Sau khi Luna và UST sụp đổ, khi nhắc đến từ khoá “stablecoin”, nhiều người sẽ có ngay cảm giác e sợ. Tuy nhiên, hãy cùng điểm qua một vài mô hình stablecoin khác, liệu có điều gì đặc biệt, hay cải tiến nào để giúp tránh khỏi vết xe đổ của UST không nhé! Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Coincuatui tổng hợp lại những thông tin hiện có xoay quanh đồng stablecoin USN của Near này nhé!
Theo những thông tin được dự án cung cấp, USN là stablecoin thuật toán với cơ chế cân bằng giá tương tự như đồng UST của hệ sinh thái LUNA (tức để mint 1 USN, cần có 1 USD giá trị NEAR).
Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở chỗ USN cho biết họ hoàn toàn có đủ công cụ bảo chứng và giải pháp để duy trì mức APY “cao + bền vững” cho đồng stablecoin của mình, thứ đã trở thành yếu điểm chết người của LUNA và UST.
>> Xem thêm: Vén màn hậu trường vụ Terra – UST bị “tấn công”
Mô hình cụ thể và điểm khác nhau sẽ được giải thích trong phần sau.
Nếu anh em nào chưa từng nghe qua mô hình của LUNA – UST thì có thể tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
> Xem thêm: 5 câu hỏi về Terra (LUNA) và stablecoin UST mà chính tác giả cũng cần lời giải đáp
Như đã nói ở trên, USN được tạo ra bằng cách dùng NEAR để mint ra stablecoin này theo tỷ lệ 1:1. Đồng nghĩa 1 USD giá trị NEAR được “khoá” sẽ mint ra được 1 USN và theo chiều ngược lại 1 USN có thể quy đổi sang 1 USD giá trị NEAR. Mình sẽ đi sâu vào giải thích việc dùng từ “khoá” NEAR thay vì “burn – huỷ” trong phần sự khác nhau của USN và UST.
Giống với LUNA – UST, stablecoin USN của NEAR sẽ có cơ chế cân bằng như sau:
Tuy cơ chế là tựa tựa, nhưng nếu đi sâu vào mặt kỹ thuật, 2 mô hình stablecoin này vẫn có một vài chi tiết khác nhau.
Điểm khác biệt đầu tiên nằm ở việc burn đồng coin điều phối. Khi tạo ra UST, LUNA sẽ được burn, tức bị huỷ khỏi nguồn cung. Trong khi đó, USN được mint khi NEAR được lock vào quỹ Reserve Fund. Quỹ này sau đó sẽ triển khai staking Near vào mạng lưới, tạo ra nguồn thu từ staking, từ đó giúp duy trì mức lãi cho stablecoin USN.
Điểm khác biệt tiếp theo nằm ở chính quỹ dự trữ Reserve Fund. Như vậy, để có USN, phải có một lượng NEAR được đưa vào Reserve Fund để bảo chứng. Điều này trái với xu hướng của LUNA, khi dự án này mint UST ra thị trường, sau đó mới bắt đầu huy động tiền để mua các tài sản như BTC, AVAX,… để bỏ ngược vào quỹ dự trữ.
Bên cạnh đó, ở thời gian đầu, quỹ Reserve Fund này sẽ có tổng giá trị cao hơn lượng cung USN trên thị trường. Ngoài Near được nạp vào quỹ để mint USN, trong Reserve Fund còn có sẵn một lượng USDT để hỗ trợ đỡ giá cho USN ở thời điểm đầu.
Một điểm khác, cũng có liên quan đến quỹ Reserve Fund, đó là sự khác biệt trong cách tạo ra staking yield, hay lãi APR cho đồng stablecoin. Cá nhân mình thấy, nếu để so sánh thì quỹ Reserve Fund (với sự quản lý của Decentral Bank) có vai trò tựa tựa với Anchor Protocol. Theo đó, cả hai để đóng vai trò quản lý mức lãi suất và tạo nguồn doanh thu từ hoạt động staking yield. Tuy nhiên, staking yield từ Anchor của Luna đến thụ động và phải phụ thuộc vào tài sản thế chấp của những người đi vay, thì staking yield của Decentral Bank sẽ được kích hoạt ngay từ khâu mint ra stablecoin.
Đầu tiên đó là việc USDT có mặt phần lớn trong các khâu quy đổi của USN. Trong roadmap hiện tại của USN, vẫn chưa thấy dấu hiệu nào là dự án sẽ tích hợp stablecoin USDC (đồng tiền cá nhân mình cho rằng có độ an toàn cao hơn).
> Xem thêm: Nhà đầu tư đổ xô về stablecoin: Tại sao USDT mất giá, USDC – BUSD “lên ngôi”?
Thứ hai, hiện không rõ khi cung USN phát triển lớn, tỷ trọng bảo chứng bằng stablecoin cho 1 USN giảm xuống, thì dự án sẽ có cách phòng thủ như thế nào, khi Near hoàn toàn có thể có mức biến động mạnh. Đừng quên, Luna cũng là một mắt xích khiến UST sụp đổ nhanh chóng khi bị tấn công.
Hiện tại thì USN được double-collateral, tức là bảo chứng gấp đôi bằng cả Near lẫn USDT. Dù vậy, như đã nói ở trên, khi cung USN phát triển mạnh, sự phụ thuộc vào USDT cần nhỏ lại và sự phụ thuộc vào Near hay các tài sản khác cần tăng lên. Lúc này, nếu người dùng muốn cầm USN để redeem Near đồng loạt thì dự án sẽ xử lý ra sao, khi mà Near muốn rút khỏi hợp đồng staking thì cần trì hoãn một khoảng thời gian nhất định.
Điểm yếu thứ ba, chính là điểm chốt chặn ở các pool giao dịch, nơi UST đã để bị hở sườn và sụp đổ. USN cần xây dựng một hệ thống pool giao dịch có độ dày thanh khoản, để tránh việc một giao dịch kích thước lớn, có thể làm biến động tỷ giá stablecoin sau này.
> Xem thêm: Vén màn hậu trường vụ Terra – UST bị “tấn công”
Ở thời điểm bài viết, USN được xác nhận sẽ triển khai cơ chế 3Pool trên AMM Trisolaris (thuộc hệ sinh thái Aurora). Dù vậy, thanh khoản trên các hệ sinh thái khác (ngoài Ethereum) chưa bao giờ được coi là đủ dày. Và nếu muốn thực sự tăng trưởng mạnh, đội ngũ của Near cần suy nghĩ kĩ về cách bịt kín lỗ hổng này.
Cuối cùng, đó là những lý do về macro. Việc FED muốn tăng lãi suất, khiến stablecoin trong thị trường crypto phần nào đó mất dần sức hút. Điển hình là việc các tổng cung stablecoin trên toàn thị trường có đôi chút sụt giảm ở thời điểm cuối tháng 05/2022.
Song song với những tin tức này, đó còn là sự hoài nghi đến từ phía cộng đồng, thứ sẽ cần thời gian để có thể lấy lại được.
Hiện tại, cung của USN vẫn đang trong thời kì sơ khai, với vốn hoá dao động trong khoảng 20 triệu USD ở thời điểm bài viết. Do đó, việc tấn công USN ở thời điểm này gần như sẽ không diễn ra. Một vài thông tin trên Twitter kêu gọi short Near sau sự cố của Luna – UST, theo mình đây là những lập luận mang tính fomo chứ không dựa trên nền tảng phân tích từ những con số ở thời điểm hiện tại.
DeFi trên Near là một câu chuyện rất khác Luna. Từ trải nghiệm của cá nhân mình, khâu trải nghiệm từ ví đến các sản phẩm DeFi trên Near thuận tiện hơn trên Luna rất nhiều. Điều này có thể là một điểm cộng, vì với nền tảng là một hệ sinh thái, stablecoin sẽ có những hỗ trợ bền vững hơn rất nhiều.
>> Xem thêm: Hệ sinh thái Near Protocol (NEAR) là gì? Tổng quan về hệ sinh thái của Near Protocol chi tiết nhất
“Dùng hệ sinh thái để nuôi stablecoin rồi từ stablecoin luân chuyển lại những giá trị cho hệ sinh thái”, với mình là một hướng đi bền vững hơn rất nhiều so với “dùng stablecoin chỉ để đòn bẩy số liệu trên một hệ sinh thái”.
Và trên đây là một vài thông tin, phân tích cũng như là góc nhìn của mình xoay quanh đồng USN – stablecoin của hệ sinh thái Near. Hi vọng những nội dung trên đây mang lại nhiều giá trị cho anh em.
Lưu ý: Toàn bộ nội dung trên đây chỉ mang tính chất thông tin và không được xem là lời khuyên đầu tư!
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68