Smart Contract (Hợp đồng thông minh) có thể được định nghĩa là một giao thức giao dịch được máy tính hóa tự động thực hiện các điều khoản của hợp đồng khi các điều kiện nhất định được đáp ứng. Được lưu trữ trong một blockchain như Ethereum, các hợp đồng thông minh cho phép hợp đồng được thực hiện mà không cần người trung gian hoặc sự can thiệp của con người, giảm thiểu thiệt hại do gian lận, chi phí trọng tài và thực thi cũng như các trường hợp ngoại lệ và ngẫu nhiên.
Các hợp đồng này tự thực hiện khi tất cả các điều khoản trong hợp đồng được đáp ứng. Vì vậy, ví dụ: nếu bạn lập một hợp đồng thông minh để cho thuê căn hộ của mình với hai điều kiện là trả tiền thuê và thời gian bàn giao chìa khóa (giả sử là chìa khóa kỹ thuật số). Ngay sau khi bên thuê thanh toán số tiền đến hạn – hợp đồng sẽ đảm bảo chìa khóa nhà sẽ được chuyển cho bên thuê. Chủ nhà không thể ngăn cản việc chuyển chìa khóa khi tiền thuê nhà đã được thanh toán – cũng như chìa khóa không được chuyển nhượng trước khi tiền thuê nhà được thanh toán.
Hợp đồng thông minh sẽ hoạt động theo quy trình dưới đây:
Để hiểu hơn về cách hợp đồng thông tin hoạt động, chúng ta có thể liên tưởng hợp đồng thông minh như một máy bán hàng tự động. Máy bán hàng tự động sẽ được lập trình để phân phối sản phẩm khi đáp ứng các điều kiện dưới đây:
Bỏ tiền vào máy + lựa chọn sản phẩm = Sản phẩm được phân phối
Nếu người dùng không nhập đủ tiền hoặc không chọn được sản phẩm, máy bán hàng sẽ không phân phối sản phẩm vì các điều kiện trong lập trình của máy chưa được đáp ứng. Nhưng nếu các điều kiện này được đáp ứng, máy bán hàng sẽ thực hiện hành động xuất xưởng sản phẩm, thực hiện đúng thỏa thuận.
Mặc dù các hợp đồng thông minh chắc chắn có nhiều lợi thế hơn các hợp đồng truyền thống, nhưng chúng không phải là không có sai sót hoặc rủi ro.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Khái niệm hợp đồng thông minh có thể được sử dụng để chạy bất kỳ hoạt động theo điều kiện nào. Hợp đồng thông minh loại bỏ sự nhầm lẫn và không chắc chắn từ một thỏa thuận, vì việc thực thi cũng do chương trình đảm nhận. Điều này làm cho khái niệm cơ bản của hợp đồng thông minh có thể áp dụng cho nhiều loại hình kinh doanh và hoạt động. Từ chăm sóc sức khỏe đến dịch vụ tài chính & Fintech, đến quản lý chuỗi cung ứng và thậm chí là quản trị – bất kỳ lĩnh vực nào có thể hoạt động tốt hơn với các hành động tự động, bảo mật cao dựa trên các điều kiện nhất định đều có thể được hưởng lợi rất nhiều từ các hợp đồng thông minh.
Một số ứng dụng hợp đồng thông minh có thể có là:
Thông qua bài viết này, Coincuatui hy vọng các bạn sẽ nắm được các thông tin cơ bản về hợp động thông minh như hợp động thông minh là gì, ưu và nhược điểm của loại hợp đồng này.
Nguồn: Coin68