Các thợ đào Bitcoin ở Trung Quốc vẫn nắm giữ thị phần lớn trong mạng lưới Bitcoin toàn cầu bất chấp lệnh cấm crypto toàn diện của nước này.
Trung Quốc vẫn chi phối 55% hashrate Bitcoin trên toàn cầu
Trung Quốc vẫn giữ vị thế lớn trong lĩnh vực khai thác Bitcoin, bất chấp lệnh cấm mọi hoạt động liên quan đến tiền mã hóa đã có hiệu lực từ năm 2021. Ki Young Ju, nhà sáng lập kiêm CEO CryptoQuant, cho biết Trung Quốc hiện đang kiểm soát 55% hashrate toàn cầu, xếp thứ hai là Mỹ với 40% thị phần.
#Bitcoin hashrate dominance is shifting to U.S. mining companies.
— Ki Young Ju (@ki_young_ju) September 23, 2024
Chinese mining pools operate 55% of the network, while U.S. pools manage 40%.
U.S. pools primarily cater to institutional miners in America, while Chinese pools support relatively smaller miners in Asia. pic.twitter.com/kepopLWBSD
Hashrate (độ khó khai thác của mạng lưới Bitcoin) là một thước đo quan trọng, thể hiện sức mạnh tính toán mà các thợ đào sử dụng để xác thực giao dịch Bitcoin và bảo mật mạng lưới.
Mặc dù Trung Quốc đã cấm khai thác Bitcoin, nhưng vẫn có rất nhiều thợ đào tiếp tục hoạt động, chủ yếu là các nhóm nhỏ. Ngược lại, cánh thợ đào ở Mỹ đa số là các tổ chức lớn, sử dụng công nghệ và nguồn tài nguyên tiên tiến để duy trì lợi thế cạnh tranh.
Có thể thấy, dù Trung Quốc bị hạn chế về mặt pháp lý, các thợ đào nhỏ lẻ vẫn duy trì hoạt động, song họ đang gặp thách thức cạnh tranh mạnh mẽ bởi các quốc gia khác như Mỹ chẳng hạn.
Trung Quốc nổi tiếng có lập trường crypto cực kỳ hà khắc, phải gọi là một trong những chính sách khắt khe nhất toàn cầu. Từ năm 2017, Trung Quốc đã bắt đầu cấm hình thức gọi vốn thông qua phát hành crypto (Initial Coin Offerings - ICO) và đóng cửa các sàn giao dịch trong nước. Đến năm 2021, nước này chính thức ban hành lệnh cấm khai thác và giao dịch tiền mã hóa.
Mục tiêu của cuộc đàn áp này là giảm thiểu rủi ro tài chính và môi trường liên quan đến tiền kỹ thuật số. Tuy nhiên, bản chất phi tập trung của Bitcoin đã giúp các thợ đào vượt qua được các rào cản từ chính phủ, và kết quả là Trung Quốc vẫn giữ được tầm ảnh hưởng lớn trên mạng lưới Bitcoin toàn cầu.
Ngoài ra, các thị trường giao dịch tiền mã hóa ngầm vẫn phát triển mạnh ở Trung Quốc thông qua VPN và các nền tảng mạng xã hội. Theo ước tính mới nhất, tổng khối lượng giao dịch crypto hàng năm tại Trung Quốc vào khoảng 86 tỷ USD.
Không dừng lại tại đó, Trung Quốc còn đang phát triển đồng nhân dân tệ kỹ thuật số e-CNY, do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) kiểm soát. Đồng tiền này là một phần trong chiến lược của Trung Quốc, duy trì kiểm soát tài chính và hạn chế ảnh hưởng của các loại tiền mã hóa phi tập trung như Bitcoin.
Ngoài ra, các thị trường giao dịch tiền mã hóa ngầm vẫn phát triển mạnh ở Trung Quốc thông qua VPN và các nền tảng mạng xã hội. Theo ước tính mới nhất, tổng khối lượng giao dịch tiền mã hóa hàng năm tại Trung Quốc vào khoảng 86 tỷ USD.
Các lãnh đạo trong ngành, đơn cử là nhà sáng lập TRON – Justin Sun, đã kêu gọi Trung Quốc xem xét lại chính sách đối với tài sản kỹ thuật số. Sun lập luận rằng việc tạo ra đối trọng giữa Trung Quốc và Mỹ về chính sách tiền mã hóa có thể thúc đẩy những tiến bộ quan trọng trong ngành. Điều này được đề cập trong bối cảnh Mỹ, dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, đã có những chính sách ủng hộ Bitcoin, giúp Mỹ trở thành lãnh đạo toàn cầu về lĩnh vực này.
Cũng có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang dần nới lỏng lập trường khắt khe của mình, đặc biệt khi họ bày tỏ sự quan tâm ngày càng lớn đối với công nghệ blockchain và khả năng thay đổi các quy định. Các báo cáo gần đây cho biết Trung Quốc có thể cân nhắc sửa đổi các quy định crypto, đặc biệt khi xem xét các phát triển tại Hong Kong – nơi đang biến mình thành một trung tâm tiền mã hóa mới với sự ủng hộ ngầm từ Bắc Kinh.
Tháng trước, các thợ đào Bitcoin trên toàn cầu đã gặp phải áp lực lớn khi doanh thu giảm mạnh, đánh dấu tháng có doanh thu thấp nhất trong suốt một năm qua. Cụ thể, tổng doanh thu đạt 827,56 triệu USD, giảm hơn 10,5% so với tháng 7 (927,35 triệu USD), nhưng vẫn tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu từ Bitbo.
Doanh thu của thợ đào Bitcoin từ năm 2011 đến nay. Nguồn: Bitbo
Đồng thời, đây cũng là tháng có doanh thu tệ nhất kể từ tháng 09/2023, khi các thợ đào chỉ kiếm được 727,79 triệu USD. Trong khi lúc bấy giờ, giá Bitcoin chỉ duy trì quanh mức 25.000 USD. Số lượng Bitcoin được khai thác cũng giảm nhẹ từ 14.725 BTC xuống còn 13.843 BTC trong tháng 8.
Coincuatui tổng hợp
Nguồn: Coin68