Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, ắt hẳn bạn đã ít nhất một lần nghe qua cụm từ “sức mạnh của đồng USD". Ngoài việc khẳng định sức mạnh kinh tế của Mỹ so với phần còn lại của thế giới, cụm từ kia còn cho thấy vị thế của đồng USD so với 6 đồng tiền khác đại diện cho 5 quốc gia và 1 vùng kinh tế chung. Vậy sự tương quan của đồng USD với phần còn lại của thế giới là gì và chỉ số DXY đang đóng vai trò như thế nào đối với kinh tế thế giới? Hãy cùng Coincuatui tìm hiểu về chỉ số DXY và những tác động của nó đến thị trường tài chính thông qua bài viết dưới đây.
DXY là gì? Chỉ số này tác động đến thị trường tài chính như thế nào?
Năm 1971, Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ là Richard Nixon ký sắc lệnh chấm dứt Hệ thống Bretton Woods, thả nổi giá tri của đồng USD thay vì neo giá theo bản vị vàng. Tuy nhiên, vì lo sợ một cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ xảy ra nên các nhà lập pháp đã đề xuất một phương pháp khác để đảm bảo sức mạnh của đồng USD. Trong đề xuất này sẽ bao gồm các thành phần khác ngoài thị trường, vàng và đồng USD.
Để dễ hiểu, chỉ số DXY là công cụ đo lường sức mạnh và giá trị của đồng USD đối với 6 loại tiền tệ đại diện cho các quốc gia và vùng lãnh thổ. Những quốc gia ấy là đồng minh của Mỹ trong cả lĩnh vực thương mại lẫn chính trị. Chỉ số DXY sẽ có tương quan thuận với giá trị của đồng USD. Nếu USD tăng giá so với rổ tiền tệ thì chỉ số DXY sẽ có xu hướng tăng và ngược lại.
Như đã đề cập ở trên, chỉ số DXY là kết quả đo lường giá trị của đồng USD so với một rổ 6 loại tiền tệ gồm: đồng tiền chung Euro của Châu Âu (EUR), đồng Yên Nhật (JPY), đồng Bảng Anh (GBP), đồng Đô la Canada (CAD), đồng Krona Thuỵ Điển (SEK), đồng Franc Thuỵ Sĩ (CHF). Trong đó, thị phần của đồng tiền chung Châu Âu chiếm hơn một nửa, điều này khá dễ hiểu bởi các quốc gia trên ngoài là đồng minh của Mỹ, họ còn là những nước lớn cùng chia sẻ lợi ích với Hoa Kỳ. Chưa hết, mỗi chính sách tiền tệ của đôi bên đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhau.
Đồng tiền |
Tỷ lệ (%) |
Quốc gia |
EUR |
57.6% |
Đồng tiền chung châu Âu |
JPY |
13.6% |
Đồng Yên Nhật |
GBP |
11.9% |
Đồng Bảng Anh |
CAD |
9.1% |
Đô la Canada |
SEK |
4.2% |
Đồng Krona Thụy Điển |
CHF |
3.6% |
Đồng Franc Thuỵ Sĩ |
Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu rõ, không chỉ tỷ giá ảnh hưởng đến kết quả của USD Index mà ngoài ra, cung cầu cũng là vấn đề ảnh hưởng đến chỉ số này. Mối quan hệ tương hỗ giữa việc cung cầu đồng USD và cung cầu của 6 loại tiền tệ trên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của chỉ số. Bên cạnh đó, các yếu tố như lạm phát, giảm phát, chính sách tiền tệ và chính sách kinh tế cũng để lại một dấu ấn không nhỏ lên kết quả của chỉ số DXY.
Để đọc được chỉ số DXY và ý nghĩa mà nó mang lại cho nhà đầu tư, chúng ta cần xác định rõ một mốc cụ thể để đưa ra dự đoán chính xác. Tại thời điểm viết bài, ngày 06/02/2024, chỉ số DXY đang có giá trị là 104,43, đồng nghĩa rằng tỷ giá của đồng USD đang cao hơn 4,43% so với rổ đồng tiền. Và ngược lại, nếu chỉ số DXY đang có giá trị là 95,57 nghĩa là tỷ giá của đồng USD đang thấp hơn 4,43% so với rổ tiền tệ.
Chỉ số DXY ngày 06/02/2024 (nguồn: Investing.com)
Với bản chất được xây dựng dựa trên giá trị của đồng USD nên chỉ số DXY sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp lên thị trường tài chính.
Như chúng ta đều biết, bản chất của Forex là hàng hoá và một khi đã đề cập đến hàng hoá thì chúng ta cần phải có giá cả. Khi đã nhắc đến giá cả, chúng ta cần phải có một đồng tiền chung để giao dịch. Và không một đồng tiền nào có sức mạnh và mức neo giá ổn định như USD. Lúc này chỉ số DXY sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ tăng giảm của tỷ giá giữa các đồng tiền với nhau.
Ví dụ:
Dù là một đồng tiền mạnh và có giá trị ổn định nhưng do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố liên quan đến kinh tế nên sẽ có những trường hợp hy hữu, đồng USD rớt giá. Vì thế, việc nhiều người dân chọn vàng để trú ẩn là điều dễ hiểu. Khi giá USD tăng, người dân sẽ bán vàng để lấy USD ngược lại khi giá USD giảm, người dân sẽ mua vàng để bảo toàn vốn.
Như đã đề cập ở đầu bài, Mỹ vẫn đang là thị trường lớn nhất trên thế giới và do đó, đồng USD hiện được xem là công cụ để đo lường giá trị của các loại hàng hóa, tiền tệ và chứng khoán,... Cũng không quá khó hiểu khi sự dao động của DXY ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng giảm của thị trường tài chính nói chung.
Để làm rõ sự ảnh hưởng của chỉ số DXY đến thị trường tiền mã hoá, chúng ta phải đi qua một chút khái niệm. Như chúng ta đều biết, Bitcoin, đồng crypto có giá trị vốn hoá lớn nhất thị trường trong mắt các nhà hành pháp luôn được xem là hàng hoá có giá trị lớn thay vì là một đồng tiền tệ. Chính vì vậy, sự tương quan giữa chỉ số DXY và tiền mã hoá là tương quan nghịch.
Để dễ hiểu hơn, chúng ta hãy xem qua kịch bản dưới đây:
Trong một thị trường hoàn hảo, chỉ số DXY không bị ảnh hưởng bởi yếu tố kinh tế, tiền tệ mà tăng giảm ngẫu nhiên theo yếu tố thị trường. Chủ yếu sự tăng giảm này sẽ phụ thuộc phần lớn vào các quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Mà trong số đó, quyết định tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số DXY. Mục đích FED tăng lãi suất là để giảm cung của đồng USD, từ đó khiến đồng USD tăng giá so với 6 đồng tiền còn lại.
Sau đó, vì chỉ số DXY tăng sẽ trực tiếp làm giảm giá các hàng hoá trong đó có Bitcoin do USD được sử dụng trong việc dự trữ tiền tệ. Ngoài ra, đối với các nhà đầu cơ, việc đồng USD tăng giá sẽ khiến họ thoát tiền từ các loại tài sản rủi ro và tập trung vào đồng USD để kiếm lời hoặc trú ẩn.
Bên trên là những thông tin về chỉ số DXY và những tác động của nó đến thị trường tài chính. Hy vọng thông qua bài viết, người đọc đã phần nào có thể đọc hiểu được chỉ số quan trọng này. Bên cạnh đó là những ứng dụng của DXY vào quá trình đầu tư để các nhà giao dịch không đi ngược với sóng của thị trường.
Nguồn: Coin68