Raft là giao thức vay và cho vay (Lending & Borrowing) cho phép người dùng thế chấp Liquid Staking Tokens (LSTs) để mint và vay stablecoin R. Đây là dự án mới nổi trong hệ sinh thái LSDfi được hậu thuẫn bởi những quỹ đầu tư nổi tiếng như Jump Crypto, Wintermute, Lemniscap,... Vậy dự án Raft này có gì đặc biệt? Hãy cùng Coincuatui tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Raft là gì? Giao thức LSDfi mới nổi được Jump Crypto đầu tư
Raft là giao thức vay và cho vay (Lending & Borrowing) cho phép người dùng thế chấp Liquid Staking Tokens (LSTs) để mint và vay stablecoin R. Raft đặt mục tiêu thiết lập một hệ sinh thái DeFi trên Ethereum nhằm hỗ trợ người dùng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của họ trong một môi trường an toàn và ổn định.
Raft là gì?
Để mint và vay stablecoin R của giao thức, người dùng sẽ thế chấp các loại Liquid Staking Tokens (LSTs) được hỗ trợ là stETH, wstETH và rETH. Từ đây, người dùng có thể sử dụng stablecoin R vay ra để cung cấp thanh khoản trên các giao thức khác như Uniswap, Balancer,... để kiếm thêm lợi nhuận.
Điều khiến stablecoin R trở nên khác biệt so với các stablecoin của giao thức cho vay khác như SAI (Single Collateral DAI) và LUSD là cách tiếp cận sáng tạo nhằm ổn định, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và cơ cấu phí linh hoạt. Trọng tâm trong sự ổn định của stablecoin R là sự kết hợp độc đáo của hai cơ chế Hard Peg và Soft Peg. 2 cơ chế này kết hợp với nhau đảm bảo giá trị của R luôn neo theo giá trị của đồng USD đưa ra mức giá ổn định trong khoảng từ 1 - 1,2 USD.
Sản phẩm chủ đạo của Raft là stablecoin R được hỗ trợ bởi các tài sản thế chấp LSTs và được neo theo giá trị 1:1 với USD. Trọng tâm trong sự ổn định của stablecoin R là sự kết hợp độc đáo của hai cơ chế Hard Peg và Soft Peg nhằm đảm bảo giá trị của R luôn neo theo giá trị của đồng USD.
Hard Peg là cơ chế dựa trên tính chênh lệch giá để duy trì giá stablecoin R phù hợp với tài sản thế chấp của nó và luôn nằm trong khoảng giá từ 1 USD đến 1,1 USD. Điều này được thực hiện thông qua hai cơ chế là Redemption và Over-Collateralization.
Redemption (Quy đổi): Đây là cơ chế cho phép chủ sở hữu stablecoin R đổi nó lấy tài sản thế chấp với giá trị tương đương. Bất cứ khi nào người dùng đổi stablecoin R của họ, chúng sẽ bị đốt (burn) bởi smart contract. Từ đây, nguồn cung lưu hành của R sẽ giảm và góp phần làm tăng giá trị của R. Điều này đảm bảo rằng ngay cả khi giá của R giảm xuống dưới mốc 1 USD, người dùng vẫn có cơ hội đổi R sang tài sản thế chấp một cách ổn định.
Over-Collateralization (Thế chấp quá mức): Đây là cơ chế cho phép người dùng có thế chấp tài sản giá trị 1,2 USD để đúc 1 stablecoin R với giá trị 1 USD. Từ đây, người dùng có thể bán R trên thị trường mở với giá trị hơn 1,2 USD và kiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch giá. Bằng cách tăng nguồn cung, giao thức cũng cân bằng các tình huống trong đó giá của R có thể tăng vượt ngưỡng 1,2 USD, từ đó hỗ trợ ổn định giá trị của R.
Soft Peg là cơ chế dựa vào khả năng thiết kế của stablecoin để khuyến khích người dùng hành động dựa trên kỳ vọng rằng stablecoin R vẫn được neo theo USD trong tương lai. Điều này được thực hiện bằng cách tạo ra một điểm Schelling mà hệ thống có xu hướng quay trở lại sau những sai lệch tạm thời.
Ví dụ: khi R giao dịch trên 1 USD, những người đi vay hiện tại không có động cơ hoàn trả vị thế của mình. Ngược lại, người dùng khác có thể tận dụng lợi thế bằng cách vay và bán R trên thị trường mở. Trường hợp tương tự cũng được áp dụng khi R giao dịch dưới 1 USD, người đi vay được khuyến khích trả nợ đồng thời người dùng khác được khuyến khích mua R trên thị trường mở và redeem chúng sang các loại tài sản thế chấp được hỗ trợ.
Người dùng gửi tài sản LSTs được hỗ trợ làm tài sản thế chấp để mint và vay stablecoin R của giao thức. Người dùng có thể vay tối thiểu 3000 R với tỷ lệ thế chấp cho mỗi R được vay phải ít nhất 120%. Điều này đảm bảo rằng người dùng có đủ khả năng chi trả cho khoản nợ đã vay và duy trì sự ổn định của giao thức. Khi người dùng vay R, họ phải chịu lãi suất vay và phí vay.
Lãi suất vay: Đây là tổng số của Lãi suất cơ bản (Base Rate) và Chênh lệch lãi suất vay (Borrowing Spread) với mức trần được đặt ở mức 5%.
Phí vay: Đây là phí được tính bằng cách nhân số tiền vay với Lãi suất vay . Ví dụ: nếu mức phí là 0,05% và người dùng vay 10.000 R, họ sẽ phải trả khoản phí 5 R. Do đó, tổng số nợ sẽ lên tới 10.005 R.
Trả lại stablecoin R đã vay cho Raft là một quá trình đơn giản và người vay trả nợ thì R ngay lập tức bị đốt. Có ba phương pháp trả lại R đã vay bao gồm:
Repayment (Hoàn trả khoản vay): Người đi vay có thể hoàn trả token R đã vay của họ trong Raft và nhận lại tài sản thế chấp LSTs của họ. Người dùng có thể hoàn trả một phần hoặc toàn bộ nhưng phải đảm bảo rằng số dư nợ không giảm xuống dưới mức yêu cầu tối thiểu. Việc trả nợ thành công không chỉ cải thiện tỷ lệ tài sản thế chấp cho vị thế của người đi vay mà còn làm tăng số tài sản thế chấp có sẵn để có thể rút ra được.
Redemption (Quy đổi): Cơ chế quy đổi cho phép người dùng sở hữu R ở thị trường mở có thể quy đổi chúng và nhận về tài sản thế chấp từ người vay. Quá trình quy đổi đề cập đến việc sử dụng R đã quy đổi để thanh toán một phần nợ của từng vị thế hiện có. Số tiền nợ được hoàn trả sẽ phân bổ theo tỷ lệ giữa các vị thế dựa trên số tiền thế chấp của người vay.
Liquidation (Thanh lý): Thanh lý đóng vai trò như một biện pháp bảo vệ để đảm bảo rằng mỗi R luôn được hỗ trợ bởi tài sản thế chấp có giá trị ít nhất 1 USD. Một vị thế sẽ bị thanh lý khi tài sản thế chấp của nó giảm xuống dưới Tỷ lệ thế chấp tối thiểu. Quá trình thanh lý bắt đầu khi người thanh lý MEV của bên thứ 3 bắt đầu tương tác với smart contract và người thanh lý trả hết nợ của người đi vay. Họ sẽ nhận được phần thưởng là tài sản thế chấp của người đi vay.
Raft cho phép người dùng mint và vay stablecoin R bằng cách mở một vị thế với mỗi địa chỉ ví đại diện cho một vị thế. Sau đó, người dùng phải thế chấp tài sản LSTs được giao thức hỗ trợ với tỷ lệ thế chấp tối thiểu là 120%. Quá trình vay đòi hỏi một số yêu cầu nhất định, bao gồm số tiền vay tối thiểu là 3000 R.
Ngoài ra, người dùng phải chịu phí vay được trả bằng R được tính dựa trên số tiền và lãi suất đã vay. Khoản phí này bị ảnh hưởng bởi tần suất quy đổi R của người dùng trong giao thức.
Đây là tính năng cho phép cho người dùng quy đổi R để lấy tài sản thế chấp theo tỷ lệ quy đổi 1:1 với USD. Có 2 thành phần chính tham gia trong quá trình quy đổi là Redeemers và Redemption Providers (RPs).
Redeemers: Đây là những người sẽ tìm cách quy đổi stablecoin R thành tài sản LSTs đã thế chấp. Raft kết hợp cơ chế chênh lệch với tỷ lệ từ 0.25% đến 100% để giảm thiểu rủi ro cho Redeemers. Ngoài ra, Redeemers phải chịu phí quy đổi trả bằng R được tính dựa trên giá trị và tỷ lệ quy đổi.
Redemption Providers (RPs): Đây là những người sẽ cung cấp tài sản LSTs được hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy đổi. Họ sẽ nhận được một phần phí được tính theo công thức sau: Phí quy đổi * Tỷ lệ phần trăm phí cho RPs. Trong đó, tỷ lệ phần trăm của phí cho RPs dao động từ 0% đến 100%.
Đây là tính năng cho phép người dùng mint stablecoin R lên tới 10% tổng nguồn cung mà không cần thực hiện bất kỳ khoản thanh toán ban đầu nào. Tuy nhiên, họ phải hoàn trả R trong cùng một giao dịch với phí mint là 0.5%. Ban đầu, tỷ lệ này được giới hạn ở mức 0,5% nhưng sẽ được điều chỉnh lên đến 5% dựa trên việc sử dụng hiệu quả mã stablecoin R.
Đây là tính năng đòn bẩy cho phép người dùng nâng cao tỷ lệ vốn cho mỗi giao dịch và mang lại lợi nhuận cao hơn từ các khoản đầu tư nhỏ hơn thông qua tỷ lệ ký quỹ tùy chỉnh. Tuy nhiên, người dùng nên thận trọng vì tính năng đòn bẩy sẽ làm tăng nguy cơ thua lỗ, đặc biệt là trong thời điểm thị trường biến động mạnh. Để duy trì sự ổn định, Raft đặt đòn bẩy tối đa ở mức 6%.
Vai trò của Liquidator (Người thanh lý) là rất quan trọng trong việc đảm bảo rằng mỗi stablecoin R duy trì giá trị với một LST tài sản thế chấp, tương đương với 1 USD. Người dùng có thể tham gia với tư cách là Liquidator để giải quyết khoản nợ của người vay và nhận tài sản thế chấp tương đương với số tiền được thanh lý. Raft khuyến khích người dùng trở thành Liquidator để kiếm thêm lợi nhuận thông qua phần thưởng là tài sản thế chấp đã bị thanh lý.
Raft hỗ trợ cho các nhà phát triển thông qua tính năng Frontend Operators, cung cấp bộ công cụ tạo điều kiện tích hợp DApp của họ vào Raft. Ngoài ra, Frontend Operators nhận được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, Marketing và giúp họ tối đa hóa phần thưởng đồng thời đóng góp cho sự phát triển của Raft.
Giao diện tính năng Frontend Operators
Hệ thống Oracle của Raft được thiết kế để có thể thích ứng và duy trì trong cấu hình multisig (đa chữ ký). Cấu trúc này cho phép những người tham gia multisig thực hiện các cập nhật cần thiết nhằm đảm bảo giao thức vẫn hoạt động mạnh mẽ và đáng tin cậy.
Để duy trì tính phi tập trung, Raft cung cấp cho người dùng cơ hội tham gia diễn đàn quản trị và cho phép họ đóng góp tích cực vào việc quản trị giao thức. Người dùng có thể nói lên ý kiến của mình về các lĩnh vực chính như bổ nhiệm Liquidity Committee (Ủy ban thanh khoản), xác định pool thanh khoản cho stablecoin R, phân bổ quỹ kho bạc và phí giao thức,...
Giao diện tính năng Governance Forum
Hiện tại, Raft chưa có thông tin về việc phát hành token trong tương lai. Coincuatui sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất từ phía dự án.
Hiện tại, Raft chưa có những thông tin chi tiết về lộ trình phát triển trong tương lai. Coincuatui sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất từ phía dự án.
Đội ngũ phát triển của Raft cũng là những thành viên đang phát triển 2 dự án là Nostra và Tempus. 2 thành viên nổi bật trong đội ngũ phát triển của Raft là David Garai và Đorđe Mijović.
David Garai: Ông hiện là Founder của Raft đồng thời cũng là Founder của 2 dự án là Nostra và Tempus. Trước khi đến với crypto, ông từng làm luật sư tài chính có cấu trúc cho 2 công ty Allen & Overy tại London và Linklaters tại Tokyo.
Đorđe Mijović: Ông hiện là Co-Founder và CTO của Raft. Trước đây, ông từng là nhà phát triển phần mềm xây dựng ngôn ngữ lập trình Solidity tại Ethereum Foundation từ tháng 2/2020 đến tháng 7/2021. Ngoài ra, ông cũng đang là Co-Founder và CTO của 2 dự án Nostra và Tempus.
2 thành viên nổi bật trong đội ngũ phát triển của Raft. Nguồn: raft.fi
Hiện tại, Raft được “hậu thuẫn” bởi những quỹ đầu tư nổi tiếng trong thị trường crypto như Wintermute, Jump Crypto, Lemniscap,...
Những nhà đầu tư của Raft. Nguồn: raft.fi
Hiện tại, Raft đang hợp tác với một số nền tảng DeFi như Uniswap, Balancer và Maverick Protocol.
Raft là giao thức vay và cho vay (Lending & Borrowing) cho phép người dùng thế chấp Liquid Staking Tokens (LSTs) để mint và vay stablecoin R. Raft đặt mục tiêu thiết lập một hệ sinh thái DeFi trên Ethereum nhằm hỗ trợ người dùng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của họ trong một môi trường an toàn và ổn định.
Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án Raft để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.
Lưu ý: Coincuatui không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!
Nguồn: Coin68