Thị trường tiền mã hoá luôn nổi tiếng với các câu chuyện về các tỷ phú, những người dám tin vào bước phát triển của crypto cũng như những ứng dụng trong tương lai của nó. Thế nhưng, trong 100 người thì chỉ có khoảng 10 người thành công trở thành tỷ phú với thị trường này, còn đối với những người bình thường như chúng ta thì crypto sẽ có những cách kiếm thu nhập một cách thụ động. Vậy những cách đó là gì? Hãy cùng Coincuatui tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Thu nhập thụ động là gì? Những cách thụ động hoá thu nhập trong crypto
Thu nhập thụ động có thể được hiểu là cách mà người dùng kiếm tiền mà không bỏ nhiều hoặc bỏ ít công sức hơn công việc chính. Nó phải đảm bảo những yếu tố như không tốn nhiều thời gian cũng như công sức để duy trì. Do đó, việc trading tiền mã hoá không thể được tính vào việc thu nhập thụ động vì sẽ tiêu tốn nhiều thời gian để nghiên cứu và cập nhật thông tin.
Tuy nhiên, việc kiếm thu nhập thụ động trong thị trường tiền mã hoá cũng sẽ tiềm ẩn một số rủi ro mà người dùng cần cân nhắc trước khi sử dụng. Nhưng nhìn chung, nếu so sánh với những cách đầu tư khác, chúng vẫn an toàn và ít tốn thời gian hơn.
Đào tiền mã hoá hay đào coin là việc sử dụng sức mạnh máy tính để giải những bài toán phức tạp của blockchain, sau khi tìm ra kết quả, người dùng sẽ nhận được phần thưởng là coin/token. Mục tiêu của các bài toán là đảm bảo tính đồng thuận và bảo mật của hệ thống
Bitcoin và Ethereum (trước khi chuyển sang Proof of Stake) là 2 trong số nhiều đồng coin được các miner ưa chuộng, ở giai đoạn đầu khi tốc độ hash vẫn còn thấp, việc một máy tính có cấu hình cơ bản đào được nhiều Bitcoin và Ethereum là việc rất bình thường. Tuy nhiên khi tốc độ hash được tăng lên, các miner đã chuyển từ việc sử dụng CPU (Central Processing Unit) sang GPU (Graphics Processing Unit). Thậm chí, về sau này, khi cuộc chơi trở nên khắc nghiệt hơn, các ASIC (Application-Specific Integrated Circuit - Vi mạch tích hợp chuyên dụng) đã được tạo ra. Các ASIC đã nâng cao khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của các miner từ đó gia tăng thêm phần thưởng và lợi nhuận.
Cũng chính vì thế, bên cạnh Bitcoin, đồng coin đã có tối độ hash quá cao thì người dùng có thể tìm kiếm các đồng coin Proof of Work khác để tìm kiếm thêm thu nhập. KAS đã từng được xem là những đồng coin thay thế dành cho các miner, tuy nhiên hiện nay, tốc độ hash của nó cũng đã tương đối cao nên việc tham gia vào các pool đào sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc cho người dùng.
Nếu người dùng có thể đào coin với Proof of Work thì đối với cơ chế đồng thuận Proof of Stake thì chúng ta có thể chạy node để kiếm thêm thu nhập. Sẽ có 2 dạng chạy node cho người dùng đó là chạy từ khi dự án chưa ra mắt mainnet để nhận được airdrop hoặc trở thành validator của dự án.
Trên thực tế, node là khái niệm đã tồn tại từ rất lâu trên thế giới, gần như ngay khi mạng vô tuyến viễn thông được ra đời. Node là các thiết bị điện tử tương tác và thực hiện chung một nhiệm vụ cụ thể trên cùng một mạng lưới. Đối với blockchain, các node sẽ giữ nhiệm vụ truyền tin giữa các đơn vị tồn tại trong cấu trúc, từ đó duy trì tính đồng thuận và bảo mật.
Hiện tại, người dùng có thể chạy node những dự án chưa ra mắt mainnet để nhận được airdrop trong tương lai. Bên cạnh đó, người dùng có thể stake một lượng tiền nhất định để trở thành validator của dự án, sau một khoảng thời gian nhất định, người dùng sẽ nhận được phần thưởng.
Tương tự như việc gửi tiết kiệm ngân hàng, staking là việc người dùng sẽ khoá một lượng coin/token nhất định để nhận lại lãi. Khoản lãi này sẽ dao động dựa trên khoản tiền mà người dùng stake cũng như thời gian khoá mà họ đã chọn. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa staking và gửi tiết kiệm đó chính là khoản stake của người dùng sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho dự án. Điều này cải thiện mạnh mẽ tốc độ giao dịch, tính bảo mật cũng như khả năng mở rộng của dự án.
Lending một hình thức có thể kiếm thu nhập hoàn toàn thụ động từ việc cho cá nhân hoặc tổ chức vay tiền. Hiện tại, có rất nhiều nền tảng như: MakerDAO, Compound, Aave,... cho phép người dùng khoá coin/token của mình để cho vay và nhận lãi sau một khoảng thời gian nhất định.
Airdrop là hoạt động gần như tối cần thiết đối với các dự án trước thời điểm TGE, nó không chỉ giúp các dự án thu hút được nhiều người dùng mà nó còn mang đến cho user cơ hội kiếm được token cũng như lợi nhuận trong tương lai gần. Những hình thức airdrop phổ biến mà người dùng có thể cân nhắc để tham gia đó chính là:
Testnet: Trải nghiệm và sử dụng cũng như chạy node ở giai đoạn sớm của dự án.
Stake to airdrop: Người dùng sẽ được yêu cầu stake một lượng coin/token nhất định để nhận được airdrop trong tương lai.
Bounty airdrop: Hoàn thành các nhiệm vụ tương tác xã hội như theo dõi các kênh social media của dự án như: X (Twitter cũ), Facebook hoặc Telegram.
Play to airdrop: Đây là hình thức thường được các dự án GameFi sử dụng để thu hút thêm người dùng.
Bên trên là toàn bộ thông tin về thu nhập thụ động cũng như những cách để kiếm được thu nhập một cách thụ động trong thị trường tiền mã hoá. Thông qua bài viết, hy vọng Coincuatui đã mang đến cho người đọc những góc nhìn tổng quan nhất về cách tối ưu hoá lợi nhuận từ số vốn ban đầu mà không phải tốn quá nhiều thời gian.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư, Coincuatui không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!
Nguồn: Coin68