Từ trước đến nay, Ethereum đã được cộng đồng đầu tư quan tâm và trở thành một hệ sinh thái DeFi không thể thay thế. Tuy nhiên, trong thị trường đa dạng của tiền mã hóa, sự xuất hiện của Polkadot từng được coi là đối thủ xứng tầm với Ethereum trong cuộc đua phát triển DeFi. Vậy dự án Polkadot có gì đặc biệt? Hãy cùng Coincuatui tìm hiểu chi tiết về dự án Polkadot qua bài viết này để hiểu rõ nhé!
Polkadot (DOT) là gì?
Polkadot là dự án mang lại đổi mới trong sự phát triển của ngành blockchain. Dự án này không chỉ chú trọng vào ứng dụng thực tế mà còn đặt trọng điểm vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy tiến bộ trong công nghệ của các ứng dụng phi tập trung.
Điểm độc đáo của Polkadot là khả năng phá vỡ rào cản giữa các hệ sinh thái, tạo điều kiện cho việc tương tác trực tiếp giữa các blockchain mà không cần bên trung gian. Bằng mô hình mạng lưới trong mạng lưới, Polkadot mở ra khả năng tương tác linh hoạt giữa các kiến trúc blockchain đa dạng thông qua các Parachain.
Polkadot là gì?
Điều này không chỉ mang lại tiến bộ kỹ thuật, mà còn là một bước nhảy vọt trong cách các blockchain tương tác với nhau, kết hợp để tạo ra những cơ hội mới và không hạn chế sự phát triển của hệ sinh thái crypto.
Sự kết hợp giữa thuật toán đồng thuận Nominated Proof of Stake (PoS) và cảm hứng từ giao thức Ouroboros đã tạo ra một động lực mạnh mẽ, thúc đẩy đổi mới trong công nghệ blockchain và thị trường tiền mã hóa.
Mô hình Parachain
- Relay Chain: Hệ thống quản trị đảm bảo tính đồng thuận cũng như kết chuỗi linh hoạt giữa các chuỗi trong mạng lưới. Relay Chain được biểu thị bằng vòng tròn xám ở giữa để kết nối các chuỗi blockchain.
- Parachain: Đây là một loạt chuỗi con trực thuộc mạng lưới chính của Polkadot. Nhiều dự án có thể xây dựng Parachain và kết nối với Relay Chain để tận dụng hiệu ứng mạng lưới của Polkadot, giúp tăng tốc độ phát triển hệ thống của ứng dụng mình lên nhiều lần.
- Parathread: Đây cũng giống các Parachain, song các chuỗi này không kết nối liên tục với chuỗi chính. Đây là giải pháp tiết kiệm chi phí cho các dự án không có nhu cầu kết nối thường trực.
- Bridge: Cầu nối với các mạng lưới khác như Ethereum hay Bitcoin.
Parachain là một hệ thống các chuỗi con độc lập và có hệ sinh thái riêng, gắn liền với chuỗi chính là Relay Chain. Điều này tạo nên một mô hình blockchain đa chuỗi, nơi mà mỗi Parachain có khả năng hoạt động độc lập nhưng vẫn kết nối với các Parachain khác thông qua Relay Chain. Về cơ bản, mô hình này sử dụng giao thức Proof of Stake để thực hiện quá trình đồng thuận trong toàn mạng lưới, giữ mạng lưới chung luôn bảo mật nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập của từng Parachain.
Parachain giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề mở rộng. Với cấu trúc Parachain, Polkadot có thể xử lý đến 1000 giao dịch mỗi giây và kết nối nhiều blockchain lại với nhau tạo tiền đề cho việc mở rộng mạng lưới.
Mô hình Parachain còn giải quyết vấn đề tính linh hoạt và chuyên môn hóa. Các nhà phát triển có thể tạo và triển khai các blockchain chuyên biệt trên hệ thống Polkadot một cách dễ dàng, mà không gặp phải chi phí và thời gian lớn như khi phát triển trên blockchain độc lập.
Đấu giá Parachain trên Polkadot là tính năng nơi mà các phiên đấu giá được tổ chức để các chuỗi con tranh nhau quyền ưu tiên được tích hợp với Relay Chain trên Polkadot. Khi đấu giá bắt đầu, bất kỳ dự án nào được xây dựng dựa trên hệ thống của Polkadot cũng có thể gửi đề nghị đấu giá lên Relay Chain.
Các slot Parachain được bán trong một phiên đấu giá nến (đây là một phương pháp được sử dụng để đấu giá tàu thế kỷ 16, nơi người chiến thắng là người đặt giá cao nhất khi ngọn lửa tắt) kết thúc sau một khoảng thời gian ngẫu nhiên do hệ thống quyết định.
Trong phiên đấu giá Parachain trên Polkadot, các bên đấu giá bằng cách sử dụng 2 thông tin: Số tiền và Thời gian. Các bên dự án đặt giá bằng lượng DOT.
Bên cạnh đó, Crowdloan là một tính năng trong đấu giá Parachain cho phép một dự án tập trung nguồn token DOT từ cộng đồng để hỗ trợ dự án thắng được vị trí trong phiên đấu giá. Do đó, Crowdloan cho phép mọi người đóng góp bằng cách đồng ý khóa số DOT của chính họ cho đến khi kỳ hạn kết thúc. Các dự án có thể thưởng cho những người đóng góp của họ theo cách họ muốn và có thể tổ chức Crowdloan của mình theo nhiều cách khác nhau, có thể tổ chức trực tiếp trên Polkadot hoặc trên một nền tảng của bên thứ ba.
Lưu ý: Bên thắng (bao gồm dự án và cộng đồng) phải khóa lại số token DOT trong thời gian quy định.
- Tương tác linh hoạt: Polkadot mở ra khả năng kết nối một loạt các chuỗi đa dạng, bao gồm dữ liệu, tài sản và token. Với khả năng hỗ trợ xử lý giao dịch đồng thời trên nhiều blockchain, Polkadot giúp giải quyết vấn đề quy mô mà Ethereum đang phải đối mặt.
- Framework Substrate: Sự xuất hiện của Substrate đơn giản hóa quá trình tạo ra các blockchain mới, chỉ cần vài phút là có thể hoàn thành.
- Nâng cấp không cần fork: Polkadot không đòi hỏi hard fork khi tích hợp tính năng mới hoặc triển khai sửa lỗi, đây là một ưu điểm quan trọng so với nhiều blockchain khác.
- Bảo mật: Polkadot giải quyết thách thức về tính bảo mật của các dự án nhỏ và mới bằng cách tạo ra một điểm liên kết an toàn, cho phép các dự án này vận hành một cách an toàn ngay từ những ngày đầu tạo với sự độc lập về mặt quản trị của từng mạng lưới đồng thời đảm bảo tính bảo mật toàn diện.
- Quản trị phân quyền: Trong mạng lưới của Polkadot, mỗi cá nhân tham gia đều được đánh giá và có tiếng nói, tạo điều kiện cho mọi người tham gia đóng góp vào hệ thống một cách công bằng và minh bạch.
Vào đầu năm 2023, Polkadot đã đưa ra phiên bản 3 của tính năng Cross-Consensus Messaging (XCM), tăng cường tương tác giữa các blockchain trong hệ sinh thái và nâng cấp cho tính năng chuyển token liên Parachain. Bản cập nhật này mở ra nhiều cơ hội mới về tương tác với token trên nhiều Parachain, bao gồm khả năng khóa và mở khóa token trên các Parachain khác nhau, đánh dấu một bước phát triển quan trọng của nền tảng, thể hiện sự chú trọng vào khả năng lập trình và tăng cường tính toàn diện.
Trong tháng 02/2023, dự án DeFi hàng đầu trên Polkadot, Acala, đã giới thiệu mainnet Acala EVM+, một môi trường lập trình tương thích với Ethereum Virtual Machine (EVM). Điều này cho phép các dự án trên Polkadot triển khai smart contract tương thích với EVM, tạo điều kiện cho tương tác dễ dàng với ứng dụng của hệ sinh thái Ethereum.
Trong tháng 07/2023, nhà sáng lập Polkadot, Gavin Wood, đã đề xuất Polkadot 2.0 với kế hoạch thay đổi cơ chế đấu giá Parachain thành "Core" nhằm giảm rào cản và tăng linh hoạt. Ông Wood đề xuất khái niệm "core time" sẽ được tượng trưng bằng NFT, giúp dự án xử lý xác thực theo nhu cầu và thời gian thực. Ông Wood và đồng sáng lập Rob Meier cho rằng cách tiếp cận mới sẽ giúp xây dựng ứng dụng linh hoạt hơn trên Polkadot.
Tên token |
Polkadot |
Token |
DOT |
Blockchain |
Polkadot |
Loại token |
Native token trên Polkadot |
Công dụng |
Quản trị và đấu giá |
Hợp đồng |
Đang cập nhật... |
Cung lưu hành |
1.307.838.622 DOT |
Tổng cung hiện tại |
1.388.786.623 DOT |
Phân bổ token DOT
- Private sale: 3.42%
- SAFT investor: 5.00%
- Auction investor: 50.00%
- Futures sales: 11.58%
- Web3 Foundation: 30.00%
Lịch phân bổ token DOT. Nguồn: Coingecko
- Quản trị: Quyền quyết định trong mạng lưới sẽ được dựa trên tỷ trọng token người dùng nắm giữ.
- Staking: Người dùng có thể stake DOT vào các pool để có cơ hội nhận lãi suất trả về thường xuyên.
- Bonding: DOT được dùng để kết nối các Parachain.
- Fee: Khi các Parachain cần phải giao tiếp và truyền dữ liệu với nhau, hệ thống sẽ thu phí dưới dạng DOT.
Hiện tại người dùng có thể mua DOT trên các sàn tập trung lớn như: Binance, Bybit, OKX, Bitget và MEXC.
Đang cập nhật...
Robert Havermeier (trái), Gavin Wood (giữa), Peter Czaban (phải)
- Gavin Wood: Gavin Wood, nhân tố chủ chốt của đội ngũ sáng lập Polkadot, đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của nền tảng này. Ông Gavin không chỉ là người đồng sáng lập Ethereum mà còn đồng sáng lập Polkadot. Ông đã đặt ra những khái niệm cơ bản trong lĩnh vực blockchain như Solidity, Proof of Authority và Whisper.
- Peter Czaban: Đây là một trong những người sáng lập Web3 Foundation và Polkadot, đã đóng góp đáng kể vào việc hình thành dự án này. Ông đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình quản trị và mô hình kinh tế của Polkadot.
- Robert Habermeier: Ông cũng là nhân tố chủ chốt, đã đóng góp vào sự thành công của Web3 Foundation và Parity Technologies. Trước đó, ông là một thành viên của cộng đồng Rust, là người nâng cấp các tính năng của ngôn ngữ lập trình này để xây dựng các giải pháp song song và hiệu suất cao cho Polkadot .
Các dự án đối tác của Polkadot
Qua bài viết trên của Coincuatui, có thể thấy dự án Polkadot là một dự án blockchain khá ấn tượng và vẫn luôn cải tiến công nghệ với sự đóng góp đa dạng từ đội ngũ có tiếng trong ngành như Gavin Wood, Peter Czaban và Robert Habermeier. Trong tương lai, mình cũng mong rằng dự án Polkadot có thể trở lại mạnh mẽ hơn trong chu kỳ tiếp theo của thị trường crypto.
Thông qua bài viết tổng quan về dự án Polkadot trên đây, Coincuatui hy vọng bạn đọc sẽ nắm được những thông tin cơ bản về dự án này để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình. Chúc bạn đầu tư thành công!
Lưu ý: Coincuatui không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!
Nguồn: Coin68