Vậy là quý thứ 3 của năm 2022 đã kết thúc. Thị trường crypto tiếp tục một giai đoạn ảm đạm, ít tin tức tích cực. Trái lại, 3 tháng vừa qua có nhiều tin tức xấu từ nội tại lẫn bên ngoài làm ảnh hưởng đến lĩnh vực còn non trẻ này. Hãy cùng Coincuatui điểm qua những diễn biến quan trọng của quý vừa qua nhé.
Thị trường crypto quý 3/2022: Chịu ảnh hưởng mọi mặt từ Mỹ
Nối tiếp cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ sự sụp đổ của LUNA-UST trong quý 2, quý 3 chứng kiến hàng loạt cuộc suy thoái thậm chí dẫn đến cả phá sản của các công ty đã từng rất lớn mạnh trong thị trường.
Một số cái tên bị ảnh hưởng có thể kể đến như:
– Phá sản: Three Arrows Capital (3AC), Voyager Digital, Celsius.
– Thua lỗ hoặc thiếu tiền: CoinFLEX, Genesis Trading, BlockFi, Babel Finance.
Diễn biến khủng hoảng thanh khoản trong quý 2-3/2022
Sự kiện phát triển quan trọng nhất của quý chắc hẳn là The Merge. Sau nhiều năm chuẩn bị và lần lượt thử nghiệm, The Merge của Ethereum cuối cùng cũng hoàn thành. Các bạn có thể xem lại tổng hợp các bài viết xoay quanh chủ đề này tại đây:
Với một sự kiện bullish như vậy, giá ETH chắc chắn có nhiều biến động. ETH đã pump trước thềm The Merge nhưng sau sự kiện thì bắt đầu giảm dần. Cùng đọc lại bài viết phân tích của Coincuatui tại đây: Tại sao giá Ethereum giảm sau The Merge?.
Ngoài ra, một diễn biến phái sinh khá gây bất ngờ là sự xuất hiện của các đồng fork Ethereum Proof-of-Work (PoW) với đại diện tiêu biểu là ETHW. Sở dĩ bất ngờ là vì trong quý trước, thậm chí những năm trước chưa hề nảy sinh tranh luận về ETH1 – ETH2. Nhưng khi The Merge đã rất cận kề thì ý tưởng fork chain mới xuất hiện.
Ở thời điểm hiện tại, ETHW đang là một trong những đồng coin nhận được nhiều sự chú ý trong cộng đồng. Dù không có quá nhiều đột phá về dự án, nhưng giữa lúc thị trường ảm đạm, ETHW là điểm sáng thu hút dòng tiền đổ về. Ngoài ra, động thái mới nhất của Binance là mở pool đào ETHW miễn phí càng giúp đồng coin này FOMO hơn.
Nếu như quý 2 vẫn còn là sân khấu dành riêng cho NFT, thì trong quý 3, động lực tăng trưởng của phân khúc đã dần cạn kiệt. Sự FOMO lắng xuống, các dự án mới ra mắt không còn quá đặc biệt để thu hút nhà đầu tư.
Sân chơi NFT giờ đây được phân chia rõ ràng:
Một phần dành cho các bộ sưu tập OG đã quá nổi tiếng như BAYC, CryptoPunks, Azuki,… Phần còn lại là các xu hướng nhất thời, để flipper tranh thủ “cày whitelist” và bán NFT nhanh chóng thu về lợi nhuận.
– Các dự án gọi vốn: Doodles (54 triệu USD), Azuki (30 triệu USD),…
– Các trào lưu nổi nhanh “lặn” cũng nhanh: Free Mint, Lazy Mint,…
– Xu hướng mới dự kiến sẽ định thị trường trong tương lai: Cho vay NFT (BendDAO), AMM (sudoswap/sudoAMM), Fractionalized NFT hay NFT phân mảnh,…
Thị trường tiền mã hóa không thể nằm ngoài chuyển động kinh tế-tài chính thế giới. Trong quý này, chúng ta chứng kiến những lần giá BTC bay nhảy sau khi FED Mỹ công bố tin lạm phát, tin lãi suất. Chart giá “nhảy” nhanh đến nỗi hầu hết trader đều phải bật nến đến hàng phút trong những thời điểm như thế.
– Bitcoin và Ethereum “rung lắc” vì thông tin lạm phát tháng 6;
– BTC phản ứng tích cực với tin CPI tháng 7 vì lạm phát hạ nhiệt;
– Giá BTC, ETH biến động mạnh sau tin lạm phát Mỹ tháng 08/2022;
– Giá BTC, ETH giảm mạnh sau tin điều chỉnh lãi suất từ FED.
Từ đó, cộng đồng cũng chú ý nhiều hơn đến những diễn biến trên thị trường tài chính truyền thống.
Tiền mã hóa dần hòa cùng dòng chảy kinh-tài toàn cầu, âu cũng là tín hiệu đáng mừng.
Và cũng là hệ quả tất yếu: giữa thời điểm toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng kinh tế, crypto cũng không thể tăng trưởng mạnh. Các chuyên gia phân tích càng có lý do để phủ định việc “Bitcoin là tài sản trú ẩn an toàn”, vì giá BTC biến động “nhịp nhàng” với cổ phiếu công nghệ nhiều hơn là ổn định.
Thời gian trước đây, đã có nhiều trường hợp các dự án crypto phải đối mặt với giới chức quản lý, chẳng hạn như Ripple bị SEC kiện hay chính quyền New York chống lại Bitfinex-Tether.
Tuy nhiên, vụ việc Mỹ liệt website Tornado Cash vào danh sách trừng phạt là trường hợp đầu tiên chúng ta chứng kiện việc đối chọi gay gắt giữa sự kiểm soát của chính phủ một nước với tinh thần đề cao phi tập trung và quyền riêng tư của tiền mã hóa.
Diễn biến việc Tornado Cash bị Mỹ liệt vào danh sách trừng phạt
Chính vì lẽ đó, bản án Tornado Cash không chỉ là việc riêng của một dự án mà thể hiện tình trạng chung của crypto hiện nay:
Ẩn danh, phi tập trung thì hoạt động trong “vùng xám”;
Hay tuân thủ pháp lý nhưng khó đề cao được tinh thần “tự do” của tiền mã hóa?
Pháp lý tiền mã hóa tại Mỹ vẫn luôn là đề tài được quan tâm nhất nhì trong cộng đồng. Bởi lẽ, với cương vị là cường quốc hàng đầu thế giới, những quy tắc mà Mỹ áp dụng với crypto sẽ được các nước khác thảo luận và tham khảo.
May mắn thay, giới chức Mỹ không có ý định cấm triệt để như Trung Quốc mà muốn đưa crypto vào khuôn khổ quản lý phù hợp.
Quý 3 này có một diễn biến vô cùng quan trọng là chính quyền Mỹ ban hành hướng dẫn mới về quản lý crypto. Đây được xem là hướng dẫn đầy đủ đầu tiên về các quy định cho lĩnh vực tiền mã hóa với một số điểm chính như:
– Mỹ để ngỏ khả năng phát hành CBDC;
– Stablecoin vẫn bị xem là thách thức đối với hệ thống tài chính. Và việc này càng nghiêm trọng hơn sau vụ sụp đổ LUNA-UST. Thậm chí gần đây có dự luật quản lý stablecoin đề xuất cấm stablecoin thuật toán kiểu UST;
– Các cơ quan có liên quan sẽ tăng cường giám sát thị trường tiền mã hóa.
Trong thời gian tới, chúng ta có thể kỳ vọng Mỹ sẽ phát hành thêm nhiều quy định mới để quản lý thị trường còn non trẻ. Đây là ưu điểm và cũng là thách thức đối với các công ty crypto muốn hoạt động hợp pháp tại nước này.
Jane
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68