Trong giao dịch futures, bên cạnh những lệnh như Limit hay OCO thì Trailing Stop là một trong những lệnh được người dùng ưa chuộng nhất. Bên cạnh việc hỗ trợ người dùng có một điểm vào hợp lý thì Trailing Stop còn mang đến nhiều lợi ích dành cho các trader. Vậy lệnh Trailing Stop là gì? Hãy cũng Coincuatui tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Trailing Stop là gì? Hướng dẫn sử dụng lệnh Trailing Stop trên Binance
Trailing Stop là lệnh hỗ trợ người dùng hạn chế thua lỗ cũng như bảo toàn số lợi nhuận ở thời điểm thị trường có những biến động mạnh. Tuy nhiên, để sử dụng lệnh này một cách hiệu quả, người dùng cần xác lập trước một tỷ lệ phần trăm giữa mức giá mong muốn và mức giá của thị trường.
Khi sử dụng lệnh Trailing Stop, người dùng cần lưu ý 2 đặc điểm sau của lệnh này nhằm tối ưu hóa trải nghiệm giao dịch:
Giá thị trường khi biến động bất lợi so với lệnh của người dùng thì Trailing Stop sẽ tự chuyển đổi thành lệnh Market và đóng lệnh ở giá thị trường. Điều này chỉ diễn ra khi mức chênh lệch giữa giá mà người dùng thiết lập sẵn so với giá thị trường đã đạt đến một tỷ lệ phần trăm nhất định.
Ngược lại, khi giá thị trường đi theo chiều hướng có lợi thì Trailing Stop sẽ tự đi theo và duy trì tỷ lệ phần trăm thay vì đóng lệnh của người dùng. Việc này giúp người dùng có thể duy trì lệnh cũng như gặt hái thêm lợi nhuận cho đến khi thị trường đảo chiều.
Để sử dụng lệnh Trailing Stop một cách hiệu quả, người dùng có thể sử dụng 2 cách sau nhằm tối ưu hoá công năng của lệnh này. Để hiểu về các hoạt động của Trailing Stop theo tỷ lệ phần trăm hoặc hằng số chúng ta sẽ đi qua 2 ví dụ bên dưới.
Khi người dùng đặt một lệnh Trailing Stop để bán tài sản thấp hơn 10% so với giá thị trường và giá Market của tài sản đang là 200 USD thì sẽ có 3 trường hợp xảy ra:
Nếu giá tăng lên 400 USD sau đó giảm 10% còn 360 USD thì lệnh Trailing Stop sẽ tự chuyển đổi thành lệnh Market để bán tài sản ở mức giá 360 USD.
Nếu giá tăng lên 250 USD và giảm 5% thì lệnh Trailing Stop sẽ không được kích hoạt vì nó chỉ được thực hiện khi giá giảm về mốc 10%.
Nếu giá thị trường giảm 10% từ 200 USD về còn 180 USD thì lệnh Trailing Stop sẽ tự chuyển đổi thành lệnh Market và ngay lập tức được kích hoạt.
Khi người dùng đặt một lệnh Trailing Stop để bán tài sản thấp hơn 30 USD so với giá thị trường và giá Market của tài sản đang là 200 USD thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
Nếu giá tăng lên 400 USD và giảm 30 USD còn 370 USD thì lệnh Trailing Stop sẽ tự động chuyển thành lệnh Market để bán tài sản ngay tại thời điểm đó.
Nếu giá tăng lên 250 USD và giảm về 240 USD thì lệnh Trailing Stop sẽ không được kích hoạt do hằng số được xác lập trước đó là 30 USD và mức giảm trên chưa thỏa mãn điều kiện.
- Bước 2: Chọn tab Futures và sau đó là USD@-M Futures.
- Bước 3: Tìm loại coin/token mà người dùng muốn Long/Short.
- Bước 4: Chọn Trailing Stop.
- Bước 5: Chọn Callback Rate (tỷ lệ chênh lệch mà người dùng mong muốn), giá kích hoạt (giá mà người dùng muốn vào lệnh) và cuối cùng là size lệnh.
Bên cạnh việc sử dụng lệnh Trailing Stop trong Futures, người dùng có thể sử dụng lệnh này trong giao dịch Spot để có một entry tốt hơn.
Bên trên là toàn bộ những thông tin về Trailing Stop và những tính năng mà lệnh này đang cung cấp cho thị trường. Thông qua bài viết, hy vọng Coincuatui đã mang đến cho người đọc những thông tin tổng quan nhất về Trailing Stop cũng như cách hoạt động và sử dụng lệnh này trong giao dịch.
Lưu ý: Coincuatui không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!
Nguồn: Coin68