Không thể nghi ngờ một điều là các hoạt động gọi vốn trong thị trường tiền mã hóa đóng vai trò rất quan trọng trong việc ảnh hướng lên quá trình định hướng, phát triển và tiềm năng của dự án. Thông thường, mức độ gọi vốn tỷ lệ thuận với tiềm năng phát triển và mở rộng của một dự án. Hãy cùng Coincuatui tìm hiểu về TOP 7 dự án được “rót vốn” khủng nhất trong thị trường Crypto trong năm 2023.
TOP 7 dự án được “rót vốn” khủng nhất trong thị trường Crypto trong năm 2023
Không thể nghi ngờ một điều là các hoạt động gọi vốn trong thị trường tiền mã hóa đóng vai trò rất quan trọng trong việc ảnh hướng lên quá trình định hướng, phát triển và tiềm năng của dự án. Thông thường, mức độ gọi vốn tỷ lệ thuận với tiềm năng phát triển và mở rộng của một dự án.
Ví dụ: Một dự án gọi vốn được được hơn 300 triệu USD sẽ được đánh giá cao hơn dự án gọi được khoảng 10 triệu USD.
Có một số cách mà hoạt động gây quỹ có thể ảnh hưởng đến một dự án tiền mã hóa. Một số hiệu ứng phổ biến nhất bao gồm:
Tăng cường nhận thức và uy tín: Khi một dự án tiền mã hóa gây quỹ, nó có thể tiếp cận với một đại chúng rộng hơn và giành được nhiều sự tin tưởng hơn. Điều này có thể giúp thu hút thêm người dùng và nhà đầu tư, góp phần vào thành công của dự án.
Tiếp cận tài nguyên: Gây quỹ có thể cung cấp cho dự án tiền mã hóa quyền tiếp cận các tài nguyên cần thiết để phát triển và mở rộng. Điều này có thể bao gồm vốn để nghiên cứu và phát triển, tiếp thị và hoạt động.
Tăng tính hợp pháp: Khi một dự án tiền mã hóa gây quỹ thông qua quy trình hợp pháp và được quy định, điều này có thể giúp tăng tính hợp pháp của nó trong mắt các nhà đầu tư và người dùng. Điều này có thể làm cho dự án có khả năng thành công trong dài hạn hơn.
Nhìn chung, gây quỹ có thể có tác động đáng kể đến một dự án tiền mã hóa. Khi thực hiện đúng cách, nó có thể giúp tăng cường nhận thức, uy tín và tiếp cận tài nguyên cho dự án.
Dưới đây là TOP 7 dự án được “rót vốn” khủng nhất trong thị trường Crypto trong 2023 mà Coincuatui đã tổng hợp.
Bạn có thể quan tâm:
Blockstream là một công ty công nghệ phát triển các sản phẩm và dịch vụ cho hệ sinh thái Bitcoin và blockchain. Công ty được thành lập vào năm 2014 bởi Adam Back, một nhà khoa học máy tính và doanh nhân cũng là người sáng tạo ra Hashcash, một tiền thân của cơ chế chứng thực công việc của Bitcoin.
Dự án Blockstream
Các sản phẩm và dịch vụ của Blockstream bao gồm:
Mặc dù là một dự án lâu đời trong thị trường crypto, nhưng Blockstream đã huy động hơn 125 triệu USD vào tháng 1 năm 2023, nâng tổng số vốn đã gọi lên đến 335 triệu USD. Điều này cũng chứng tỏ là Blockstream vẫn đang hoạt động tương đối tích cực và có những dự định mở rộng và phát triển hơn trong tương lai.
LayerZero là một giao thức có khả năng mở rộng, an toàn và tương thích để xây dựng các ứng dụng chéo chuỗi. Nó đạt được điều này bằng cách sử dụng một phương pháp mới trong việc định tuyến giao dịch trên các blockchain khác nhau.
Dự án LayerZero
LayerZero được thiết kế để có khả năng mở rộng cao. Nó có thể hỗ trợ hàng triệu giao dịch mỗi giây và có thể mở rộng để đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng đòi hỏi cao nhất. LayerZero cũng rất an toàn. Nó sử dụng một loạt các cơ chế bảo mật để bảo vệ tài sản và dữ liệu của người dùng. Các cơ chế này bao gồm mật mã học, phát hiện gian lận và giải quyết tranh chấp.
LayerZero có khả năng tương thích. Dự án có thể kết nối với bất kỳ blockchain nào hỗ trợ giao tiếp giữa các blockchain (IBC). Điều này có nghĩa là LayerZero có thể được sử dụng để xây dựng các ứng dụng chéo chuỗi có thể tương tác với bất kỳ blockchain nào hỗ trợ IBC.
LayerZero là một công cụ mạnh mẽ để xây dựng các ứng dụng chéo chuỗi. Nó có khả năng mở rộng, an toàn và tương thích, điều này làm cho nó lý tưởng cho việc xây dựng các ứng dụng yêu cầu khả năng tương tác với nhiều blockchain.
Dự án LayerZero là một dự án cực kỳ tiềm năng khi đã gọi vốn hơn 120 triệu trong năm 2023 và nâng tổng số vốn đã gọi được lên đến hơn 381 triệu USD và nâng định giá của dự án lên đến 3 tỷ USD, gấp 3 lần huy động vốn năm ngoái. Điều này cho thấy dự án có một sự kỳ vọng lớn vào tiềm năng phát triển trong tương lai.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về LayerZero qua bài viết: Tìm hiểu về LayerZero – Giải pháp cho sự tương tác giữa các blockchain
EigenLayer là một giải pháp được tạo ra để giải quyết vấn đề tính bảo mật bị phân cấp trong thiết kế blockchain, đặc biệt là trên mạng Ethereum. EigenLayer đưa ra một tính năng mới gọi là Re-Staking, cho phép người dùng stake ETH của họ vào một hợp đồng thông minh để mở rộng tính bảo mật cho các giao thức khác.
EigenLayer
Re-Staking mang lại lợi ích cho cả giao thức và người stake ETH. Giao thức được hưởng lợi từ tính bảo mật của Ethereum, vì tài sản thế chấp được stake để duy trì bảo mật cho Ethereum và giao thức. Người stake ETH nhận được phần thưởng từ việc stake ETH trên Ethereum và từ giao thức được bảo mật. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với rủi ro từ các điều khoản trừng phạt của các giao thức.
EigenLayer giải quyết vấn đề tính bảo mật bị phân cấp bằng cách tạo ra một lớp trung gian nơi người stake ETH có thể cấp quyền thực thi bổ sung đối với ETH của họ và restake nó cho các giao thức khác. Điều này mở ra khả năng triển khai ETH Re-Staking cho các giao thức khác và tận dụng các điều kiện phạt để khuyến khích hành động trung thực của validator.
Cơ chế Re-Staking của EigenLayer gồm hai ý tưởng cơ bản: pooled security và free-market governance. Pooled security cho phép giao thức tận dụng tính bảo mật của Ethereum bằng cách sử dụng staked ETH làm tài sản thế chấp. Free-market governance cho phép các giao thức tự quyết định việc sử dụng pooled security thông qua thị trường cạnh tranh.
EigenLayer cũng có các ứng dụng khác như EigenDA, một lớp data availability mang lại mô hình mới cho việc sử dụng dữ liệu trên Ethereum. EigenDA giúp giảm tải tính khả dụng của dữ liệu trong phạm vi bảo mật của hệ sinh thái Ethereum bằng cách kết hợp niềm tin kinh tế và niềm tin phi tập trung. Ngoài ra, EigenLayer còn có thể được áp dụng trong các lĩnh vực khác như Mev Boost, Oracle và Bridge.
Dự án EigenLayer đã cho thấy một triển vọng trong mô hình Re-Staking nên đã thành công gọi được 50 triệu USD vào đầu năm 2023. Điều này cũng mang lại sự ảnh hưởng đến các dự án thuộc mảng staking như Lido hay Rocket Pool.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dự án EigenLayer và mô hình re-staking qua 2 bài viết sau:
EigenLayer là gì? Nền tảng Re-Staking đầu tiên trên Ethereum
Re-Staking là gì? Lời giải mới cho bài toán “phi tập trung hoá” Ethereum là đây?
Scroll là một giải pháp Layer 2 cho Ethereum sử dụng công nghệ zk-Rollups để giải quyết các vấn đề tồn đọng của Ethereum như phí giao dịch cao và tốc độ giao dịch chậm.
Dự án Scroll
Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển, Scroll đã phát triển công nghệ zkEVM để tương thích hoàn toàn với Ethereum. Với công nghệ zkEVM, Scroll có thể hỗ trợ các dự án trên Ethereum mở rộng và phát triển sang hệ sinh thái của Scroll mà không cần học thêm ngôn ngữ mới. zkEVM là một máy chủ ảo cho phép tạo ra các bằng chứng zero-knowledge để xác minh độ chính xác của smart contract.
Scroll hoạt động dựa trên một kiến trúc với các thành phần như Scroll Node, Roller Network và Rollup và Bridge Contracts. Scroll cung cấp khả năng tương thích với EVM, khả năng mở rộng và tính bảo mật cao. Hiện tại, dự án đang ở giai đoạn testnet.
Dự án Scroll là một trong những dự án sử dụng cơ chế zkEVM nổi bật trong thời gian vừa qua, đã thành công trong việc gọi vốn 50 triệu USD vào đầu năm 2023 để phát triển. Điều này cũng góp phần đưa tổng số vốn đã gọi lên hơn 80 triệu USD.
Tìm hiểu thêm về Scroll qua bài viết: Scroll – Giải pháp mở rộng ZkEVM trên Ethereum
Sei Network là một blockchain Layer-1 được tạo ra để phục vụ cho DeFi và hướng tới trở thành nền tảng cơ sở cho hệ thống tài chính trong tương lai. Sei Labs, công ty phát triển Sei Network, được thành lập bởi Jeff F., người từng làm việc trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông và viễn thông tại Goldman Sachs, và Jayendra Jog, cựu kỹ sư phần mềm tại Robinhood. Sei Labs đã thu hút được 5 triệu USD vốn đầu tư từ Coinbase Ventures, Delphi Digital và Multicoin Capital.
Sei Network
Công nghệ của Sei Network đặc biệt ở việc truyền tải block và xử lý giao dịch. Thay vì truyền từng giao dịch riêng lẻ, Sei Network sử dụng tin nhắn chứa các hàm băm để tái tạo lại block hoàn chỉnh, giúp cải thiện thông lượng mạng. Sei cũng sử dụng cơ chế đồng thuận Twin Turbo, cho phép xử lý song song các giao dịch không liên quan nhau và tổng hợp lệnh thuộc cùng một thị trường. Điều này giúp tăng tốc độ xử lý và giảm rủi ro cho người tham gia thị trường.
Sei Network đã thử nghiệm thành công và cho thấy thông lượng tăng thêm 33%. Mạng lưới này có khả năng xử lý 22,000 lệnh/giây với tốc độ xử lý mỗi block khoảng 700ms, giảm đi một nửa so với cơ chế gốc của Tendermint. Các giao dịch trên Sei Network cũng giúp ngăn ngừa front-running và đảm bảo tính minh bạch trong thị trường. Hiện tại, Sei Network đã có hơn 30,000 người dùng testnet, trên 70 dự án đang được xây dựng, và hơn 500,000 giao dịch đã được tạo ra.
Vào tháng 4 năm 2023, Sei Network đã gọi thêm 80 triệu USD, trong đó 50 triệu USD là từ quỹ Bitget và Foresight, và 30 triệu USD từ các quỹ được dẫn đầu bởi Jump Capital.
Tìm hiểu thêm về dự án Sei Network tại bài viết: Sei Network: Blockchain dành riêng cho DeFi có gì đặc biệt?
BeraChain là một blockchain Layer 1 được phát triển dựa trên Cosmos SDK và tương thích với EVM. Dự án sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Liquidity nhằm ngăn chặn Sybil Attack. Berachain đã thành công huy động 42 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A dẫn đầu bởi Polychain Capital.
Dự án BeraChain
Điểm đặc biệt của Berachain là sự kết hợp giữa Tendermint và Proof of Liquidity. Điều này cho phép Berachain có tốc độ giao dịch nhanh, chi phí thấp và tạo ra khả năng tương tác với EVM.
Proof of Liquidity là một cơ chế đồng thuận mới được Berachain tạo ra. Người dùng có thể staking các token từ các nền tảng Layer 1 khác nhau và stablecoin cho một validator cụ thể để kiếm phần thưởng. Cơ chế này khuyến khích thanh khoản và ngăn chặn Sybil Attack.
Berachain cũng triển khai hệ thống Tri-Token gồm BERA, BGT và HONEY. BERA là token phí giao dịch, BGT là token quản trị có quyền bỏ phiếu và HONEY là stablecoin được bảo chứng bằng tài sản đã staking. Người dùng có thể sử dụng các token này để tham gia vào các hoạt động giao dịch và vay vốn trên nền tảng BeraChain.
Berachain nhằm tạo ra một hệ sinh thái có tính thanh khoản cao, bảo vệ mạng lưới khỏi các cuộc tấn công Sybil Attack và tối ưu hóa lợi nhuận cho người dùng.
Tìm hiểu thêm về dự án BeraChain qua bài viết:
Worldcoin là một dự án đã được phát triển từ năm 2021 nhằm tạo ra một mạng lưới danh tính và tài chính toàn cầu. Dự án hiện vẫn đang trong giai đoạn beta, nhưng đã gọi thành công 115 triệu USD ngày 25-05-2023, và nâng tổng số vốn gọi lên khoảng 240 triệu USD. Đây là một bước tiến mạnh mẽ trong việc thúc đẩy xu hướng công nghệ AI.
Worldcoin
Worldcoin, dự án crypto được đồng sáng lập sáng lập bởi Sam Altcoin - CEO của công ty OpenAI phát triển nên ChatGPT. Worldcoin mang một tầm nhìn hết sức “vĩ mô”, đó là phổ cập tiền mã hóa đến toàn bộ dân số toàn cầu. Điều này, theo dự án, sẽ thúc đẩy mức độ tiếp nhận crypto lên một nấc thang mới, mở ra tiềm năng phát triển nền kinh tế Internet và các ứng dụng phụ trợ, cũng như gia tăng tính phi tập trung.
Với vào mục tiêu mở rộng, Worldcoin dự định sẽ airdrop token WLD cho toàn bộ dân số toàn cầu. Tuy nhiên, dự án sẽ phải giải quyết một trở ngại, đó là làm sao để đảm bảo mỗi người sẽ được chia phần như nhau, tránh tình trạng mạo danh hoặc sử dụng bot để gom token. Đó là lúc điểm “kỳ dị” của Worldcoin xuất hiện: dự án sẽ “quét mống mắt” người dùng để từ đó phân bổ token.
Lưu ý: App của Worldcoin hạn chế người dùng Việt Nam.
Qua bài viết trên, Coincuatui đã cung cấp cho các bạn thông tin về Top 7 những dự án nổi bật đã gọi vốn thành công từ đầu năm 2023. Hy vọng bài viết này sẽ giúp em cho các bạn trong quá trình đầu tư.
Lưu ý: Coincuatui không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này.
Nguồn: Coin68