Mở đầu tháng 10 mời độc giả cùng Coincuatui xem lại một vài chỉ số on-chain thị trường tháng 9, diễn biến giao dịch của hacker FTX và một vài vụ tấn công khác.
Sự kiện on-chain nổi bật tuần qua (02/10 - 07/10)
Tháng 9 vừa qua kéo dài với sự ảm đạm. Dưới đây là một số chỉ báo tổng quan về tình hình thị trường được tổng hợp theo dữ liệu từ The Block.
Volume on-chain BTC và ETH
Volume toàn thị trường giảm dẫn đến các chỉ số khác liên quan cũng không mấy khả quan:
Lợi nhuận thờ đào BTC
Volume các NFT marketplce
Volume giao dịch Spot trên CEX
ETH được đốt theo thời gian
Volume giao dịch hợp đồng tương lai BTC và ETH
Thị phần sàn gioa dịch tập trung
Volume giao dịch stablecoin
Từ ngày 30/09 đến 06/10, kẻ tấn công sàn giao dịch FTX ngay thời điểm sàn nộp đơn phá sản và thu về túi hơn 500 triệu USD vào tháng 11/2022 đã tiến hành di chuyển tổng cộng 75.636 ETH (khoảng 124 triệu USD).
Các địa chỉ ví chuyển tiền:
Theo dữ liệu từ Lookonchain, 15.000 ETH (khoảng 25,13 triệu USD) được ví 0x3e9 chuyển đến 6 địa chỉ ví khác nhau. Sau đó các địa chỉ này bắt đầu phân tán tài sản đến nhiều ví khác nhau, trộn hash và swap trên MetaMask, chuyển ETH qua lại giữa các ví. Dù vậy đích đến cuối cùng vẫn là THORChain Router mục đích nhằm chuyển đồi ETH trên THORSwap của THORChain, hiện đang được nhiều hacker lựa chọn để rửa tiền.
Giao dịch chuyển ETH đến THORChain từ một ví trung gian. Nguồn: Arkham Intelligence
Ngoài ra, một ví khác 0x7F3 trong 2 ngày từ 1/10 - 2/10 cũng tiến hành các hoạt động chuyển 15.000 ETH (khoảng 25,61 triệu USD) qua nhiều lớp ví trung gian đến THORChain Router.
Giao dịch chuyển ETH đến THORChain từ ví 0x7F3. Nguồn: Arkham Intelligence
Vào ngày 3/10, hacker lại tiếp tục chuyển 15.000 ETH (25.02 triệu USD) thông qua ví 0xD53 đến THORChain Router và swap sang BTC.
Giao dịch chuyển ETH đến THORChain từ ví 0xD53. Nguồn: Arkham Intelligence
Hai địa chỉ ví còn lại là 0x9B1 và 0xA12 đều có hành vi tương tự như 3 ví trên. Phần lớn tài sản được chuyển đến THORChain Router được swap sang BTC để bridge đến mạng lưới Bitcoin, phần nhỏ được chuyển đến Railgun và dùng mua tBTC.
Tuy nhiên mới đây sau thông báo tạm dừng hoạt động swap từ THORSwap, một vài địa chỉ bắt đầu swap ETH sang tBTC, rồi dùng TheTNetwork để chuyển tài sản đến mạng lưới Bitcoin.
Hiện tại, cụm ví 14 ví được đánh dấu FTX Exploiter vẫn đang nắm giữ 103.249 ETH (trị giá 168,78 triệu USD).
BigWhale.io, giao thức cho stake, kiếm lợi nhuận và vay BNB trên BSC được kiểm duyệt hợp đồng thông minh bởi đơn vị Certik, công bố bị tấn công giả mạo với thiệt hại 1,5 triệu USD. Dựa trên dữ liệu on-chain, vào khoảng ngày 3/10 một giao dịch có phương thức là zApproveLoanGrant thực hiện không thành công được khởi tạo từ địa chỉ ví 0xe69.
Giao dịch thất bại khi tương tác hợp đồng. Nguồn: Etherscan
Sau đó, ví 0xe69 tếp tục kích hoạt một giao dịch khác rút hơn 7.000 BNB, khoảng 5% tiền phí phát triển được lưu trữ trong hợp đồng BigWhale: Staking and Lending. Số BNB này đã được chuyển đến ví của kẻ tấn công.
Giao dịch rút hơn 7.000 BNB. Nguồn: Etherscan
Số tiền cướp từ BigWhale đã được hacker phân tán đi đến nhiều địa chỉ khác nhau để tránh bị đóng băng.
Giao dịch phân tán tài sản. Nguồn: Arkham Intelligence
BigWhale cam kết hoàn trả tiền lại tất cả các nhà đầu tư và tiến hành điều tra kỹ lưỡng về cuộc tấn công. Ngoài ra, giao thức cũng khẳng định đây không phải lỗi của Certik vì trước đó Certik đã đề xuất sử dụng ví đa chữ ký như Gnosis Safe để triển khai hợp đồng, nhưng BigWhale đã triển khai hợp đồng trên ví cứng trước khi nhận được gợi ý từ họ.
Giải thích về lý do không đi theo gợi ý của Certik, phía giao thức lo ngại việc thay đổi chủ sở hữu hợp đồng thành ví đa chữ ký Gnosis có thể dẫn đến mất quyền truy cập vào hợp đồng, đặc biệt Gnosis không hoạt động tương thích với BSCScan trong giai đoạn kiểm tra.
Ngoài ra, dự án cũng suy đoán rằng có thể một nhân viên đã làm trái với hướng dẫn khi kết nối ví Ledger với MetaMask, tạo điều kiện cho phép kẻ tấn công kiểm soát hợp đồng.
Như Coincuatui đã đưa tin về tài khoản X của Vitalik Buterin bị hack và đăng link phishing rút hơn 690.000 USD từ nhà đầu tư, nguyên nhân sự việc được cho xuất phát từ hành động đánh tráo SIM. Trong tuần đầu tiên của tháng 10, liên tiếp xảy ra vụ tấn công ứng dụng mạng xã hội friend.tech thông qua hình thức này.
Đầu tiên vào ngày 3/10, một tài khoản X tên @darengb đã lên tiếng báo với cộng đồng bị thiệt hại 22 ETH (khoảng 36.600 USD) trong tài khoản friend.tech. Theo đó, tài khoản này đã bán 34 key.
Một ngày sau đó (04/10), thám tử on-chain ZachXBT đã thông báo tìm ra một kẻ tấn công SIM và thu lợi 234 ETH từ 4 tài khoản friend.tech.
Giao dịch rút tiền từ tài khoản trên friend.tech. Nguồn: ZachXBT
Không dừng lại ở đó, từ ngày 6/10, hacker tiếp tục áp dụng hình thức tráo SIM để tấn công các tài khoản friend.tech khác và thu về gần 100 ETH. Kẻ tấn công lợi dụng việc friend.tech cung cấp dịch vụ tập trung và có thể được đăng ký bằng số điện thoại, email hoặc tài khoản Apple mà không cần xác thực hai yếu tố (2FA), dẫn đến nguy cơ bị rò rỉ dữ liệu rất cao.
Tối ngày 6/10, Galxe thông báo bị tấn công front-end, website dự án đã không còn hoạt động và đội ngũ đang làm việc để xử lý vấn đề.
Theo Peckshield, nếu người dùng kết nối ví và "approve" cấp quyền cho đường link lạ trên Galxe thì sẽ bị rút hết tài sản. Thám tử on-chain ZachXBT cho biết ví rút tiền có khả năng là địa chỉ đã tấn công Balancer theo hình thức tương tự vào giữa tháng 9. Hacker đã rút được đi hơn 100.000 USD tiền của người dùng Galxe.
Một số giao dịch rút tiền từ hacker. Nguồn: Arkham Intelligence
Coincuatui tổng hợp
Nguồn: Coin68