Với tình hình thị trường tiền mã hóa tổng thể đang suy giảm, các sản phẩm đầu tư tài sản mã hóa của tổ chức đã phải chịu dòng vốn thoái lui hàng tuần cao kỷ lục.
Theo báo cáo từ CoinShares, dòng tiền chảy ra từ các quỹ đầu tư tiền mã hóa đạt tổng cộng 142 triệu USD trong tuần trước. Con số lớn nhất được ghi nhận trước đó vào đầu tháng 6, chạm ngưỡng 97 triệu USD.
Bitcoin (BTC) đã chứng kiến “sự mất mát” lên đến 89 triệu USD. Tuy nhiên, con số lại thấp hơn nhiều so với 150 triệu USD được ghi nhận trong tháng 6. Bên cạnh đó, Ethereum (ETH) thật sự lâm vào khủng hoảng với 63,6 triệu USD chảy ngược ra các sản phẩm của mình.
Phần lớn các altcoin đã làm dịu bớt cú sốc của Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH) trong tuần này với hai đại diện tiêu biểu là Solana (SOL), Polkadot (DOT) cùng tổng dòng vốn được đổ vào lần lượt là 6,7 triệu USD và 2,5 triệu USD.
Trong khi tín hiệu nguồn vốn đang “chảy máu” xuất hiện đáng báo động, nhưng có một số điểm cần xem xét. Thứ nhất, động thái này đến vào thời điểm có dòng tiền chảy ra đáng kể trên tất cả các tài sản sau tuyên bố gần đây của Fed về việc sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất trong năm 2022. Song, chủ tịch Fed đã tuyên bố rằng ông không xem tiền mã hóa là mối đe dọa “phá vỡ” hệ thống tài chính Mỹ.
Thứ hai, dòng ra chỉ chiếm 0,23% tổng tài sản được quản lý (AUM) và từ góc độ lịch sử là nhỏ so với đầu năm 2018, nơi dòng ra hàng tuần chiếm tới 1,6% AUM. Cuối cùng, nguồn vốn chảy vào thị trường tại thời điểm thực hiện bài viết đạt mức kỷ lục hàng năm là 9,5 tỷ USD, so với 6,7 tỷ USD vào năm 2020.
Nhìn chung, khi tâm lý đám đông đang trở nên quá tiêu cực thì các nhà đầu tư tổ chức cũng phải bắt buộc hành động để bảo vệ vị thế của mình trên thị trường. Dù số BTC được rút khỏi sàn tăng mạnh bất chấp 90% nguồn cung BTC đã được khai thác, Bitcoin vẫn không còn động lực nào quá mạnh mẽ hiện tại để thiết lập xu hướng tăng, đến cả PlanB cũng phải “cầu cứu” phép nhiệm màu mùa Giáng sinh cho mục tiêu 100.000 trên mỗi BTC.
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68