Thị trường tiền mã hóa tiếp tục trải qua một quý 3/2023 không có nhiều chuyển biến về giá các đồng coin top, nhưng lại ngập tràn các sự kiện, biến động giữa các mảng.
Lùm xùm hậu phá sản, chuẩn bị xả coin của FTX, hàng loạt FUD xoay quanh Binance và sự ra mắt không ít drama của Arkham hay Worldcoin là tâm điểm chú ý trong 3 tháng này.
Bên cạnh đó, mùa đông crypto bước vào giai đoạn khắc nghiệt nhất khi nhiều tổ chức lớn nhỏ lựa chọn từ bỏ ngành, phân khúc NFT ảm đạm và thanh khoản thị trường cạn kiệt.
Tổng hợp những sự kiện nổi bật trong quý 3/2023
Vậy mà GM Vietnam đã đón tiếp đến hơn 5.000 lượt người tham dự, hơn 200 dự án và hơn 40 sự kiện bên lề lớn nhỏ. Có lẽ các nhà đồng tổ chức gồm Kyros Ventures, Ancient8 và Coin98 cũng không ngờ được sức nóng của sự kiện lớn đến như vậy. Qua đó cho thấy tiềm năng của thị trường tiền mã hóa Việt Nam là điều không thể bàn cãi - không chỉ ở những dòng giới thiệu trên giấy mà còn được chứng thực bằng một sự kiện tầm cỡ quốc tế.
Nguồn ảnh: GM Vietnam
Các chủ đề nóng hổi của ngành đã được đem ra "mổ xẻ" ở sự kiện như:
Tối ngày 13/07, thẩm phán phán quyết hoạt động bán XRP cho các tổ chức bên thứ ba thông qua thỏa thuận trực tiếp hay OTC vẫn bị xem là chứng khoán, nhưng hoạt động bán qua sổ lệnh các sàn giao dịch trung gian thì không.
Về bản chất đã bác bỏ một phần cáo buộc của SEC rằng XRP là chứng khoán, thể hiện qua tính chất hợp đồng đầu tư theo như Phép thử Howey. Do đó, tòa gián tiếp thừa nhận XRP không có đầy đủ tính chất cấu thành một loại chứng khoán.
Dù chưa chính thức tuyên án, có thể thấy cán cân thắng lợi đã nghiêng về phía Ripple. Giá XRP khởi sắc, đẩy khối lượng giao dịch XRP tăng mạnh mẽ trên Binance.
Đồng thời tạo tiền lệ cho các đồng khác bị SEC tuyên bố là chứng khoán có cơ hội thắng kiện, nhờ đó mà giá SOL, MATIC, ADA tăng mạnh.
Ngày 07/07, Multichain bị rút đi lượng lớn tiền làm cộng đồng đồn đoán là giao thức bị hack. Đến ngày 11 lại tiếp tục chứng kiến dòng tiền chảy ra “bất thường" nên nghi ngờ là nội bộ rug pull.
Nhưng mọi chuyện sáng tỏ khi có thông báo vào ngày 13/07 rằng CEO dự án bị cảnh sát Trung Quốc bắt giữ. Cộng thêm việc CEO lại là người duy nhất nắm giữ khóa truy cập vào nguồn tài sản của dự án.
Cuối cùng 1 ngày sau, Multichain tuyên bố hính thức ngừng hoạt động, đặt dấu chấm hết cho dự án đình đám một thời. Các hệ sinh thái khác cũng bị liên đới ít nhiều bởi vụ việc này, nặng nhất chắc có lẽ là Fantom.
On-chain là thuật ngữ không còn xa lạ trong ngành, nhưng mãi đến khi Arkham Intelligence airdrop token ARKM và trở thành dự án Binance Launchpad thứ 32, xu hướng "điều tra" on-chain được đưa lên tầm cao mới.
Dù dính lùm xùm lộ email người dùng, cộng đồng vẫn rất háo hức với dự án khi có hơn 2,4 tỷ USD BNB được khoá để tham gia public sale ARKM.
Kể từ khi có token và dùng token để trả thưởng, người dùng của nền tảng ngày càng hoạt động sôi nổi hơn. Ví Do Kwon, Sam Bankman-Fried và Elon Musk bị truy lùng gắt gao, nền tảng cũng "khui" ra được các cụm ví nắm giữ lượng lớn BTC, ETH của Robinhood và Grayscale.
Worldcoin cũng "lên sàn" vào tháng 7 nhưng dính phải nhiều FUD hơn Arkham. Đầu tiên là việc dự án có FDV cao kỷ lục, dẫn đến các tranh cãi về giá trị thực của token.
Tiếp đến là rủi ro tiềm ẩn của hình thức định danh bằng quét võng mạc mà dự án theo đuổi. CertiK cũng báo cáo lỗ hổng có thể khiến Worldcoin bị chiếm quyền kiểm soát quả cầu Orb.
Không chỉ các nhân vật đầu ngành như Vitaklik quan ngại, nhiều quốc gia trên thế giới cũng vào cuộc điều tra Worldcoin như: Anh, Pháp, Đức, Kenya, Argentina,...
Với liên hoàn FUD như vậy, kết quả là token WLD giảm 44% sau 1 tháng ra mắt.
Cuối tháng 7, các pool thanh khoản trên Curve Finance liên tục bị tấn công vì các lỗ hổng bảo mật, tin xấu phản ánh trực tiếp làm giá CRV giảm sâu. Đến một lúc nào đó, còi báo động vang lên inh ỏi khi có một khoản vay thế chấp bằng CRV sắp bị thanh lý.
Lý do là vì nhà sáng lập Curve Michael Egorov trước đó đã dùng CRV mình được phân bổ - vốn chiếm đến 47% cung lưu hành - đem thế chấp các khoản vay lớn trên những nền tảng lending DeFi như Aave, Fraxlend, Abracadabra,...
Một khi vị thế của Michael Egorov bị thanh lý, giá CRV sẽ tiếp tục giảm sâu, kéo theo Aave, Fraxlend rơi vào vòng rủi ro. CRV dump dẫn đến một loạt các pool thanh khoản khác trong ngành báo động, rồi rủi ro depeg của USDC và USDT,...
Những ngày đầu tháng 8, tình hình nghiêm trọng đến nỗi nhà sáng lập Curve phải bán CRV qua cổng OTC cho các cá voi khác để huy động tiền, cung cấp thêm tài sản thế chấp để giảm rủi ro cho các khoản vay.
Hành động đó lại tạo ra vấn đề khác chính là cuộc chiến "Curve OTC Wars" giữa các bên mua OTC nêu trên, vì số token đó không bị lock theo smart contract mà chỉ bằng thỏa thuận.
May thay, mọi chuyện đã không diễn tiến theo chiều hướng xấu nhất. Tình hình Curve dần ổn định, họ thu hồi 70% số tiền bị đánh cắp và giá CRV tăng dần trở lại.
Layer-2 Base do Coinbase ươm mầm đã mang đến một mùa hè 2023 đầy sôi động kể từ khi mainnet.
Cái tên nổi lên đầu tiên chính là memecoin BALD: được shill và fomo rầm rộ, rồi rug pull chỉ sau 24 giờ, rồi có tin đồn dính líu với Sam FTX.
Trong vài ngày đầu tiên, danh tiếng của Base bị ảnh hưởng xấu bởi tình trạng một số dự án rug pull, hack, exploit làm người dùng mất tiền như LeetSwap hay RocketSwap.
Nhưng mọi chuyện đã cải thiện hơn kể từ khi friend.tech xuất hiện và tạo ra "cơn địa chấn" trên Base. Mạng xã hội Web3 này được cộng đồng crypto Twitter ủng hộ, rủ rê nhau "farm" tương tác để kiếm điểm thưởng, tích lũy airdrop.
Nhờ đó mà Base vươn lên trở thành một trong những Layer-2 hot hit nhất hiện tại, cùng với Optimism và Arbitrum níu giữ lượng người dùng ít ỏi giữa giai đoạn downtrend ảm đạm.
Trong bối cảnh pháp lý Mỹ vẫn quá khắc khe với tiền mã hóa, ông lớn ngành thanh toán toàn cầu là PayPal lại có một nước đi bất ngờ là ra mắt đồng stablecoin riêng mang tên PayPal USD (PYUSD).
PYUSD được PayPal phối hợp phát hành bởi Paxos, công ty stablecoin đứng sau đồng BUSD của Binance mà đã bị chính quyền Mỹ yêu cầu dừng hoạt động. Kế hoạch đã được ấp ủ từ lâu, song tưởng chừng đã bị đình chỉ sau khi Paxos gặp rắc rối với chính quyền Mỹ hồi tháng 2 năm nay.
PYUSD bảo chứng bằng đô la Mỹ, trái phiếu kho bạc Mỹ ngắn hạn và các tài sản tương đương với tiền mặt khác. Mô hình này tương tự với các stablecoin truyền thống đang phổ biến hiện nay như Tether (USDT) và USD Coin (USDC), cũng là ERC-20 trên Ethereum.
Dù bị nghi vấn về tính hữu dụng, công nghệ và phí gas, PYUSD vẫn được các ông lớn crypto săn đón, phần nào cho thấy các tổ chức truyền thống đã và đang tìm cách dấn thân vào ngành.
Theo phán quyết mới được đưa ra vào ngày 12/08, tòa án Mỹ đã thu hồi quyết định cho phép cựu CEO FTX Sam Bankman-Fried (SBF) được tại ngoại trong thời gian chờ phiên tòa xét xử vào tháng 10 tới đây. Điều này đồng nghĩa với việc nhân vật tranh cãi này sẽ bị tạm giam trong nhà tù tại thành phố New York (Mỹ).
Lý do là vì cựu CEO FTX liên tục vi phạm quy định bảo lãnh, ví dụ như sử dụng các app nhắn tin bảo mật để liên lạc với các nhân chứng quan trọng trong vụ án, cũng như tung thông tin cá nhân của cựu CEO Alameda Research là Caroline Ellison cho báo chí Mỹ
SBF liên tục tìm mọi cách giảm nhẹ tội trạng của mình, khi thì đổ lỗi cho "mùa đông crypto", khi thì đổ lỗi cho luật sư cố vấn.
Nền tảng DeFi hàng đầu lĩnh vực là MakerDAO vẫn đang khá "lao đao" với các kế hoạch cải tiến mới của mình.
MakerDAO chính thức nâng lãi suất nắm giữ DAI lên 8% vào ngày 07/08 sau khi được bỏ phiếu thông qua. Với con số 8% này, DAI là một trong những stablecoin có lãi suất nắm giữ cao nhất hiện nay.
Nhiều tay to nhanh chóng tận dụng cơ hội lãi suất này, khi dữ liệu on-chain cho thấy dòng tiền đổ vào nền tảng lending Spark Protocol tăng vọt.
Nhưng vấn đề cũng nhanh chóng xuất hiện. Chi phí vay DAI trên các lending chỉ là 3,19%, trong khi lãi suất nhận được là 8%. Không khó để cộng đồng nghi vấn về tính bền vững của mô hình này, "tiền ở đâu để trả lãi cao đến vậy"?
Do đó chỉ sau 2 ngày nâng lãi suất, MakerDAO lại điều chỉnh lãi suất về 5,8% và có một số cập nhật khác. Cùng lúc, đội ngũ cũng tiết lộ airdrop token SPK.
Câu chuyện này một lần nữa cho thấy MakerDAO vẫn đang loay hoay với định hướng mới của mình, chưa thực sự làm rõ được lộ trình phát triển kế tiếp. Dù đã là nền tảng DeFi hàng đầu, đội ngũ vẫn cần những bước đi chiến lược mới có thể nâng tầm dự án của mình vượt ra ngoài khuôn khổ thị trường tiền mã hóa.
Xem thêm: ARKM Token là gì
Ngày 06/08, hàng loạt FUD bủa vây Huobi: nhân sự cấp cao bị Trung Quốc điều tra, nguy cơ vỡ nợ, USDT bị bán tháo. Dù chỉ là tin đồn trên mạng xã hội nhưng đã gây ra lo ngại không nhỏ đối với người dùng - những người đã trải qua nhiều kinh nghiệm đau thường từ các vụ sàn vỡ nợ trước đây.
Do đó, người dùng đã rút 44 triệu USD stablecoin khỏi Huobi chỉ trong hai ngày cuối tuần, đẩy sàn rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản. Từ đó lo ngại và FUD tiếp tục có cơ hội lan truyền.
Đến ngày 08/08, Justin Sun đã chuyển 200 triệu USD lên Huobi để cứu vãn tình hình. Mọi chuyện dần đi vào ổn định.
Tuy nhiên, cộng đồng vẫn không ngừng theo dõi các hoạt động on-chain của Sun, và vì là nhân vật bị nhiều người "ghét", danh tiếng của Huobi cũng bị ảnh hưởng lây.
Đến ngày 13/09, Huobi đổi tên thành "HTX" nhân kỷ niệm 10 năm thành lập. Nhưng việc đổi thương hiệu này lại một lần nữa dấy lên nhiều chỉ trích, cộng đồng cho rằng quá giống lên "FTX".
Sàn Huobi đổi tên thành HTX nhân kỷ niệm 10 năm thành lập
Chỉ hơn 10 ngày sau, HTX bị hacker "viếng thăm", thất thoát 7,9 triệu USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 10 năm hoạt động mà Huobi ghi nhận sự cố bảo mật dẫn đến thiệt hại tiền cho người dùng.
Cuối tháng 8, cộng đồng đón nhận tin tức đáng mừng là Grayscale khiếu nại SEC về đề xuất ETF Bitcoin thành công.
Đây được xem như thắng lợi đầu tiên trong công cuộc mở đường cho việc phê duyệt Bitcoin ETF, buộc SEC phải nghiêm túc xem xét các đề xuất chứ không thể lảng tránh được nữa.
Thị trường crypto phục hồi mạnh mẽ vào những ngày cuối tháng nhờ tín hiệu tích cực này.
Tăng trưởng chưa được bao lâu thị trường lại đối mặt nguy cơ mới. Đó là việc FTX được tòa án cho phép bán số tài sản crypto đang nắm giữ để thu về tiền fiat ổn định hơn.
Áp lực bán xả từ 3,4 tỷ USD dưới dạng SOL, BTC, ETH cùng nhiều altcoin khác làm cộng đồng chao đảo, thị trường tiếp tục lao đao.
Các token thanh khoản cao mà FTX đang nắm giữ tính đến ngày 31/08/2023
Dĩ nhiên, không phải 3,4 tỷ USD sẽ bị bán ra cùng một lúc, như Coincuatui đã phân tích với trường hợp của SOL. Nhưng đây vẫn như "quả bom" hẹn giờ chỉ chực chờ nổ tung.
Thêm một "quả bom" hẹn giờ khác là Mt. Gox lên sóng. Và lại là "bài ca" dời thời hạn trả nợ thêm 1 năm nữa.
Chủ nợ của sàn giao dịch này tiếp tục chờ đợi mòn mỏi không biết khi nào mới có thể lấy lại tiền của mình.
Cả quý 3 chứng kiến hàng loạt ông lớn Phố Wall nộp đơn xin phê duyệt Bitcoin ETF lên SEC gồm BlackRock, Fidelity, WisdomTree, Valkyrie, VanEck, Invesco, ARK Invest,..
Dù xác nhận đang xem xét các đề xuất và còn bị các nghị sĩ yêu cầu phê duyệt "ngay lập tức", SEC vẫn lần lượt trì hoãn thời hạn ra quyết định.
Cơ quan này đã trì hoãn đề xuất của ARK Invest vào giữa tháng 8, các đề xuất của nhóm tập đoàn tài chính Phố Wall vào đầu tháng 9 và tiếp tục trì hoãn ARK Invest sang tháng 1 năm sau.
Các ETF Bitcoin spot đang được SEC cân nhắc. Ảnh: Bloomberg
Những ngày cuối tháng 9 cộng đồng lại chứng kiến cuộc "chạy nước rút delay" của SEC một lần nữa. Cơ quan này đã ra thông báo trì hoãn 6 trong tổng số 7 đề xuất ETF Bitcoin spot của các ông lớn Phố Wall, gồm BlackRock, Valkyrie, Invesco, Bitwise, Fidelity và WisdomTree.
Hiện chỉ còn đề xuất của VanEck là SEC chưa "đả động" gì đến.
Bất chấp việc SEC liên tục trì hoãn, nhà phân tích của Bloomberg vẫn nhận định xác suất ETF Bitcoin spot được phê duyệt trong năm 2023 là lên đến 75%, còn năm 2024 là 95%.
Ngoài những sự kiện nổi bật diễn ra trong từng tháng, quý 3 này còn chứng kiến một số diễn biến quan trọng của thị trường. Từ việc Binance chưa thể "giải hạn" đến việc "mùa đông crypto" trầm trọng đến nỗi nhiều tổ chức phải rời bỏ thị trường và NFT rơi vào giai đoạn thoái trào.
Binance trong thời gian qua đã chứng kiến một sự “thay máu” trong bộ máy quản lý cấp cao, với nhiều vị trí quan trọng rời đi kể từ khi sàn bị SEC kiện. Danh sách ấy bao gồm:
- Ngày 01/09/2023, đến lượt Giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Binance là Leon Foong xin từ chức.
- Ngày 04/09/2023, Giám đốc Sản phẩm toàn cầu của Binance là ông Mayur Kamat xin từ chức chỉ sau 18 tháng làm việc.
- Ngày 06/09, hai quản lý cấp cao của Binance tại khu vực Đông Âu và Nga là Gleb Kostarev và Vladimir Smerkis cũng xin từ nhiệm trong bối cảnh Binance bị áp lực vì vẫn cung cấp dịch vụ tại Nga bất chấp lệnh cấm vận của các nước phương Tây. Sàn được đưa tin là đang cân nhắc rút khỏi thị trường Nga để tránh có thêm rắc rối pháp lý.
- Ngày 07/09, báo Wall Street Journal đưa tin bà Helen Hai - Phó Chủ tịch cấp cao quản lý mảng giao dịch fiat, NFT và Fan Token, kiêm Giám đốc Binance Charity - cũng từ chức dù đã đồng hành cùng Binance từ tận năm 2018.
- Ngày 13/09, Giám đốc Binance.US là ông Brian Shroder từ chức, sàn lại cắt giảm 100 nhân sự.
Ngoài ra sàn còn dính tin đồn sa thải 1.000 nhân sự và cắt giảm phúc lợi nhân viên.
Ngoài việc kiện cáo với SEC Mỹ, Binance còn gặp rắc rối pháp lý với nhiều quốc gia từ Á sang Âu. Đơn cử như Anh, Hà Lan, Bỉ, Síp, Brazil, Áo, Pháp, Đức và Úc.
Thị phần của Binance đã bị ảnh hưởng nặng nề trong quãng thời gian này, đặc biệt là ở Mỹ khi nền tảng Binance.US đã mất đối tác ngân hàng xử lý giao dịch USD và chỉ còn có thể xử lý yêu cầu nạp rút USD của khách hàng.
Hơn nữa, sàn cũng đã chấm dứt thỏa thuận tài trợ cho tuyển bóng đá Argentina, vốn có thời hạn 5 năm.
Với việc danh tiếng và thị phần giảm sút, sàn buộc phải tìm cách giữ chân người dùng và dòng tiền, đồng thời cạnh tranh với các đối thủ đang lên khác.
Đầu tiên là động thái "nâng đỡ" một stablecoin mới là FDUSD, để thế chỗ của BUSD và TUSD. Nhờ đó, vốn hóa FDUSD tăng 51% trong 30 ngày, sắp "chen chân" vào top 10 stablecoin. Nhưng cũng giống như TUSD trước đây, FDUSD sớm vướng vào một số nghi vấn làm cộng đồng lo ngại không ít.
Tiếp đến là động thái ra mắt launchpool, launchpad thường xuyên hơn nhằm "trợ giá" BNB cũng như giữ traffic của sàn.
Lịch trình ra mắt và niêm yết các dự án trên Binance năm 2023
Cộng đồng còn đồn đoán Binance "gợi ý" giúp các dự án low-cap tăng cường thanh khoản.
Cuối cùng là một số chiến dịch ưu đãi cho các thị trường trọng điểm như Việt Nam. Cụ thể, Binance Futures ra mắt tính năng copy trade cho người dùng Việt, mà không phải phổ quát cho toàn bộ người dùng.
Giới chức Mỹ tiếp tục tỏ thái độ hà khắc với tiền mã hóa, khi SEC và CFTC "thi nhau" cáo buộc tội danh đối với nhiều công ty, tổ chức trong ngành.
Cụ thể các bạn có thể xem trong hình sau:
Những tổ chức crypto bị giới chức Mỹ nhắm đến
Nếu uptrend chứng kiến hàng loạt dự án Layer-1 ra đời, tự tin tuyên bố là "Ethereum Killer" thì trong downtrend cũng chính những dự án đó bị đào thải đầu tiên.
Người dùng và dòng vốn co cụm lại, chỉ tập trung ở những nền tảng có công dụng thật, dẫn đầu là Ethereum. Vì vậy, các dự án khác nếu muốn giữ người dùng và không trở thành "miền đất chết" thì buộc phải tiếp xúc, xây dựng cầu nối với Ethereum.
Các Layer-2 đang xây dựng
Đó là lúc xu hướng xây dựng Layer-2 nở rộ. Quý vừa qua đã có Base, Zora Network, DeBank, Ancient8 Chain, Starknet, Shibarium, Linea,...
Thậm chí các dự án vốn là Layer-1 cũng chuyển hướng sang làm Layer-2 như Celo, Canto, Manta Network.
Đã qua rồi thời NFT chiếm sóng, mảng nghệ thuật số giờ đây chỉ còn nhiều nuối tiếc về "một thời đã xa".
Mùa đông crypto đang ở vào giai đoạn khắc nghiệt nhất, khiến hàng loạt tổ chức lớn nhỏ phải "thắt lưng buộc bụng", thu hẹp phạm vi hoạt động, thậm chí đáng buồn hơn là nói lời "tạm biệt" ngành crypto.
Thị trường downtrend, chỉ có các vụ hack là uptrend.
Top 10 vụ hack lớn nhất ngành crypto năm 2023, tính đến cuối tháng 9
Jane
Nguồn: Coin68