Thị trường DeFi đang ở những bước phát triển sơ khai và rất khó để tránh phát sinh những vấn đề nan giải cũng như sự xuất hiện của các giải pháp không triệt để. Trong bài viết hôm nay, cùng bọn mình tìm hiểu về một khái niệm mới là EIP-7540. Liệu đây có được xem là một giải pháp triệt để cho các giao thức DeFi? Còn với những anh em nào đang quan tâm đến từ khoá "Real World Asset (RWA)" thì có thể EIP-7540 sẽ là giải pháp cần theo dõi đấy.
EIP-7540 là gì? Đề xuất thúc đẩy xu hướng Real World Asset (RWA) là đây?
Đầu tiên, mình sẽ rảo qua một lượt về khái niệm ERC-4626. Bọn mình đã có một bài viết chi tiết về từ khoá này. Anh em nào quan tâm chi tiết thì có thể bấm vào đường dẫn dưới đây nhé!
>> Xem thêm: EIP-4626 là gì? Vai trò của cập nhật này quan trọng như thế nào?
Có thể tóm tắt rằng ERC-4626 sẽ giúp đóng gói các vị thế trong pool thanh khoản người dùng lại thành một giấy chứng nhận, từ đó có thể dễ dàng tái sử dụng.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của ERC-4626 đó là chỉ hỗ trợ nạp rút đồng bộ. Điều này có nghĩa nếu bạn nạp 100 USD tài sản vào pool, khi muốn rút, bạn phải huỷ toàn bộ giấy chứng nhận ERC-4626 của mình và rút 100 USD đó một lúc.
Điểm giới hạn của ERC-4626 nằm ở chỗ các khâu nạp rút tài sản sẽ phải diễn ra đồng bộ trong một khung thời gian nhất định (thường là cuối mỗi epoch - thời gian đáo hạn của 1 Vault tài sản).
Điểm giới hạn thứ 2 là việc chuẩn token này chỉ hỗ trợ "đơn nhiệm". Đồng nghĩa với việc hoặc là bạn nạp, hoặc là bạn rút ở một thời điểm. Sẽ không có trường hợp bạn vừa gửi yêu cầu nạp và rút song song một thời điểm.
Việc thiếu linh hoạt trong thao tác xử lý nạp rút, khiến các giấy chứng nhận ERC-4626 gặp hạn chế khi được tích hợp vào các giao thức DeFi khác.
Đây là đề xuất cải tiến và mở rộng cho chuẩn ERC-4626 trước đó. Đặc tính khác biệt của 7540 đó là "Asynchromous" (tức "Bất đối xứng"). Vậy trước tiên hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau của 2 dạng yêu cầu đối xứng và bất đối xứng nhé!
Mình sẽ tách ra hai thao tác khác nhau (là Deposit - nạp và Redeem - rút) để giải thích những thay đổi của EIP-7540.
Ứng dụng đầu tiên là cho mảng Liquid Staking. Đây là ứng dụng dễ dàng thấy nhất cho tính năng rút bất đối xứng mà mình đề cập ở phần trước. Cụ thể, các giao thức Liquid Staking ở thời điểm hiện tại sẽ chỉ hỗ trợ rút tiền ở một khung thời gian.
Đây là cách vận hành vô cùng cồng kềnh và khiến giao thức ứng dụng Liquid Staking Token (LST) gặp khó.
Với EIP-7540, đề xuất rút tiền vẫn sẽ được ghi nhận mọi lúc. Khi tài sản trong pool ở tình trạng "có sẵn", đề xuất rút tiền trên sẽ được chính thức thực thi.
Mục tiêu ban đầu của ERC-4626 được tạo ra, là để tái sử dụng lại nguồn vốn và kết nối thanh khoản giữa các giao thức DeFi. Tuy nhiên, đặc tính 1 chiều của ERC-4626 khiến các giao thức DeFi gặp khó trong cách tương tác với nhau, điều này phát sinh là do sự khác nhau trong thời điểm ghi nhận số dư mới.
Ví dụ, các giao thức Lending thì thường sẽ ghi nhận số dư tích luỹ thêm theo khối và có đặc tính là cập nhật liên tục. Trong khi đó, các giao thức phái sinh, cụ thể là Option thì yêu cầu ghi nhận số dư ở một cột mốc duy nhất và sẽ duy trì đến suốt thời gian đáo hạn. Chính sự khác nhau trong thời gian ghi nhận số dư này khiến ERC-4626 bộc lộ các hạn chế.
Do đó, việc hỗ trợ nạp rút và ghi nhận số dư một cách "không đối xứng", linh hoạt của EIP-7540 sẽ giúp các giao thức DeFi kết nối với nhau dễ dàng hơn.
Và tất nhiên, vì đề xuất này đến từ Centrifuge, một đơn vị hoạt động khá sôi nổi trong mảng Real World Asset (RWA), cho nên không thể thiếu được những lợi ích mà giải pháp này mang lại cho quá trình "on-chain hoá" các tài sản.
Standardization can help RWA protocols become much more composable, streamlining integrations with DeFi protocols like @MakerDAO and @AaveAave.
— Centrifuge (@centrifuge) October 18, 2023
And much more accessible, helping vault management apps like @superformxyz and @enzymefinance easily integrate RWAs.
ERC-4626 có thể giúp đóng gói "Yield" - (lợi tức) và giúp mọi thứ kết nối tạm ổn đối với các giao thức DeFi ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, vì sự không đồng bộ giữa on-chain và off-chain, các đề xuất nạp rút tiền sẽ cần thời gian để xác thực. Những thao tác xác thực của mảng tài sản off-chain có thể kể đến như lưu ký, thanh toán bù trừ, xác thực kiểm định tài sản,...
Chính sự bất đối xứng ở thời gian ghi nhận dữ liệu tài sản khiến ERC-4626 không phù hợp cho mảng RWA và cần có giải pháp như ERC-7540.
Ngoài ra, EIP-7540 cũng đang được kì vọng có thể tối ưu hơn trong khâu quản lý các quỹ Treasury cho các dự án.
Đây vẫn là một hoạt động gây nhiều tranh cãi, vì vốn cộng đồng DeFi không mấy thiện cảm với hoạt động xác thực danh tính (Know Your Customer - KYC). Tuy nhiên, EIP-7540 vẫn sẽ được coi là một giải pháp chuẩn hoá, để ngỏ khả năng tích hợp các ứng dụng xác thực danh tính địa chỉ ví. Từ đó có thể giúp khâu luân chuyển tài sản từ lĩnh vực truyền thống vào DeFi dễ dàng hơn, dễ quản lý và đáp ứng được yêu cầu của giới chức.
CEO của Fei Protocol Joey Santoro mới đây cũng đăng tải bài viết về những cập nhật bổ sung cho EIP-7540.
There are a few open questions such as adding etas for request completion (idea by @Amxx ) or slippage protection / request cancellation.
— Joey Santoro ??? (@joeysantoro_eth) December 6, 2023
All Vault buildoors hop into the discussion thread, lets make ERC-7540 as strong of a standard as @erc4626 : https://t.co/zoLIgZjThP
Cụ thể, những ý tưởng bổ sung bao gồm chuẩn hoá yêu cầu rút tài sản thành 3 dạng khác nhau, từ đó hỗ trợ các dạng tài sản như token ERC-20 phổ thông, các NFT phổ thông và chuẩn linh hoạt ERC-1155.
Như vậy là chúng ta đã cùng điểm qua một vài thay đổi mới từ EIP-7540 (giải pháp mở rộng cho EIP-4626 trước đó).
Ở thời điểm bài viết, đề xuất này vẫn đang trong quá trình thảo luận và vẫn chưa có những bước triển khai cụ thể trên mainnet.
Tuy nhiên, với những thay đổi và hiệu quả mà đề xuất này mang lại, có thể thấy cộng đồng DeFi vẫn đang rất kì vọng vào EIP-7540.
Hi vọng là bài viết trên đây mang lại giá trị cho anh em và giúp anh em có một vài gợi mở trong quá trình tìm đọc trong thời gian tới.
Coincuatui tổng hợp
Nguồn: Coin68