Vào khoảng thời gian trước đây, khi người dùng muốn chuyển tài sản từ một chain như Ethereum sang các chain khác thì họ phải dùng một bên trung gian là các sàn CEX. Việc này không chỉ làm tốn thời gian mà còn làm lãng phí rất nhiều phí giao dịch. Do đó những dự án và sản phẩm như Multichain đã ra đời nhằm giải quyết vấn đề nêu trên. Tuy nhiên, trải qua khoảng thời gian khắc nghiệt của thị trường, cái tên Multichain đã dần phai mờ trong trí nhớ của nhiều người. Vậy Multichain là gì? Và tình hình hiện tại của dự án này ra sao? Hãy cùng Coincuatui tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Multichain là gì? Tìm hiểu về sự sụp đổ của nền tảng từng đứng đầu blockchain bridge
Khi mới ra mắt thị trường, Multichain mang một cái tên khác đó chính là Anyswap. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian hoạt động, dự án này đổi tên thành Multichain và sử dụng cái tên này cho đến khi chính thức dừng hoạt động vào tháng 07/2022 vừa qua. Để lại nhiều nuối tiếc cũng như thất vọng đối với cộng đồng người dùng và dự án.
Khi còn hoạt động, Multichain cung cấp cho người dùng hàng loạt những tiện ích xung quanh blockchain trong đó tiêu biểu nhất chính là làm cầu nối cross-chain, giúp dịch chuyển tài sản giữa các blockchain khác nhau . Vào thời kỳ đỉnh cao dự án này đã từng có tổng volume giao dịch rất cao lên đến 88 tỷ USD, hỗ trợ hơn 3000 token và đạt được lượng TVL mà bất kỳ dự án nào cũng mơ ước đó chính là 2,2 tỷ USD.
Logo Multichain
Khi sử dụng Multichain, người dùng và các dự án hoàn toàn có thể niêm yết các token của chính mình miễn phí. Bên cạnh đó, khi đã niêm yết thành công các token này hoàn toàn có thể liên kết với các blockchain hiện có, từ đó giảm thiểu khối lượng công việc mà các dự án phải làm. Để làm được điều đó, mô hình hoạt động của Multichain đã được thiết lập với một cơ chế rất đơn giản nhưng vô cùng thông minh. Khi người dùng muốn chuyển một lượng tài sản từ blockchain này sang blockchain khác, một smart contract sẽ khoá lượng tài sản này lại và phát hành một lượng tài sản tương đương trên blockchain đích.
Một ưu điểm mà Multichain đã từng mang đến cho người dùng cá nhân đó chính là việc nó không lưu ký tài sản của người dùng (non-custodial) để đảm bảo trải nghiệm phi tập trung cho người dùng khi sử dụng nền tảng này. Ngoài ra, khi swap tài sản, Multichain còn hỗ trợ người dùng phần phí của blockchain gốc, từ đó đảm bảo việc trượt giá sẽ bằng 0.
Hiện tại, khi truy cập vào CoinMarketCap và tìm kiếm từ khóa Multichain hoặc đồng token MULTI của dự án, chúng ta có thể thấy giá của token này đã mất hơn 15 lần giá trị tính từ thời điểm được niêm yết đến hiện tại. Bên cạnh đó, CoinMarketCap cũng thông báo rằng dự án hiện đã dừng hoạt động và khuyên người dùng không nên sử dụng các sản phẩm của dự án này.
Dữ liệu từ CoinMarketCap ngày 20/09/2023
Song song với đó, trên DeFiLIama, dữ liệu đang cho thấy rằng lượng TVL đáng mơ ước một thời giờ đây chỉ còn khoảng 112 triệu USD, lượng vốn hoá thị trường chỉ đạt 44 triệu USD. Ngoài ra, DeFiLIama cũng cảnh báo người dùng rằng không nên sử dụng Multichain vì hiện tại chính dự án cũng không kiểm soát sản phẩm của họ.
Dữ liệu từ DeFiLIama ngày 20/09/2023
Những sự sa sút ở trên là hậu quả của một chuỗi các sự kiện được châm ngòi từ cuối tháng 05/2023 khi CEO Zhaojun bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ và mất hoàn toàn liên lạc với phía dự án. Ngay khi nhận được thông tin, hàng loạt người dùng đã bán tháo token MULTI. Trong khi đó, Fantom Foundation đã rút lượng lớn thanh khoản khỏi các pool vì lo ngại ảnh hưởng đến giao thức.
Chân dung CEO Zhaojun của Multichain
Chưa dừng lại ở đó, đầu tháng 7 vừa qua, Multichain lại chứng kiến một lượng lớn crypto bị rút ra khỏi nền tảng, con số ước tính lên đến 130 triệu USD gồm nhiều tài sản trên các chain khác nhau. Sự việc còn nghiêm trọng đến mức hai nhà phát hành stablecoin là Tether và Circle phải đóng băng lần lượt 2 lệnh chuyển là 63 triệu USDC và 2,5 triệu USDT.
Không những thế, Chainalysis, đơn vị nghiên cứu on-chain đã đặt ra nghi vấn rằng rất có thể Multichain đang cố gắng rug pull người dùng bằng những cách thức trên. Theo nhận định từ Chainalysis, trong trường hợp của Multichain việc bị lộ codebase là hoàn toàn không thể xảy ra do dự án đã thực hiện audit từ lâu. Như thế chỉ còn lại một khả năng rằng “kẻ tấn công" phải là người nắm một lượng khóa MPC đủ lớn mới có quyền truy cập và chuyển số tiền trên. Đến nay vẫn chưa có một kết luận chính thức nào được đưa ra liên quan đến vụ việc này.
Chỉ 7 ngày sau sự việc trên, dự án Multichain đã tuyên bố chính thức dừng hoạt động trên trang Twitter (hiện tại là X) của dự án. Ngoài tuyên bố ngừng hoạt động, dự án cũng chia sẻ thêm những nguyên nhân dẫn đến việc này. Cụ thể, dự án chia sẻ rằng toàn bộ các yếu tố quyết định sự sống còn của dự án đều nằm trong tay của CEO Zhaojun và khi ông bị bắt, toàn bộ máy tính, điện thoại, ví cứng, các mã khoá đều đã lọt vào tầm kiểm soát của chính quyền Trung Quốc. Dự án cũng đã cố liên lạc với gia đình của CEO và nhận được sự trợ giúp từ người nhà Zhaojun, tuy nhiên người này cũng bị bắt giữ và mất hoàn toàn liên lạc với dự án sau đó.
Bên trên là những thông tin tổng quan về dự án Multichain và những điều mà cái tên này đã mang đến thị trường. Trong thời gian tồn tại và phát triển, dự án này đã mang đến cho thị trường những sản phẩm vượt trội, giải quyết được những nhu cầu tồn động từ lâu của thị trường. Hy vọng thông qua bài viết, Coincuatui đã mang đến cho người dùng góc nhìn tổng quan nhất về Multichain cũng như những gì mà dự án này đã mang đến cho người dùng và thị trường.
Nguồn: Coin68