Free-to-own: Bước tiến mới cho thế hệ Web3 Gaming tiếp theo?
Vào cuối tháng 08/2022, Studio game Limit Break đứng đầu bởi Gabe Leydon đã gây được tiếng vang lớn trong thế giới game web3 khi thông báo rằng họ đã huy động thành công 200 triệu USD từ các nhà đầu tư như Buckley Ventures, Paradigm, FTX, CoinBase Ventures, Shervin Pishevar, Anthos Capital, SV Angel và Standard Crypto, để xây dựng một trò chơi blockchain mới. Tuy nhiên, khoản vốn này không phải là yếu tố tạo nên các hiệu ứng trên twitter trong thế giới tiền mã hoá.
Gabe Leydon, Founder/CEO của Limit Break. Ảnh chụp bởi Asa Mahat
Trong một cuộc phỏng vấn với GamesBeast, Leydon đã đưa ra một số tuyên bố đầy tham vọng:
“Chúng tôi đặc biệt chú trọng vào free to own, điều mà tôi tin rằng sẽ thay thế các trò chơi free to play.”
Từ đó, một thuật ngữ mới trong ngành web3 game ra đời: “Free-to-Own” (F2O). F2O hay được hiểu là chiến lược của Limit Break khi studio này mint một bộ sưu tập NFT đầu tiên và tặng chúng miễn phí cho mọi người. Cách tiếp cận này nghe có vẻ phản trực quan vì thường các bộ sưu tập NFT được bán trước khi trò chơi ra mắt là vốn hay nguồn doanh thu chính ban đầu để các dự án phát triển các trò chơi blockchain. Tuy nhiên, chiến lược này cũng đem lại các lợi ích đầy tiềm năng mà chúng ta sẽ khám phá ngay bây giờ.
Cũng cần lưu ý rằng Limit Break không phải là studio đầu tiên thử nghiệm chiến lược F2O này, nhưng họ có thể là người đầu tiên thực sự theo đuổi nó.
– Loot Project là một trong những dự án đầu tiên thực hiện cho phép mint NFT miễn phí, nhưng dự án đã dần bị lãng quên vì quá phi tập trung; việc phát triển trò chơi của dự án đã phụ thuộc vào việc chạy affiliate của các holder NFT và dự án cũng không thu phí giao dịch NFT, nên cuối cùng không có ngân quỹ để tiếp tục phát triển. Có thể nói rằng, Loot là một hiện tượng khi mới ra mắt và kích thích được trí sáng tạo của cộng đồng tiền mã hoá; nhưng kể từ đó, dự án cũng mất dần tiếng vang.
Đồ hoạ trong Gossamer World
– Gossamer World đã kết thúc thành công đợt mint NFT miễn phí vào đầu mùa hè. Đây là một dự án kín tiếng khác đang trong giai đoạn đầu phát triển do một hãng phim độc lập có uy tín ở Hollywood là Bron sản xuất.
Project Eluüne Aurahma PFP
– Nếu bạn đã bỏ lỡ các đợt mint trước đó thì đừng lo, tựa game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi (MMORPG) trên Solana, Project Eluüne sẽ sớm tổ chức một sự kiện mint miễn phí cho người chơi trên Ancient8 Dojo Launchpad!
Leydon xem F2O vốn dĩ vượt trội hơn so với các mô hình play-to-earn (P2E) vì nó loại bỏ khả năng các nhà đầu tư hay người chơi phá giá NFT và giá token – nền tảng cho hệ sinh thái của một trò chơi. Nhưng tham vọng của Leydon không chỉ dừng lại ở web3 mà ông còn cho rằng đây chính là tương lai của ngành công nghiệp game.
“Nếu bạn so sánh giữa free to play và free to own, thì không có cách nào để free to play có thể tồn tại… Tôi không thấy rằng người chơi sẽ quay trở lại theo đuổi free to play sau khi đã thử free to own. Free to play chỉ là tải xuống các trò chơi miễn phí với một loạt các vật phẩm ảo mà về cơ bản bạn không hề sở hữu. Chúng tôi đang hoàn toàn đổi mới ngành công nghiệp trò chơi."
Giá sàn của bộ sưu tập NFT DigiDaigaku Genesis trên Opensea, ghi nhận ngày 30/09/2022
Có hai nguyên tắc chính định nghĩa F2O:
Hãy cùng phân tích những lợi ích của mô hình này ngay sau đây.
Đối với studio, “Free to Own” một chiến lược lâu dài. Mặc dù họ không thu lợi nhuận từ việc mint NFT ban đầu, nhưng doanh thu vẫn nhỏ giọt từ phí giao dịch NFT trên các thị trường thứ cấp như OpenSea. Limit Break thu 10% mỗi lần bán Digi theo cách này. Trò chơi cũng sẽ dự trữ một số lượng NFT nhất định cho dự án và đội ngũ để bán theo giá thị trường sau này. Điều này phù hợp với lợi ích của studio và người hâm mộ bằng cách khuyến khích đội ngũ tạo ra một trò chơi chất lượng và phát triển cộng đồng. Nó cũng sẽ thu hút nhiều người mua hơn trên thị trường thứ cấp, làm tăng khối lượng và giá giao dịch và dự án thu được nhiều phí giao dịch hơn.
Đối với người hâm mộ, việc cho phép mint NFT miễn phí sẽ làm giảm khả năng rug-pull (dù cố ý hay không), trong trường hợp một dự án bán trước NFT nhưng không mang lại một trò chơi chất lượng sẽ tránh được việc mất thời gian, vốn hay ảnh hưởng danh tiếng từ cộng đồng. Điều cốt lõi ở đây là việc chào đón những người chơi sớm bằng cách cho phép họ sở hữu NFT miễn phí sẽ góp phần xây dựng một cộng đồng gồm những người hâm mộ thật sự, những người được khuyến khích truyền bá trò chơi nhưng không phải vì ROI của dự án.
Trong tình hình pháp lý mơ hồ xoay quanh tài sản tiền mã hoá ở Hoa Kỳ, việc F2O tặng miễn phí NFT về mặt lý thuyết sẽ bảo vệ Limit Break khỏi các cáo buộc về việc cung cấp chứng khoán bất hợp pháp.
Điểm selling point thứ hai và là động lực tạo giá trị cho chiến lược của Limit Break không mutually exclusive đối với các bộ sưu tập NFT miễn phí. Factory NFT hứa hẹn mang lại lợi ích kinh tế bên trong trò chơi bằng cách tạo ra các vật phẩm có giá trị trong trò chơi hoặc NFT hoàn toàn mới để holder sử dụng hoặc bán.
Điều này tạo ra sự liên kết chặt chẽ hơn khi studio và đội ngũ nắm giữ bộ nhớ cache của các NFT genesis và được khuyến khích thúc đẩy giá trị và kinh tế với các NFT ban đầu. Các NFT tiếp theo được tạo ra từ các ‘Factory’ này cũng có thể biến mất và có nhiều tiện ích hơn để không xung đột với các tầm quan trọng và giá trị của Factory. Tất cả điều này cho phép các nhà thiết kế nền kinh tế game linh hoạt hơn trong việc cân bằng dòng chảy giá trị qua các mùa bằng cách thúc đẩy số tiền thu được từ tăng trưởng kinh tế tổng thể của trò chơi cho những người nắm giữ NFT của ‘nhà máy’.
Một ví dụ điển hình là Bored Ape Yacht Club. BAYC NFT đã tạo ra giá trị đáng kinh ngạc cho holder của họ thông qua airdrop và whitelist sale (MAYC, Otherside Land Deeds, v.v.)
Trong khi Limit Break đã tiết lộ một số chi tiết quý giá về trò chơi và các tiện ích cụ thể của NFT, họ còn giới thiệu “sản phẩm” đầu tiên của DigiDaigakus: DigiDaigaku Spirits.
Trang web DigiDaigaku giải thích:
“Định kỳ Digis sẽ nhận được một NFT tinh linh định kỳ phù hợp với một Digi tương ứng. ĐẦU TIÊN, bạn sẽ không thể làm bất cứ điều gì với nó, nhưng mỗi tinh linh là thành phần cốt lõi trong việc tạo ra các ANH HÙNG Digidaigaku.”
Dự án cũng đã tiết lộ một hệ thống xếp hạng “kết hợp” Digis và Tinh linh để tạo ra các Anh hùng với chất lượng khác nhau:
Sơ đồ phác thảo những bước đầu của việc “kết hợp” các Digi NFT để tạo ra các Anh hùng. Đây là textbook GameFi (Gaming + DeFi), mở ra một số chiến lược cho các nhà đầu tư và người chơi muốn dẫn đầu trong trò chơi.
Limit Break không phải là bull case duy nhất sử dụng mô hình F2O. Các tựa game khác như Civitas, Gossamer Seed và Project Eluüne của Arrivant Studio đang lên kế hoạch cho việc mint NFT miễn phí, tất cả đều cung cấp một số tiện ích nhất định trong trò chơi, nếu không muốn nói là lợi ích ‘Factory’ vĩnh viễn.
Thuật ngữ Free to Own thoạt nghe có vẻ rất tiềm năng, nhưng sự thật là chiến lược về doanh thu của nó cũng có những thách thức nhất định khiến hầu hết các dự án không thể thực hiện được nếu chỉ dựa vào cách Limit Break đã làm.
Thách thức rõ ràng nhất của F2O là các nhà phát triển trò chơi phải có đủ tài nguyên để xây dựng trò chơi mà không cần doanh thu từ việc bán NFT ban đầu. Điều này có nghĩa là các nhà phát triển trò chơi phải huy động được nhiều vốn hơn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và dilute quyền sở hữu của chính họ hoặc lợi nhuận trong tương lai. Mặc dù việc huy động vốn là điều thường thấy của các studio game blockchain, nhưng ít ai có thể đạt được con số 200 triệu USD như Limit Break, mà phần lớn sự thành công của nó là do danh tiếng vốn có của Gabe Leydon trong ngành công nghiệp trò chơi.
Việc bán NFT miễn phí phải được thực hiện một cách bí mật hoặc được kiểm soát chặt chẽ thông qua whitelist; nếu không, bot có thể mua hầu hết lượng NFT chỉ trong vài giây, điều này sẽ là thất bại của toàn bộ mô hình. Tính độc quyền cho phép dự án chọn ra những thành viên thực sự ủng hộ trò chơi, những người sẽ trung thành và tích cực trong suốt quá trình phát triển nhiều năm của dự án.
Tuy nhiên, chính điều này lại gây ra một mâu thuẫn: Free to own chỉ miễn phí cho nhóm minter đầu tiên, những người rõ ràng không hào phóng như vậy trên thị trường thứ cấp. Với giá sàn hiện tại khoảng 12 ETH, Digidaigaku không còn là miễn phí nữa.
Những vấn đề xung quanh tính độc quyền của Digidaigaku đã được Loopify (Người sáng lập/CEO Treeverse) chỉ ra:
“Vấn đề với mô hình free to own là nó chỉ hỗ trợ những người mua ban đầu, hiện tại giá sàn trên chợ thứ cấp là hơn $20K. Nếu họ có dự định mint thêm NFT miễn phí nào, họ sẽ phải nghĩ đến một mô hình khác ngoài stealth vì nhu cầu này quá cao.”
Mặc dù việc việc mint NFT ban đầu là miễn phí (và độc quyền), chắc chắn các nhà đầu cơ sẽ đổ xô tham gia, đặc biệt là đối với một dự án nổi tiếng như Limit Break. Các nhà đầu cơ có thể là yếu tố hữu ích trong việc tăng giá tài sản và thúc đẩy khối lượng giao dịch (và doanh thu từ phí giao dịch), nhưng tư duy và cách tiếp cận của họ vốn dĩ khác với những người hâm mộ khi mint NFT miễn phí. Sự kiên nhẫn và sự linh hoạt của họ đối với sự biến động giá có thể thấp hơn nhiều, trừ khi phần thưởng cho việc nắm giữ NFT từ ‘nhà máy’ tạo ra đủ doanh thu downstream. Các nhà đầu cơ chỉ trung thành với lợi nhuận cuối cùng của họ. Việc này dẫn đến thách thức tiếp theo.
Mặc dù phí giao dịch trên thị trường thứ cấp được coi là một trong những tính năng giá trị của công nghệ NFT, nhưng nhiều người không nhận ra rằng các khoản phí này không được mã hóa trong hợp đồng thông minh, có nghĩa là các nền tảng giao dịch NFT như OpenSea phải chấp thuận và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để thu và phân phối phí bản quyền lại cho các nghệ sĩ và dự án. Trong khi các sàn giao dịch lớn đều chấp nhận nghĩa vụ này cho đến nay, thì điều này, cũng là một nguồn doanh thu chính cho các dự án F2O, đang không được công nhận. Sudoswap, một nền tảng & thị trường NFTFi, không chấp thuận phí bản quyền của người sáng tạo, thay vào đó họ quảng cáo phí giao dịch cố định 5% cho tất cả các giao dịch.
Khối lượng giao dịch trên Sudoswap (Dune Analytics), nền tảng giao dịch NFT từ chối phí bản quyền NFT
Tương tự, nền tảng giao dịch NFT trên Solana Yawww đã gây ra một cuộc tranh cãi gay gắt khi được ra mắt vào đầu mùa hè này mà không áp dụng tiền bản quyền của người sáng tạo. Mặc dù một số nhà giao dịch trong hệ sinh thái Solana ủng hộ chính sách miễn phí của Yawww vì lợi ích của người mua. Magic Eden đã chứng minh mình là một đồng minh mạnh mẽ của người sáng tạo bằng cách cung cấp phần mềm cho các dự án giúp họ theo dõi xem tiền bản quyền có được áp dụng hay không và trừng phạt những người mua keo kiệt bằng cách giới hạn chức năng hoặc khả năng hiển thị NFT của họ cho đến khi các khoản phí bản quyền được thanh toán.
Digidaiku Genesis NFT được list trên Sudoswap. Việc bán NFT này sẽ không trả phí bản quyền cho Limit Break
Các công cụ phần mềm như những công cụ do Magic Eden cung cấp có thể sẽ được điều chỉnh phù hợp cho các chuỗi khác như Ethereum, nhưng chúng ta phải chờ đến bao lâu trước khi ai đó phát triển một giải pháp thay thế? Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng phần lớn người mua NFT sẽ ít phản kháng và tiếp tục sử dụng các nền tảng tôn trọng phí bản quyền của người sáng tạo. Nếu không, doanh thu của nhiều dự án NFT sẽ bị cắt giảm nghiêm trọng và phải dừng phát triển. Tuy nhiên, các nhà giao dịch NFT có động cơ lợi nhuận sẽ tin cậy sử dụng các nền tảng có phí thấp nhất để cải thiện lợi nhuận của họ. Điều này có nghĩa là sẽ luôn có nhu cầu về một Sudoswap hoặc Yawww, và đây luôn là mối đe dọa đối với các dự án NFT— đặc biệt là các dự án F2O. Đây cũng là lý do tại sao một lượng lớn các nhà đầu cơ có thể trở thành mối đe dọa hiện hữu với các trò chơi F2O.
Vậy Free-to-Own là tương lai của ngành công nghiệp trò chơi hay chỉ là một thuật ngữ tiếp thị mới?
Câu trả lời, như bạn có thể đoán, có thể là cả hai.
Đó thực sự là một câu hỏi khó không chỉ vì chúng ta không thể biết trước được tương lai mà còn vì thuật ngữ ‘free to own’ còn tồn tại những vấn đề sâu sắc: Nó chắc chắn là một mánh lới quảng cáo tiếp thị, nhưng nó cũng là một sự giả tạo hoàn toàn: “Free to own” chỉ mô tả phương thức phân phối ban đầu mà minter yêu thích và thực sự ẩn cơ chế có tiềm năng nhất: Sử dụng Factory NFT để biến cá voi thành nhà sản xuất trung thành.
Bất chấp những lời chỉ trích nói trên, Loopify đã có những truyền đạt thông thái trong cuộc phỏng vấn gần đây về Treeverse:
“Thị trường thứ cấp quan trọng hơn thị trường sơ cấp. Bạn cần quản lý cộng đồng của mình (chủ yếu thông qua phân phối, cách bạn tiếp thị và cân bằng kỳ vọng) để tránh những người mua nhưng không thực sự quan tâm / tin tưởng vào sản phẩm của bạn.”
Có vẻ như Leydon và Loop hoàn toàn đồng ý với điểm này. Cuối cùng, ngoài một số lợi thế pháp lý tiềm năng và thiện chí đối với những minter, việc mint NFT miễn phí không quan trọng bằng thị trường thứ cấp, nơi phù hợp với những ai có nhu cầu và niềm tin sâu sắc đối với dự án. Limit Break đang quản lý cộng đồng này chủ yếu thông qua kỳ vọng giá trị trong tương lai được tạo ra bởi các NFT này.
Dù có công bằng hay không thì F2O là một trong những mô hình hứa hẹn nhất mà chúng tôi từng thấy trong game web3. Nhưng chúng tôi cho rằng tất cả đều xoay quanh vấn đề kinh phí và khả năng thu tiền bản quyền của người sáng tạo. Và cuối cùng, nếu bản thân trò chơi không có gì thú vị, thì toàn bộ mọi thứ sẽ sụp đổ như pyramid scheme.
Nhưng nếu nó thực sự thú vị, thì trò chơi sẽ thu hút những người tham gia không vì động cơ tài chính vào một nền kinh tế được thiết kế để thúc đẩy giá trị cho những người nắm giữ NFT ban đầu, những nhà sản xuất cá voi trung thành này. Leydon chưa tiết lộ toàn bộ kế hoạch cho Limit Break, nhưng chúng hẳn phải thuyết phục để thu về 200 triệu USD. Và có lẽ đây là điều mà tất cả chúng ta nên mong đợi; Gabe Leydon sẽ không phải là người đứng đầu studio cuối cùng đạt được thành công vang dội trong trò chơi truyền thống, người nhận ra tiềm năng của web3 và mang kinh nghiệm, tầm nhìn cũng như khoản vốn đầu tư mạo hiểm của họ đến không gian này. Nó có thể mang lại lợi ích nhiều nhất cho cá voi về mặt tài chính, nhưng nó cũng sẽ khiến trò chơi ngày càng thú vị hơn cho tất cả chúng ta.
Ancient8 Research là cổng phân tích về GameFi. Thông qua các nội dung Phân tích Game cùng Nghiên cứu Thị trường chuyên sâu, tầm nhìn của Ancient8 Research Portal là trao quyền cho thế hệ công dân Metaverse thế hệ tiếp theo với khả năng đánh giá dự án hiệu quả và mở rộng tiếp cận nhiều hơn các cơ hội đầu tư. Xem thêm về Ancient8 Research tại đây.
Nguồn: Coin68