“Nhà đầu tư crypto” là một trong những lý do khiến Mỹ chưa thể đạt thỏa thuận giải quyết vấn đề trần nợ công, theo lời của chính Tổng thống Biden.
“Nhà đầu tư crypto” được nhắc đến trong bài phát biểu của Tổng thống Biden về nợ công
Trong bài phát biểu trước truyền thông tại ngày bế mạc của Hội nghị Thượng đỉnh G7 tổ chức ở Hiroshima (Nhật Bản), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trình bày những lý do khiến Hoa Kỳ đến nay vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề trần nợ công.
Để tóm tắt vấn đề nợ công tại Mỹ thì nước này cần phải đạt được thỏa thuận giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, để từ đó Quốc hội có thể ra dự luật nâng trần nợ công trước ngày 01/06, thời điểm Mỹ sẽ không thể vay thêm tiền để chi tiêu công.
Nếu đàm phán thất bại, Hoa Kỳ sẽ không có thêm nguồn tiền để đổ vào những hoạt động phúc lợi xã hội và trợ cấp chính phủ, hoặc tệ hơn là không còn tiền để chi trả lãi suất cho trái phiếu kho bạc do Bộ Tài chính Mỹ phát hành - đồng nghĩa với việc nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ có lần đầu tiên trong lịch sử phải tuyên bố vỡ nợ.
Tổng thống Biden cho biết Đảng Dân chủ của ông đã đưa ra đề xuất cắt giảm chi tiêu công đi 1.000 tỷ USD, cũng như giảm 3.000 tỷ USD nợ. Tuy nhiên, phía Cộng hòa lại không tỏ thái độ hợp tác khi vẫn giữ nguyên lập trường bảo vệ những lĩnh vực có lợi cho họ.
BREAKING: President Joe Biden speaking on the final day of the G7 summit
— Sky News (@SkyNews) May 21, 2023
"I'm not going to agree to a deal that protects wealthy tax cheats and crypto traders while putting food assistants at risk."https://t.co/q2ATjj9RFh
? Sky 501, Virgin 602, Freeview 233 and YouTube pic.twitter.com/PIf0O5tKXq
Cụ thể, ông Biden nói lãnh đạo Đảng Cộng hòa muốn duy trì mức miễn giảm thuế lên đến 30 tỷ USD cho ngành dầu mỏ, cũng như không cho chính quyền liên bang thu thêm thuế từ ngành dược phẩm. Ở chiều ngược lại, đảng Cộng hòa lại muốn “thắt lưng buộc bụng” các khía cạnh mà ảnh hưởng nhiều đến người lao động phổ thông Mỹ, như là giảm chi tiêu cho chương trình bảo hiểm Medicaid hay sa thải 100.000 giáo viên và 30.000 cảnh sát trên toàn liên bang.
Đáng chú ý, Tổng thống Biden còn đưa ra nhận xét như sau:
“Tôi sẽ không đồng ý với một thỏa thuận mà bảo vệ những chiêu trò né thuế của giới nhà giàu hay nhà đầu tư crypto, để rồi thay thế bằng việc loại bỏ thanh tra thực phẩm cho 1 triệu người dân Mỹ.”
Đây là sự lặp lại của phát ngôn trước đó được ông Biden đưa ra trên mạng xã hội. Vị Tổng thống hôm 09/05 tuyên bố rằng Đảng Cộng hòa đang cố bảo vệ những lỗ hổng thuế để giúp nhà đầu tư crypto giữ lại đến 18 tỷ USD, trong khi lại muốn tiết kiệm 15 tỷ USD từ việc cắt giảm hoạt động thanh tra an toàn thực phẩm.
We don’t have to guess what MAGA House Republicans value. They’re telling us. pic.twitter.com/BM6JGMEFeq
— President Biden (@POTUS) May 9, 2023
Ngay sau đó, trang Twitter của Tổng thống Biden tiếp tục chia sẻ infographic những biện pháp được người đứng đầu Nhà Trắng đề ra để giải quyết trần nợ công, một lần nữa đề cập đến biện pháp đánh thuế nhà đầu tư tiền mã hóa, lần này ước tính số tiền thu về sẽ là 24 tỷ USD.
MAGA House Republicans are threatening a default that could cost us millions of jobs and trigger a recession.
— President Biden (@POTUS) May 21, 2023
All because they are demanding deep cuts that will hurt hardworking families – even while they protect tax breaks for the wealthy and corporations.
⁰I’ve got a plan to… pic.twitter.com/8kiBsJRprj
Ngoài ra, trong dự thảo đề xuất ngân sách năm 2024, chính quyền Biden còn muốn áp thuế 30% đối với điện sử dụng trong hoạt động đào tiền mã hóa để gia tăng thu ngân sách.
Trong diễn biến liên quan, công ty phát hành stablecoin Circle vào tuần này đã thông báo thế chấp 8,7 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ có trong quỹ dự trữ USDC để đổi lấy tiền mặt nhằm giảm thiểu rủi ro trong trường hợp vấn đề nợ công của Mỹ không được sớm giải quyết ổn thỏa. Số tiền trên chiếm gần 1/3 vốn hóa hiện tại của USDC.
Sau một năm 2022 đầy những cú sụp đổ trong lĩnh vực tiền mã hóa, trong đó có nhiều công ty có liên hệ với Mỹ như Celsius, BlockFi, FTX và Genesis, giới chức tài chính Mỹ - dẫn đầu là Ủy ban Chứng khoán (SEC) và Ủy ban Giao dịch Tài sản Kỳ hạn (CFTC) - trong năm nay đã liên tục có những hành động pháp lý nhắm vào những đơn vị, tổ chức trong ngành crypto mà họ cho là có sai phạm.
Danh sách các hành động pháp lý của giới chức Mỹ chống lại những công ty và cá nhân có thể kể đến là như sau:
Ngoài ra, SEC còn gián tiếp cáo buộc 37 tài sản tiền mã hóa là có đặc điểm của chứng khoán, gây ảnh hưởng nặng nề lên giá các token này.
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68