Sei Network là một dự án Layer 1 khá tiềm năng trong thị trường tiền mã hoá. Vậy dự án này có gì đặc biệt, các bạn hãy cùng Coincuatui tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Sei Network là một blockchain Layer-1 được tạo ra để dành riêng cho DeFi với mong muốn trở thành nền tảng cơ sở cho hệ thống tài chính tương lai.
Sei Labs, đội ngũ phía sau Sei Network, được thành lập nên bởi Jeff F., từng giữ vị trí về ngân hàng đầu tư mảng công nghệ, truyền thông và viễn thông tại Goldman Sachs và Jayendra Jog, cựu kỹ sư phần mềm tại Robinhood. Theo dữ liệu từ Crunchbase, Sei Labs đã hoàn thành một vòng gọi vốn trị giá 5 triệu USD hồi tháng Tám năm 2022, ngay giữa thời điểm thị trường không mấy khả quan, với sự tham gia của nhiều ông lớn như Coinbase Ventures, Delphi Digital, hay Multicoin Capital.
So với các nền tảng blockchain Layer 1 khác như Bitcoin, Ethereum, Solana, dự án Sei Network có thông lượng giao dịch (transaction throughput) lên đến 20,000 và thời gian hoàn thành giao dịch (transaction finality) chỉ trong 500 mili giây. Đồng thời, Sei Network cũng có khả năng chống Front-running bot.
Trước đây, khi block proposer muốn đề xuất một block đến cho các validators khác biểu quyết và từ đó cả mạng lưới sẽ có cơ sở đồng thuận chung, họ sẽ phải đi qua những bước sau:
Ví dụ như trong hình trên, ta thấy mempool của 2 validators đều chứa các giao dịch từ A tới F, chỉ khác nhau đôi chút về giao dịch G (bên validator A) và H (bên validator B) (Ảnh: Cosmoverse)
2. Tiếp đến, validator A sẽ tổng hợp các giao dịch từ mempool của mình thành một block hoàn chỉnh.
3. Sau đó, theo như cách vận hành truyền thống của Tendermint, validator A sẽ lần lượt gửi block proposal – một tin nhắn bao gồm block ID (hàm băm của một block) và các giao dịch trong block đó thành từng phần riêng lẻ (chunks) sang cho validator B; có nghĩa là validator B phải chờ đợi toàn bộ những tin nhắn này, bao gồm block proposal và từng nhóm giao dịch, được gửi tới để có thể tái tạo lại một block hoàn chỉnh rồi biểu quyết chấp thuận, trong khi anh đã luôn có thể nhìn thấy những giao dịch này trong chính mempool của mình!
4. Giải pháp mà Sei đưa ra đó là, thay vì gửi từng phần giao dịch như trên, validator A sẽ gửi một tin nhắn bao gồm block ID và các hàm băm của những giao dịch cần được đồng thuận sang cho validator B rồi từ những hàm băm này, validator B có thể dễ dàng tái tạo lại một block hoàn chỉnh.
5. Trong trường hợp validator B đối chiếu và thấy chưa nhận được tất cả các giao dịch mà validator A gửi sang, B vẫn có thể chờ cho tới khi anh nhận được tất cả các chunks gồm toàn bộ các giao dịch của block đó theo như phương pháp truyền thống đã nói trên.
Nhờ vào phương pháp giao tiếp mới mẻ này, thông lượng (throughput) trên Sei Network đã được cải thiện tới 40% so với khi áp dụng phương pháp truyền thống của Tendermint Core!
Các bước trong cơ chế đồng thuận của Tendermint:
1. Propose: Một block được đề xuất ra để các validators biểu quyết.
2. Prevote: các validators sẽ đánh giá tính hợp lệ của block này rồi gửi một tin nhắn cho biết đánh giá của mình lên mạng lưới.
3. Precommit: Sau một khoảng thời gian nhất định, nếu có trên 2/3 số tin nhắn prevote bày tỏ sự đồng thuận với dữ liệu trong block, các validators lại gửi một tin nhắn chấp thuận/không chấp thuận lên mạng lưới; nếu vẫn có trên 2/3 số tin nhắn precommit bày tỏ sự đồng thuận, block này mới bắt đầu được xử lý và commit (tức được thêm vào blockchain).
Ghi chú: Phải có 2 bước prevote và precommit mặc dù cơ chế tương tự nhau là để đảm bảo tính an ninh cho hệ thống; nếu chỉ có 1 bước precommit duy nhất thì các validators xấu vẫn có thể gian lận một cách thành công
Ảnh: Jae Kwon (trích từ “Tendermint: Consensus without Mining”)
Như vậy, với cơ chế đồng thuận của Tendermint, để một block được thêm vào blockchain, chúng ta sẽ mất khoảng 1 giây.
Ảnh: Jayendra Jog
Theo Jayendra Jog, đồng sáng lập của Sei Network, quá trình này có thể được rút ngắn hơn nữa nếu chúng ta ngầm giả định tính hợp lệ của một block và xử lý nó song song với khoảng thời gian các validators trao đổi những tin nhắn prevote và precommit nói trên. Nếu một block được xác nhận là hợp lệ, nó sẽ được thêm vào blockchain và ngược lại, nếu không hợp lệ, block này sẽ bị bỏ qua.
Ghi chú: Tại mỗi height (là vị trí của một block trong blockchain) nhất định, sẽ chỉ có block đầu tiên được đề xuất được xử lý theo phương pháp optimistic processing này (bởi sẽ có nhiều block được đề xuất đối với mỗi block height) để phòng tránh việc làm quá tải các validators khi phải thực hiện nhiều tác vụ khác nhau cùng một lúc
Ảnh: Jayendra Jog
Sau khi tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm, đội ngũ của Sei Network cho biết kết quả thu được rất khả quan khi thông lượng tăng thêm 33%.
Tổng kết lại, với cơ chế đồng thuận Twin Turbo mới, mạng lưới của Sei Network được khẳng định là có thể xử lý 22,000 lệnh/giây với tốc độ xử lý mỗi block được giảm còn 450ms (nhưng hiện con số này đã tăng lên khoảng 600ms), chỉ còn khoảng một nửa so với cơ chế đồng thuận gốc của Tendermint.
Một điểm cải tiến nữa của Sei Network là việc xử lý các giao dịch không liên quan tới nhau, không sử dụng cùng một nguồn tài nguyên một cách riêng biệt & độc lập thay vì xử lý tất cả các giao dịch, dù có liên quan tới nhau hay không, một cách tuần tự. Bên cạnh đó, Sei Network cũng được thiết kế để xử lý các giao dịch thuộc những markets khác nhau một cách song song với nhau, giúp tiết kiệm thời gian, từ đó giảm thiểu rủi ro cho các nhà tạo lập thị trường (market makers).
Ảnh: So sánh thời gian xử lý giao dịch khi các giao dịch được xử lý tuần tự (trên) và song song với nhau (dưới)
Nếu các lệnh trong một block thuộc về cùng một thị trường, chúng sẽ được tổng hợp lại để được xử lý cùng một lúc. Sei Network cũng cho phép các traders tổng hợp nhiều lệnh độc lập vào cùng một giao dịch rồi thực hiện chúng để tiết kiệm phí gas.
Bên cạnh việc giúp cải thiện trải nghiệm người dùng, việc rút ngắn thời gian thông qua phương pháp tổng hợp và xử lý giao dịch song song như thế này còn giúp ngăn ngừa tình trạng front-running, từ đó đảm bảo được tính minh bạch và công bằng cho các cá nhân tham gia vào thị trường.
Theo chia sẻ của Dan Edlebeck, Trưởng bộ phận phát triển Hệ sinh thái ở Sei Network hồi cuối tháng Chín năm 2022, sau 2 tháng chạy testnet, Sei đã có hơn 25,000 người dùng, trên 50 đội ngũ xây dựng dự án trên blockchain này với tổng cộng hơn 200,000 giao dịch đã được tạo ra.
Ảnh: Cosmoverse 2022, Medellín (Colombia)
Tới thời điểm hiện tại, theo cập nhật chính thức trên website dự án, số lượng người dùng testnet là trên 30,000, số lượng dự án đang được xây dựng rơi vào khoảng 70 với tổng số lượng giao dịch là trên 500,000 – gấp 2,5 lần so với 1 tháng trước đó.
Dự án Sei Network vẫn chỉ đang trong giai đoạn testnet, tuy nhiên các mảnh ghép cần thiết cho một hệ sinh thái như DeFi, Wallet, Bridge, infrastructure đã có mặt khá đầy đủ.
Hệ sinh thái Sei Network - Nguồn: Twitter @crypto_f8
Chúng ta có thể kể đến một số dự án đáng chú ý đang được xây dựng trên Sei Network:
Đến cuối tháng 9/2022, Sei đã tung ra một gói hỗ trợ phát triển hệ sinh thái trị giá 50 triệu USD để thu hút các dự án DeFi đến xây dựng và phát triển trên blockchain này.
Gói phát triển hệ sinh thái
Nhà đầu tư
Sei Network đã hoàn thành 3 vòng gọi vốn với tổng số tiền nhận được từ các nhà đầu tư lên đến 85 triệu USD:
Token Name | Sei Network |
Ticker | SEI |
Blockchain | Sei Network |
Token Type | Utility, Governance |
Total Supply |
10,000,000,000 SEI |
Circulating Supply | Đang cập nhật |
Biểu đồ phân phối SEI token
Dựi kiến đến tháng 8/2030, hầu hết SEI token sẽ được phát hành ra thị trường, chỉ còn khoản 5.63% dùng cho dự trữ hệ sinh thái còn bị khoá.
Thanh toán phí giao dịch trên mạng Sei.
Stake để tham gia xác thực giao dịch trên mạng
Bỏ phiếu cho các quyết định quản trị trên mạng.
Sử dụng làm thanh khoản hoặc tài sản thế chấp cho các ứng dụng được xây dựng trên Sei Network.
Trả phí cho các sàn giao dịch trên Sei Network
Các bạn có thể sử dụng các loại ví sau để lưu trữ SEI token: Keplr Wallet, Fin Wallet, Compass Wallet, ...
SEI token sẽ được phát hành qua Binance Launchpool. CÁc bạn có thể sử dụng 3 loại token BNB, FDUSD, TUSD để farm SEI token trong khoảng thời gian từ ngày 2/8/2023 đến ngày 31/8/2023.
SEI token sẽ được niêm yết trên sàn giao dịch Binance vào lúc 7 giờ tối ngày 15/8/2023. Các bạn sẽ có thể bắt đầu giao dịch được SEI token sau khoảng thời gian này.
Sei Network vẫn chưa phát hành token, tuy nhiên các bạn có thể sử dụng ví Keplr để claim SEI testnet token nhằm thực hiện các nhiệm vụ testnet của dự án.
Sei Network đã thông báo dành 1% token để airdrop cho những người dùng tham gia testnet của dự án trong thời gian qua. Dự án này có những bước kiểm duyệt khá gắt gao để loại bỏ tình trạng cheat, các bạn cần xác thực khuôn mặt thông qua Discord cũng như tham gia đầy đủ các nhiệm vụ Testnet của dự án để có cơ hội nhận được Airdrop.
Sei Network là một giải Layer 1 có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.
Lưu ý: Coincuatui không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Nguồn: Coin68