Người dùng tiền mã hóa toàn cầu đã trở nên tích cực hơn trong năm 2024, với tổng giá trị giao dịch vượt qua kỷ lục từng đạt trong đợt tăng giá năm 2021.
Việt Nam tụt thêm 2 bậc trên bảng xếp hạng tiếp nhận tiền mã hóa của Chainalysis
Đến hẹn lại lên, Chainalysis vừa công bố báo cáo “Chỉ số Tiếp nhận Tiền mã hóa Toàn cầu 2024". Đây là năm thứ 5 đơn vị thực hiện khảo sát này, phân tích tổng cộng 151 quốc gia từ Q3/2021 đến Q2/2024.
Our 2024 Global Crypto Adoption Index is here! The top 10 countries spanned 5 continents, but Central & Southern Asia and Oceania (CSAO) dominated the list. Read on to see the top 20 countries and learn about global adoption trends: https://t.co/F2nqkELtd2 pic.twitter.com/bbuG1lQ8vB
— Chainalysis (@chainalysis) September 11, 2024
Hoạt động tiền mã hóa toàn cầu đạt đỉnh 0,8 điểm vào Q1/2024, soán ngôi kỷ lục trước là 0,7 điểm vào Q4/2021. Tuy nhiên, bước sang Q2/2024, chỉ số này đã giảm xuống 0,68 điểm, cho thấy hoạt động crypto bắt đầu chững lại. Song, Q4/2021 vẫn được xem là một trong những giai đoạn lịch sử nhất đối với tiền mã hóa, khi Bitcoin lần đầu tiên đạt mức giá 68.000 USD vào ngày 09/11.
Điểm số chỉ số toàn cầu theo quý từ Q3/2021 đến Q2/2024. Nguồn: Chainalysis
Trong bảng xếp hạng của Chainalysis, 7 trong số 20 quốc gia đứng đầu chỉ số tiếp nhận crypto là các quốc gia ở Trung và Nam Á cũng như châu Đại Dương.
Chỉ số Tiếp nhận Tiền mã hóa Toàn cầu 2024. Nguồn: Chainalysis
Chỉ số Tiếp nhận Tiền mã hóa Toàn cầu 2023. Nguồn: Chainalysis
Năm ngoái, Việt Nam bất ngờ đánh mất vị trí top 1 và tụt mất hai bậc trên bảng xếp hạng, về sau Ấn Độ và Nigeria. Năm nay, Việt Nam tiếp tục rớt thêm hai hạng về vị trí thứ 5, sau hai đối thủ mới là Indonesia và Hoa Kỳ.
Dù vậy, nhà đầu tư Việt Nam vẫn lãi gần 1,2 tỷ USD từ crypto, có mặt trong top 3 quốc gia có lợi nhuận lớn nhất thế giới trong năm qua. Chính phủ Việt Nam đang hoàn thiện khung pháp lý crypto trước tháng 05/2025, và Bộ Tư pháp cũng từng khẳng định “không cấm tiền số, tài sản ảo”.
Ấn Độ tiếp tục dẫn đầu xếp hạng trong năm thứ 2 liên tiếp, dù có chính sách khắt khe và thuế giao dịch cao. Ấn Độ còn thống lĩnh việc sử dụng sàn giao dịch tập trung và tài sản tài chính phi tập trung từ tháng 6/2023 đến tháng 7/2024.
Bảo toàn được vị trí thứ hai là Nigeria, quốc gia châu Phi này cũng từng dẫn đầu về mức độ phổ biến crypto theo một báo cáo của Consensys.
Giao dịch crypto vẫn diễn ra mạnh mẽ ở Indonesia, vốn đã cấm sử dụng tiền mã hóa làm phương tiện thanh toán, song vẫn cho phép đầu tư vào tài sản này.
Năm ngoái, việc chấp nhận tiền mã hóa chủ yếu gia tăng ở các quốc gia thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên trong năm nay, hoạt động crypto đã tăng lên ở mọi nhóm thu nhập, mặc dù có sự giảm nhẹ tại các quốc gia thu nhập cao từ đầu năm 2024.
Theo Chainalysis, việc ra mắt các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) Bitcoin spot tại Hoa Kỳ đã thúc đẩy độ phủ sóng của Bitcoin trên toàn cầu, đặc biệt ở Bắc Mỹ và Tây Âu.
Ngược lại, stablecoin lại có sự tăng trưởng mạnh mẽ ở các giao dịch quy mô nhỏ lẻ tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình thấp, như châu Phi Hạ Sahara và Mỹ Latinh. Hoạt động DeFi cũng tăng đáng kể ở vùng châu Phi Hạ Sahara, Mỹ Latinh, và Đông Âu, có thể đã thúc đẩy sự gia tăng hoạt động của altcoin tại các khu vực này.
Coincuatui tổng hợp
Nguồn: Coin68