Nubit được xây dựng để hoạt động như một lớp Data Availability cho các blockchain khác dựa trên Bitcoin. Sự kết hợp này mang tới tốc độ và hiệu quả chi phí trong khi vẫn tận dụng được một phần tính bảo mật từ mạng lưới Bitcoin.
Nubit là gì? Lớp Data Availability dựa trên Bitcoin
Nubit được xây dựng để hoạt động như một lớp Data Availability cho các blockchain khác dựa trên Bitcoin. Sự kết hợp này mang tới tốc độ và hiệu quả chi phí trong khi vẫn tận dụng được một phần tính bảo mật từ mạng lưới Bitcoin.
Kể từ sau sự ra đời của giao thức Ordinals số lượng Inscription trên mạng lưới Bitcoin đã gia tăng với tốc độ nhanh chóng. Hơn 50 triệu Inscription được khắc sau 1 năm ra mắt và vẫn đang tiếp tục phát triển, điều này vô hình chung tạo ra gánh nặng cho mạng lưới Bitcoin.
Số lượng Inscription trên mạng lưới Bitcoin vượt 50 triệu. Nguồn: Dune Analytics
Sở dĩ sự tăng trưởng này là đến từ việc người dùng mong muốn những dữ liệu của nó được an toàn và bất biến trên blockchain. Nubit đã nhận ra khoảng trống này và đang trên hành trình tạo ra một giải pháp giúp giảm tải cho mạng lưới Bitcoin trong khi vẫn đảm bảo an toàn dữ liệu người dùng.
Từ đó lớp giao thức Data Availability Nubit được ra đời, dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về mô hình hoạt động của nó.
Mục tiêu chính của Nubit là tạo ra hệ thống giúp giảm tải chi phí lưu trữ dữ liệu trên mạng lưới Bitcoin trong khi đó vẫn thừa hưởng được sự bảo mật của nó. Con số hướng tới là hạ chi phí lưu trữ chỉ còn từ một phần trăm tới một phần nghìn so với hiện tại.
Nubit được thiết kế để phục vụ cho nhiều nhu cầu sử dụng. Có thể chia thành 3 nhóm chính là:
Các mục đích sử dụng của Nubit
Mục tiêu về khả năng lập trình đề cập đến việc các nhà phát triển có thể xây dựng tiếp từ cơ sở hạ tầng của Nubit. Ví dụ tạo điều kiện thuận lợi để tạo ra các ZK Proof xác thực giao dịch.
Kiến trúc của Nubit
Xuất phát từ những khoảng trống thị trường và mục tiêu từ dự án, Nubit đã được xây dựng để hoạt động như một lớp Data Availability cho các blockchain khác. Nhưng cơ chế hoạt động của nó có phần khác so với các dự án DA hiện nay.
Để tận dụng sự bảo mật từ mạng lưới phi tập trung số một là Bitcoin, Nubit sẽ tiến hành ghi dữ liệu lên đây. Nhưng vì phải bảo đảm được tốc độ và tiết kiệm chi phí, nên việc ghi toàn bộ dữ liệu giao dịch lên sẽ đi ngược lại với mục tiêu ban đầu. Thay vì thế, Nubit lưu trữ dữ liệu người dùng trên mạng lưới của mình, sau đó chỉ lưu một mẩu nhỏ bao gồm: Data Availability Tag (DA Tag) và Special identifier (mã định danh đặc biệt) lên mạng lưới Bitcoin. Tất cả chỉ tốn 18 bytes dữ liệu, từ đó giúp người dùng tiết kiệm đáng kể chi phí.
Theo mô tả của Nunbit cơ chế này giúp người dùng tiết kiệm 90% chi phí và giúp mạng lưới Bitcoin tiết kiệm 99% block size.
Các thành phần tham gia vào mạng lưới Nubit bao gồm:
Tóm tắt lại quá trình hoạt động của Nubit như sau:
Lộ trình phát triển của Nubit là một quá trình dịch chuyển dần sang mô hình phi tập trung. Ban đầu mạng lưới sẽ được vận hành centralized bởi chính đội ngũ phát triển, sau đó dần dần sẽ chuyển sang decentralized.
Lộ trình phi tập trung hóa của Nubit
Hiện tại Nubit vẫn đang là dự án rất mới, khi nó mới vừa công bố Whitepaper và demo các tính năng, chưa có mạng testnet để người dùng trải nghiệm.
Nubit được phát triển bởi Riema Labs, chưa có nhiều thông tin về các thành viên. Hans Liu (CEO) và Hongbo Wen (Co-Founder & CTO) là hai thành viên duy nhất được công bố trên trang truyền thông của dự án.
Hongbo Wen - Co-Founder của Riema Labs
Theo thông tin được dự án công bố, Nubit đã hoàn thành vòng gọi vốn đầu tiên bởi các nhà đầu tư thiên thần. Trong số đó có 2 cái tên nổi bật là: Mac (Founder Bounce Brand) và Domo (người tạo ra giao thức BRC-20). Số vốn gọi được không được công bố nhưng đây cũng là tín hiệu tốt cho dự án.
Nhìn chung hướng triển khai của dự án là phù hợp với mục tiêu mà họ hướng tới. Chuyển gánh nặng dữ liệu từ mạng lưới Bitcoin sang Nubit để đạt được tốc độ và chi phí.
Đánh đổi lại với điều này là sự bảo mật, mặc dù việc tạo ra DA Tag và mã định danh cho dữ liệu rồi lưu trữ trên Bitcoin để tận dụng tính bảo mật nhưng người dùng vẫn phải đặt niềm tin vào Nubit. Thông tin được lưu trữ trên mạng lưới Bitcoin là không đủ để tái tạo lại dữ liệu gốc trong trường hợp Nubit biến mất.
Tuy nhiên nó vẫn là một giải pháp có tính ứng dụng đối với các thông tin không quá quan trọng, người dùng vẫn có thể lựa chọn sử dụng Nubit như một lớp DA để tăng thông lượng cũng như giảm thiểu tối đa chi phí. Thị trường vẫn sẽ có những lựa chọn riêng dựa trên động cơ kinh tế và bảo mật.
Dự án đã nhận được sự ủng hộ từ Bounce Brand và nhất là Domo người sáng lập giao thức BRC-20 là tín hiệu rất tích cực. Chúng ta cần chờ đợi cho tới khi dự án triển khai các giai đoạn sau để có thêm nhiều đánh giá.
Trên đây là các thông tin mà đội ngũ Coincuatui thu thập được về Nubit - Dự án xây dựng lớp Data Availability dựa trên Bitcoin. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nghiên cứu.
Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư, Coincuatui không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Kudō
Nguồn: Coin68