Hop Protocol là một cross-chain bridge (cầu nối cross-chain) cho phép người dùng di chuyển token giữa các Layer 2 rollup và Ethereum gần như ngay lập tức với chi phí thấp. Hop Protocol sử dụng hToken, AMM để đảm bảo giao dịch cross-chain được liền mạch và tạo cơ hội cho người dùng kiếm lợi nhuận bằng cách giao dịch chênh lệch giá. Hãy cùng Coincuatui tìm hiểu về Hop Protocol qua bài viết dưới đây nhé!
Hop Protocol (HOP) là gì? Giải pháp sử dụng AMM để tối ưu hoá giao dịch cross-chain
Hop Protocol là một cross-chain bridge (cầu nối cross-chain) cho phép người dùng di chuyển token giữa các Layer 2 rollup và Ethereum gần như ngay lập tức với chi phí thấp. Hiện tại, Hop Protocol đang hỗ trợ người dùng bridge token giữa Ethereum và các Layer 2 như: Optimism, Arbitrum, Polygon, Base,...
Hop Protocol là gì?
Hop Protocol giới thiệu Hop Bridge Token (hToken) - token trung gian đặc biệt và sử dụng AMM cho việc bridge token giữa các Layer 2 và Ethereum một cách nhanh chóng với chi phí thấp. Khi người dùng thực hiện giao dịch bridge thì token trên source chain (chuỗi nguồn) sẽ được chuyển thành hToken bằng Hop Bridge. Sau đó, hToken sẽ được AMM của Hop Protocol swap thành native token trên destination chain (chuỗi đích) cho người dùng.
Bonder là nhân tố quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bridge token cross-chain nhanh chóng. Bonder chạy node xác minh đồng thời đảm bảo tính thanh khoản cho giao dịch cross-chain bằng việc trả trước hToken bị khóa trên destination chain để người dùng có thể nhận native token gần như ngay lập tức. Sau đó, Bonder sẽ nhận lại được khoảng hToken đã trả trước và một phần phí nhỏ từ người dùng cho việc đã đảm bảo thanh khoản cho giao dịch cross-chain.
Ví dụ: Người dùng muốn bridge ETH từ Arbitrum sang ETH trên Ethereum, Bonder chạy node xác minh đã sớm biết trước rằng người dùng đã thực hiện lệnh bridge và họ sẽ gửi hETH bị khóa trên Ethereum đến địa chỉ ví của người dùng. Từ đây, người dùng sẽ nhận được ETH trên Ethereum gần như ngay lập tức. Khi giao dịch được hoàn thành thì Bonder sẽ nhận lại được hETH cộng với một khoản phí nhỏ từ người dùng cho việc đảm bảo thanh khoản trước của họ.
Mô hình hoạt động của Bonder trong Hop Protocol
Hop Protocol sử dụng cơ chế AMM để người dùng có thể swap native token thành hToken và ngược lại. AMM còn là công cụ định định giá tương quan giữa hToken và native token cho phép người dùng kiếm lợi nhuận bằng cách thực hiện giao dịch Arbitrage (chênh lệch giá).
Pool thanh khoản sẽ là nơi hỗ trợ cho AMM hoạt động ổn định dựa trên việc LP cung cấp thanh khoản. LP khi cung cấp thanh khoản vào pool sẽ nhận được LP token đồng thời kiếm được lợi nhuận từ phí giao dịch và token HOP. Ngoài ra, LP sẽ có nguy cơ Impermanent Loss (tổn thất tạm thời) nhưng sẽ rất thấp vì chênh lệch giá giữa hToken và native token không quá nhiều.
Đây là tính năng cho phép người dùng có thể bridge token giữa các Layer 2 và Ethereum một cách nhanh chóng với phí giao dịch thấp. Ngoài ra, người dùng còn có thể chuyển token cho người khác bằng cách điền địa chỉ ví cụ thể bên chain nhận.
Giao diện tính năng Send của Hop Protocol
Đây là nơi dành cho LP có thể cung cấp thanh khoản cho Hop Protocol. Khi cung cấp thanh khoản, LP sẽ nhận về LP Token đồng thời kiếm lợi nhuận từ phí giao dịch và token HOP.
Giao diện tính năng Pool của Hop Protocol
Đây là tính năng cho phép người dùng swap native token sang hToken trên các Layer 2 và ngược lại. Tính năng này hoạt động thông qua 2 cơ chế là AMM và Hop Bridge.
AMM: Đây là cơ chế cho phép người dùng swap native token sang hToken trên một Layer 2 cụ thể và ngược lại. Ví dụ: Người dùng có thể swap USDT thành hUSDT và ngược lại trên Optimism. Hiện tại, tính năng Convert thông qua AMM không hỗ trợ cho Ethereum mà chỉ hỗ trợ cho các Layer 2.
Giao diện tính năng Convert thông qua AMM
Hop Bridge: Đây là cơ chế chỉ cho phép người dùng swap hToken trên Layer 2 sang native token trên Ethereum và ngược lại. Ví dụ: Người dùng có thể swap hUSDT trên Optimism thành USDT trên Ethereum và ngược lại.
Giao diện tính năng Convert thông qua Hop Bridge
Đây là nơi người dùng có thể nhận phần thưởng là phí giao dịch họ đã bỏ ra cho việc bridge token, phí cho bonder và LP. Hiện tại, Hop Protocol chỉ mới hỗ trợ người dùng nhận phần thưởng khi bridge token vào Optimism.
Giao diện tính năng Reward trên Hop Protocol
Tên token |
Hop Protocol Token |
Token |
HOP |
Blockchain |
Ethereum, Optimism, Arbitrum, Base, Polygon |
Chuẩn token |
ERC-20 |
Hợp đồng |
Ethereum: 0xc5102fe9359fd9a28f877a67e36b0f050d81a3cc Optimism: 0xc5102fe9359fd9a28f877a67e36b0f050d81a3cc Arbitrum: 0xc5102fe9359fd9a28f877a67e36b0f050d81a3cc Base: 0xc5102fe9359fd9a28f877a67e36b0f050d81a3cc Polygon: 0xc5102fe9359fd9a28f877a67e36b0f050d81a3cc |
Công dụng token |
Tiện ích, Quản trị |
Tổng cung |
1.000.000.000 HOP |
Cung lưu hành |
75.222.483 HOP |
DAO Treasury: 60.5% sẽ bị khoá trong Treasury.
Đội ngũ phát triển hiện tại: 22.45% sẽ bị khoá trong 1 năm và phân bổ đều trong 3 năm.
Airdrop: 8% sẽ được mở 100% tại TGE và có thời hạn claim trong 6 tháng.
Nhà đầu tư: 6.25% sẽ bị khoá trong 1 năm và phân bổ đều trong 3 năm.
Đội ngũ phát triển trong tương lai: 2.8% sẽ được khoá dành cho thành viên mới của đội ngũ phát triển trong tương lai
Tỷ lệ phân bổ token HOP
Lịch phân bổ token HOP. Nguồn: Coingecko
HOP là native token của Hop Protocol và được sử dụng trong các trường hợp sau:
Làm phần thưởng cho LP cung cấp thanh khoản trên giao thức.
Người nắm giữ token HOP có quyền tham gia DAO để đề xuất và bỏ phiếu quản trị về các thay đổi của giao thức như: token được sử dụng trên Hop Protocol, phân bổ incentive token HOP, lộ trình phát triển trong tương lai,...
Hiện tại, nhà đầu tư có thể giao dịch token HOP tại:
Sàn CEX: CoinEx, Bitget, MEXC,...
Sàn DEX: Uniswap V3 (Ethereum), Uniswap V3 (Arbitrum One), Aerodrome (Base), Velodrome Finance V2,...
HOP là token với tiêu chuẩn ERC-20 nên nhà đầu tư có thể lưu trữ trên các loại ví như Metamask, Trust Wallet, Coin98 Wallet,… Để thuận tiện cho việc giao dịch, nhà đầu tư cũng có thể lưu trữ HOP trên ví của các sàn giao dịch niêm yết token này.
Hop Protocol có kế hoạch nâng cấp lên phiên bản V2 với các module (mô-đun) được xây dựng trên nền tảng Messenger đơn giản của giao thức. Các module sẽ cho phép người dùng thực hiện những hoạt động cross-chain sau:
Messaging (Nhắn tin).
Token Transfers (Chuyển token).
NFT transfers (Chuyển NFT).
Phát triển các Omnichain token.
Những thành viên nổi bật trong đội ngũ phát triển của Hop Protocol bao gồm:
Christopher Whinfrey: Ông là Co-Founder của Hop Protocol.
Miguel Mota: Ông là Co-Founder của Hop Protocol.
Shane Fontainte: Ông là Co-Founder của Hop Protocol.
Hiện tại, Hop Protocol chưa có những nhà đầu tư chính thức tại các vòng gọi vốn. Coincuatui sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất.
Hiện tại, Hop Protocol đang hợp tác với một số dự án nổi bật như: Bungee Exchange, Rocket Pool, Synthetix, Lyra,...
Hop Protocol là một cross-chain bridge (cầu nối cross-chain) cho phép người dùng di chuyển token giữa các Layer 2 rollup và Ethereum gần như ngay lập tức với chi phí thấp. Nhờ vào các yếu tố như hToken, Bonder và AMM không chỉ giúp người dùng có thể bridge token nhanh chóng mà còn có thể kiếm lợi nhuận dựa vào giao dịch chênh lệch giá.
Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về Hop Protocol để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.
Lưu ý: Coincuatui không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!
Nguồn: Coin68