Đối với các dự án blockchain Layer 1, TPS (Transaction Per Second) và vấn đề phân quyền giữa các thành tố trong cấu trúc luôn là điều được nhiều người dùng quan tâm. Vấn đề này phần lớn đến từ thời gian chờ giữa từng giao dịch và khoản phí mà người dùng phải trả nên thông thường, các dự án chỉ có thể chọn 1 trong 2. Nhưng đối với Shardeum, người dùng sẽ có cả 2 điểm mạnh này trong từng giao dịch. Vậy Shardeum là gì? Hãy cùng Coincuatui tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Shardeum (SHM) là gì? Tìm hiểu về dự án Layer 1 sử dụng 2 cơ chế đồng thuận
Shardeum là blockchain Layer 1 được xây dựng dựa trên cấu trúc EVM. Để tăng dung lượng của từng TPS trong mỗi hoạt động của người dùng, Shardeum sử dụng cơ chế Dynamic State Sharding nhắm duy trì cả khả năng mở rộng tuyến tính cũng như khả năng kết hợp giữa các shard ở cấp độ nhỏ nhất.
Thông thường, đối với các blockchain hiện hành, tính tương quan giữa bảo mật, phân quyền và khả năng mở rộng luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu, điều này đến từ việc nó (blockchain) thường chỉ đạt được 2/3 điều và phải hy sinh yếu tố còn lại. Và để giải quyết được bài toán này, Shardeum đã được xây dựng dựa trên các yếu tố sau:
Tính bảo mật: Với việc sử dụng Proof of Quorum song hành cùng Proof of Stake, thì các hoạt động của các validator luôn được giám sát chặt chẽ từ đó bảo vệ mạng lưới khỏi những cuộc tấn công đáng ngờ.
Tính phân quyền: Với việc sử dụng Dynamic State Sharding các trạng thái của blockchain sẽ được chia nhỏ thành các phân đoạn riêng và lưu trữ. Điều này trực tiếp chia nhỏ quyền lực và đảm bảo tính phân quyền công bằng giữa các thành tố với nhau.
Khả năng mở rộng: Tính năng tự động mở rộng quy mô cho phép Shardeum điều chỉnh số lượng cũng như kích thước của từng phân đoạn nhỏ từ đó tăng khả năng mở rộng của blockchain.
Như đã nói ở trên, để duy trì tính bảo mật, phân quyền và khả năng mở rộng, Shardeum sử dụng cơ chế Dynamic State Sharding để đảm bảo việc này. Nhưng điều này lại đưa Shardeum đến với bài toán tiếp theo đó chính là cơ chế đồng thuận. Để tính bảo mật được toàn vẹn và giảm sự phụ thuộc vào các validator, Shardeum phải sử dụng nhiều hơn 1 cơ chế đồng thuận. Và trong trường hợp này, Shardeum sẽ sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake và Proof of Quorum.
Proof of Quorum là cơ chế đồng thuận mà trong đó, các node sẽ phải chấp nhận kết quả giao dịch bằng một biên nhận, trong đó, các node sẽ ký vào hàm băm giao dịch và chuyển đến node tiếp theo. Khi số lượng chữ ký vượt 50% tổng số node thì biên nhận mới được công nhận và đại điện cho sự đồng thuận của các node xác thực giao dịch đó.
Và với cơ chế Dynamic State Sharding, Shardeum hoàn toàn có thể làm được điều này vì cơ chế này cho phép các giao dịch được chia nhỏ vào xử lý ở các phân vùng riêng biệt mà không bị overlap công việc của nhau giúp Shardeum trở nên khác biệt so với các blockchain khác. Một mặt, Shardeum sẽ thực hiện đồng thuận ở cấp độ giao dịch thay vì khối, mặt khác khi một phân đoạn bị ảnh hưởng, những phân đoạn khác sẽ vẫn an toàn và đảm bảo được khối lượng công việc cần thực thi.
Tên token |
Shard |
Token |
SHM |
Blockchain |
Đang cập nhật... |
Chuẩn token |
Đang cập nhật... |
Hợp đồng |
Đang cập nhật... |
Công dụng token |
Tiện ích, Quản trị |
Tổng cung |
Đang cập nhật... |
Tổng cung tối đa |
508,000,000 SHM |
2017 - 2021: Thiết lập cơ chế đồng thuận và các cụm node nhỏ trên AWS Network.
2022 - 2023:
Bên trên là những thông tin về dự án cũng như tính năng và cơ chế hoạt động của blockchain Layer 1 Shardeum. Thông qua bài viết, hy vọng Coincuatui đã mang đến cho người đọc những góc nhìn tổng quan nhất về Shardeum, blockchain Layer 1 sử dụng song hành 2 cơ chế đồng thuận.
Lưu ý: Coincuatui không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!
Nguồn: Coin68