng chấp nhận Bitcoin làm phương thức thanh toàn, thì Trung Quốc bắt đầu đưa ra các quan điểm về việc cấm giao dịch crypto trên toàn quốc và ra các dự luật về việc cấm đào Bitcoin tại Trung Quốc làm các thợ đào phải “tắt máy” và di chuyển đến đất nước khác. Cũng tại thời gian này, Bitcoin đã có một cú sụt giảm cực sâu làm hoảng loạn đến tất cả các nhà đầu tư.
Trong khi thị trường tiền mã hóa còn ảm đạm khi vẫn còn ảnh hưởng từ đợt sụp đổ lớn vào tháng 5, thì mảng game Play-to-Earn – dẫn đầu là game Axie Infinity – đã trỗi dậy và bùng nổ hơn bao giờ hết khi thu hút mọi sự chú ý. Game Axie Infinity đã kích hoạt lên xu hướng về GameFi, Metaverse, và đồng thời định nghĩa mô hình play-to-earn tạo ra sự đột phá trong làng game truyền thống.
Chơi game không còn là hành vi giết thời gian của người tiêu dùng nữa, mà thay vào đó, người chơi giống như đang làm việc, cống hiến thời gian, sức lao động và kiếm thu nhập cho gia đình. Axie Infinity là một ví dụ điển hình. Điều quan trọng nhất là, đặc biệt là trong đại dịch COVID-19, các nhóm nghèo cần thu nhập phụ thường được hưởng lợi nhiều nhất.
Vào tối ngày 05/08/2021 (giờ Việt Nam), mạng lưới Ethereum đã khai thác thành công block số 12965000, đánh dấu việc hard fork London và nâng cấp EIP-1559 được triển khai.
EIP-1559 là một đề xuất nhằm thay đổi hoàn toàn cách tính phí của Ethereum, cùng với đó là giảm thiểu nguồn cung của Ethereum trên thị trường bằng cách đốt ETH dưới dạng phí giao dịch. Giải pháp này lần đầu được đề xuất bởi Vitalik Buterin – cha đẻ của Ethereum.
El Salvador đã thông qua luật công nhận Bitcoin làm tiền vào ngày 07/09, qua đó biến quốc gia Trung Mỹ này trở thành đất nước có chủ quyền đầu tiên lưu hành Bitcoin như một loại tiền tệ hợp pháp trong giao dịch. Sự kiện này đóng góp rất lớn cho việc phát triển và sự chấp thuận của các quốc gia đối với Bitcoin.
Tuần cuối tháng 09/2021, 10 cơ quan Chính phủ Trung Quốc, bao gồm ngân hàng trung ương cùng các cơ quan quản lý ngân hàng, chứng khoán và ngoại hối đã ra tuyên bố chung, rằng họ sẽ hợp tác chặt chẽ để siết chặt các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho biết tiền mã hóa không được lưu thông trên thị trường như tiền tệ truyền thống và cấm các sàn giao dịch ở nước ngoài cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư ở Trung Quốc đại lục thông qua Internet.
PBoC cũng cấm các tổ chức tài chính, công ty thanh toán và công ty Internet tạo điều kiện cho các giao dịch crypto.
Mặc dù Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) chưa từng ra thông báo chính thức phê duyệt việc thành lập quỹ ETF hợp đồng tương lai Bitcoin, nhưng ProShares là đơn vị đầu tiên đưa Bitcoin ETF vào giao dịch chính thức từ ngày 19/10. Động thái này chưa gặp phải sự ngăn cản nào từ SEC, chứng tỏ cơ quan này đã “bật đèn xanh” cho Bitcoin ETF.
Việc sử dụng quỹ ETF BITO sẽ mở rộng phạm vi tiếp xúc với Bitcoin cho một bộ phận lớn các nhà đầu tư có tài khoản môi giới và thoải mái mua cổ phiếu và ETF, nhưng không muốn trải qua quá trình phức tạp và khó khăn khi thiết lập một tài khoản khác với một nhà cung cấp tiền mã hóa,… hoặc lo ngại rằng các nhà cung cấp này có thể không được kiểm soát và chịu rủi ro bảo mật.
Ngày 28/10, Facebook đã đổi tên công ty thành Meta, đánh dấu lần đổi thương hiệu lớn đầu tiên của gã khổng lồ truyền thông xã hội hàng đầu thế giới. Đây là bước đầu tiên để Facebook bước tiếp kỷ nguyên mới – Metaverse.
Thị trường tiền mã hóa phát triển từ còn nhỏ yếu đến bằng 1/4 vốn hóa của thị trường vàng, đánh dấu cho sự phát triển không ngừng nghỉ của thị trường đầy tiềm năng này.
Ban biên tập Coincuatui
Nguồn: Coin68