Sàn giao dịch tiền mã hóa CoinFLEX là cái tên mới nhất chặn rút tiền vì lý do liên đới từ một bên thứ ba, song tuyên bố đó không phải là Three Arrows Capital.
Trong thông báo đăng tải rạng sáng 24/06, sàn giao dịch có volume 24h đạt 2,1 tỷ USD này viết:
We have temporarily paused withdrawals on @CoinFLEXdotcom as a protective measure. We are working to resume withdrawals as soon as possible. Please find our announcement here with more details. Thank you for your support.https://t.co/4jqjLx1PVA
— CoinFLEX (@CoinFLEXdotcom) June 24, 2022
“Vì tình hình thị trường và mập mờ thông tin từ một đối tác của sàn, chúng tôi đã quyết định ngừng mọi hoạt động rút tiền. Chúng tôi sẽ ngừng hoạt động giao dịch FLEX cả spot lẫn futures.
Đối tác này không phải là Three Arrows Capital hay bất kỳ đơn vị lending nào.”
CoinFLEX cho biết sàn sẽ tiếp tục cập nhật tình hình vào ngày 27/06 và dự kiến rút tiền trở lại vào ngày 30/06.
Như vậy, CoinFLEX là nền tảng tiếp theo gặp “khó khăn thanh khoản” kể từ khi thị trường tiền mã hóa điều chỉnh sâu vào giữa tháng tháng 6, đưa BTC và ETH về các mức thấp chưa từng thấy kể từ tháng 12/2020.
Danh sách các tổ chức lớn được xác nhận gặp vấn đề gồm:
– Nền tảng lending Celsius: bị ảnh hưởng từ việc stETH mất giá, đã chặn rút tiền;
– Quỹ đầu tư Three Arrows Capital (3AC): chịu ảnh hưởng từ thị trường, mất khả năng thanh toán, không phản hồi yêu cầu của chủ nợ, tuyên bố sẵn sàng bán tháo tài sản;
– Nền tảng đầu tư Finblox: chịu ảnh hưởng từ 3AC, áp đặt hạn mức rút tiền;
– Nền tảng lending Babel Finance: chịu ảnh hưởng từ 3AC, chặn rút tiền;
– Quỹ đầu tư DeFiance Capital: bị đồn là chịu ảnh hưởng từ 3AC;
– Nền tảng lending BlockFi: thanh lý tài sản thế chấp của 3AC, tuyên bố không bị ảnh hưởng nhưng lại vay 250 triệu USDC từ FTX;
– Ứng dụng đầu tư Voyager Digital: chịu ảnh hưởng từ 3AC, tuyên bố 3AC đang nợ mình hơn 662 triệu USD và phải vay 485 triệu USD từ Alameda để đảm bảo thanh khoản, đã áp đặt hạn mức rút tiền cho người dùng.
– Nền tảng blockchain Kyber Network: chịu ảnh hưởng từ 3AC, tuyên bố số tiền thiệt hại không lớn.
– Sàn giao dịch Hoo: chặn rút tiền.
– Sàn giao dịch AEX: áp đặt hạn mức rút tiền.
Trước chuỗi “hiệu ứng domino” trên, nhiều người lo ngại cuộc khủng hoảng sẽ còn lan rộng khi ngày càng có thêm dự án thừa nhận họ bị liên đới với Three Arrows Capital. Theo một số cáo buộc, những người đứng đầu của quỹ đã nhận đầu tư từ nhiều tổ chức khác cũng như quản lý quỹ cho các dự án crypto, và đã sử dụng số tiền này để thực hiện giao dịch nhằm “gỡ lỗ” sau cú sập của LUNA-UST hồi tháng 5. Song, khi thị trường crypto tiếp tục đi xuống trong tháng 6, số tiền đầu tư của Three Arrows Capital cũng “bốc hơi” và họ liên tục giữ im lặng khi được nhà đầu tư truy thu tiền.
Phản ứng của các “đại gia” crypto cũng là khác nhau. CEO sàn FTX là tỷ phú Sam Bankman-Fried tuyên bố sẽ đứng ra “giải cứu” các dự án bị ảnh hưởng, thể hiện qua việc cho BlockFi và Voyager vay tiền.
Trong khi đó, CEO sàn Binance Changpeng Zhao ngày 23/06 lại chia sẻ một bài viết cho rằng có nhiều lý do để dẫn đến sự thất bại của một dự án, nhưng không phải dự án nào cũng đáng được giải cứu.
My views on bailout and leverage, as in the current market.https://t.co/EC8WULUaOO
— CZ ? Binance (@cz_binance) June 23, 2022
Tài sản của các tỷ phú ngành tiền mã hóa cũng đã giảm sâu sau hai tháng 5-6 điều chỉnh dữ dội của thị trường crypto.
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68