Chắc hẳn rất nhiều trader mới trong thị trường crypto tham gia giao dịch hợp đồng tương lai (futures) không hiểu Funding Rate là gì và tại sao mình bị trừ tiền 3 lần mỗi ngày khi cố giữ vị thế. Vậy Funding Rate là gì? Qua bài viết này Coincuatui sẽ giới thiệu và giải thích một cách đơn giản về Funding Rate cho những người mới bắt đầu trade trong thị trường crypto.
Funding Rate là gì? Hướng dẫn về Funding Rate dành cho người mới bắt đầu
Funding Rate là chỉ số đo lường sự chênh lệch giữa giá của tài sản trên thị trường tương lai (futures) và thị trường giao ngay (spot). Khi giá tài sản trên thị trường futures cao hơn so với thị trường spot thì chỉ Funding Rate là dương, người mua (vị thế long) sẽ phải thanh toán cho người bán khống (vị thế short). Ngược lại, nếu giá tài sản futures thấp hơn spot, Funding Rate là âm, người bán khống sẽ thanh toán cho người mua.
Đồng thời, chỉ số này phản ánh tâm lý của người giao dịch và tâm lý thị trường. Trong thị trường bullish, Funding Rate thường là dương, phản ánh tâm lý lạc quan. Ngược lại, trong các giai bearish, Funding Rate thường là âm, thể hiện tâm lý bi quan của người giao dịch.
Nhìn chung, mục tiêu của Funding Rate là duy trì sự ổn định giữa giá của tài sản trên thị trường futures và spot, giúp ngăn chặn chênh lệch lớn giữa 2 thị trường.
Rất nhiều trader mới hiểu nhầm thị trường futures và spot là giống nhau đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá của 1 loại tài sản. Tuy nhiên, chúng thực ra có sự khác biệt về bản chất. Giao dịch futures là giao dịch dựa trên chỉ số của 1 loại tài sản, còn giao dịch spot là giao dịch trực tiếp đến giá trị của tài sản đó.
Giao dịch hợp đồng phái sinh truyền thống là hoạt động thỏa thuận mua bán chỉ số của một tài sản với đòn bẩy và có ngày đáo hạn. Thông thường, bạn phải thanh toán và đóng vị thế sau một khoảng thời gian nhất định, dù có lời hay lỗ.
Điểm hội tụ
Tuy nhiên, perpetual contract (hay còn được biết đến là hợp đồng phái sinh vĩnh cửu) là dạng hợp đồng không có ngày đáo hạn, chỉ có trong thị trường crypto. Vì vậy, khi giao dịch hợp đồng phái sinh vĩnh cửu rất giống với việc giao dịch các tài sản khác trong thị trường spot hoặc margin với mức đòn bẩy theo mức sàn giao dịch cho phép.
Khác với thị trường futures thông thường, giao dịch futures với perpetual contract không có điểm hội tụ nên giá tài sản có thể chênh lệch với thị trường spot. Điều này sẽ tạo ra khả năng các vị thế khi giao dịch futures với hợp đồng vĩnh cửu không cần phải chốt và dẫn đến giá cả giao dịch futures sẽ biến động khác với giá thực tế. Vậy nên, Funding Rate được tạo ra để làm động lực thúc đẩy giá ở thị trường futures di chuyển gần đến giá của thị trường spot để đảm bảo lợi ích của các trader.
Cách tính Funding Fee khá đơn giản. Mỗi 8 giờ thì sàn giao dịch sẽ tính funding fee một lần, tùy theo vị thế bạn đang có mà bạn sẽ được quyết định nhận tiền hay mất tiền, nếu bạn đóng lệnh trước khi funding fee được tính thì bạn sẽ không phải trả khoản phí này (ngược lại bạn cũng sẽ không được nhận). Công thức tính funding fee là:
Giá trị vị thế bạn đang mở x Funding Rate = Funding Fee
Ví dụ: Bạn có 10 USD, bạn mở một vị thế long với đòn bẩy là 10x thì vị thế của bạn là 100 USD, nếu Funding Rate là -0,035% thì bạn sẽ phải trả khoản tiền là 100 * -0,035% = – 0.035 USD. Nghĩa là bạn sẽ được nhận 0,035 USD từ phe short.
Chỉ số BTC/USDT (perpetual) Funding Rate trên Binance, ngày 11/01/2024
Hãy chú ý thời gian đếm ngược (Countdown) cạnh chỉ số Funding Rate (Funding), đó là thời gian đếm ngược tới giờ tính funding fee tiếp theo.
Đối với sàn giao dịch Binance thì Funding Rate tối đa là 0,5% bất kể chênh lệch thị trường thế nào. Funding Rate cơ bản là 0,01% và sẽ tăng lên hoặc giảm đi nếu thị trường futures và spot chênh nhau đáng kể. Một ngày bạn phải trả funding fee 3 lần (8 giờ một lần)
Do sự tồn tại của Funding Fee mà giá cả ở thị trường futures sẽ đi sát với giá spot chứ không chênh lệch quá xa. Điều này khiến cho giao dịch của trader không bị sai lệch do khác biệt thị trường.
Nhiều người không thích Funding Fee do lợi nhuận của họ bị giảm và vị thế cũng có thể bị thanh lý từ các khoản phí phải trả liên tục khi mở vị thế nhưng sự tồn tại của nó là cần thiết cho thị trường futures.
Tuy nhiên khi thị trường hưng phấn hoặc sợ hãi quá độ sẽ khiến cho áp lực trả Funding Fee khá cao nên bạn cần cân nhắc khi tạo vị thế của mình. Sự tồn tại của Funding Fee cũng sẽ tạo ra một số chiến lược trade quanh chỉ số này, giúp thu lãi đáng kể.
Nếu bạn am hiểu về khái niệm Funding Rate và Funding Fee, có lẽ bạn đang nắm giữ một cơ hội giao dịch có thể đem lại lợi nhuận không nhỏ. Bạn không chỉ có thể sử dụng Funding Rate để đánh giá tâm lý thị trường, mà còn có thể trực tiếp kiếm lợi nhuận từ funding fee bằng cách áp dụng chiến lược sau:
- Tìm tài sản với tỉ lệ Funding Rate dương: Điều này có nghĩa là những người muốn giữ tài sản (long) sẽ phải thanh toán cho những người muốn bán tài sản (short).
- Phân chia vốn để mua tài sản thực ở thị trường giao ngay và mở vị thế bán tài sản với khối lượng tương đương.
Đây là phương thức Delta Hedging, một chiến lược giúp quản lý rủi ro khi bạn muốn tận dụng lợi nhuận từ Funding Rate. Tuy nhiên, để áp dụng chiến lược này, bạn cần chú ý đến những điểm sau:
Chiến lược chỉ hiệu quả khi Funding Rate là dương.
Tỉ lệ funding có thể biến động thường xuyên, vì vậy không phải lúc nào chiến lược cũng thực hiện được.
Sử dụng đòn bẩy nhỏ để giảm rủi ro do biến động giá mạnh có thể dẫn đến thanh toán vị thế.
Nên áp dụng chiến lược này khi tài sản có tỉ lệ funding tăng cao đột biến để đảm bảo tính hiệu quả.
Binance là một trong những sàn giao dịch được sử dụng phổ thông nhất, nếu người dùng muốn theo dõi chỉ Funding Rate trên sàn giao dịch này chỉ cần truy cập vào Binance Futures, sau đó ở mục “Thông tin” chọn “Lịch sử Funding Rate” là có thể xem lịch sử chỉ số này của toàn bộ các tài sản có giao dịch hợp đồng vĩnh cửu.
Binance Funding Rate ngày 11/01/2024
Ngoài các sàn giao dịch, Coinglass là ứng dụng nổi tiếng nhất trong việc cung cấp dữ liệu của các sàn giao dịch phái sinh. Không chỉ có đầy đủ các loại tài sản trên nhiều sàn giao dịch khác nhau, Coinglass còn cho phép người dùng xếp hạng cũng như tính toán Funding Rate theo mốc ngày, tháng, năm.
Coinglass
Funding Rate là một trong những công cụ quan trọng đóng vai trò cân bằng giá của tài sản giữa 2 thị trường spot và futures, đồng thời cũng là một chỉ báo hữu ích cho các trader trong thị trường crypto. Thông qua bài viết này, Coincuatui hy vọng các bạn đã có thêm kiến thức và thông tin cơ bản về Funding Rate và cách sử dụng chỉ số này hợp lý để tối ưu hóa việc giao dịch. Chúc bạn giao dịch thành công!.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Coincuatui sẽ không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Nguồn: Coin68