Distributed Validator Technology ở thời điểm hiện tại vẫn đang là vùng xám và khá lạ lẫm với phần lớn người dùng. Do đó, trong bài viết hôm nay, hãy cùng mình đi tìm hiểu về khái niệm này và cùng xem liệu nhóm sản phẩm này có gì đáng chú ý không nhé!
Distributed Validator Technology (DVT) là gì?
Đây là giải pháp phi tập trung chữ ký xác thực của các Validator trong mạng lưới blockchain. Giúp giảm thiểu rủi ro về mặt tấn công bảo mật và tăng khả năng active, giúp tối ưu hoá phần thưởng từ Staking cho người dùng.
Các giải pháp DVT sẽ mã hoá các chữ ký xác thực (Validating Key) sau đó chia nhỏ thành các mảnh cho các đơn vị Node Operator riêng lẻ trong một cụm (Cluster). Việc mã hoá và chia nhỏ chữ ký giúp các đơn vị vận hành node không cần phải lưu trữ key online như hình thức vận hành truyền thống.
Ghi chú: Đơn vị vận hành Validator sẽ cần có 2 loại key là Validating Key (giúp tham gia xác thực mạng lưới) và Withdrawal Key (giúp tiếp cận và rút được tài sản được khoá trong Validator). Các giải pháp truyền thống chỉ giúp lưu Withdrawal Key offline, song Validating Key sẽ phải luôn luôn online 24/7 - điều tạo ra rủi ro bảo mật khi tham gia xác thực mạng lưới.
Lợi ích đầu tiên, như đã nói ở trên, đó là phi tập trung rủi ro, giúp đảm bảo an toàn cho các Validator khỏi các cuộc tấn công xác thực.
Tác động thứ hai đó là tăng khả năng active cho Validator, giúp tối đa hoá phần thưởng, tránh tình trạng bị slash.
Cuối cùng là việc đa dạng hoá trình vận hành Validator (Client). Điều này giảm sự phụ thuộc vào một phần mềm cụ thể, giảm nguy cơ mạng lưới có thể gặp vấn đề khi một Client chiếm tỷ trọng cao trong mạng lưới gặp bug. Obol Network thậm chí cũng đã triển khai phát triển một client riêng có tên là Charon (đây là giải pháp mặc định tự tổng hợp các Client phổ biến hiện tại) cho các đơn vị vận hành Node.
Vào tháng 05/2023, một sự cố về phần mềm Client đã khiến Ethereum tạm ngưng xác thực liên tục trong 2 ngày liên tiếp.
Mình nghĩ trước tiên cần phải phân định DVT và Liquid Staking phổ biến hiện tại. Cụ thể, DVT là công nghệ phi tập trung các chữ ký (key) ra cho các nhóm Node Operator khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro Inactive, rủi ro bị tấn công của từng Operator riêng lẻ.
Trong khi đó, Liquid Staking chú trọng vào việc giải quyết bài toán yield và phân bổ lợi nhuận lại cho những người nắm giữ LST.
DVT giúp các đơn vị cung cấp dịch vụ Liquid Staking giải quyết bài toán tránh bị slash, từ đó tăng lượng yield cho người dùng.
Với bối cảnh thị trường hiện tại, 2 mảng thị trường này đang có mối quan hệ cộng sinh, bổ trợ cho nhau nhiều hơn là đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, trong tương lai thì rất khó để biết được các bên có dự định tích hợp ngược (vertical intergration) để ăn miếng bánh thị phần của nhau không. Do đó sự chuyển biến trong quan hệ của 2 mảng sản phẩm này vẫn đang là rất đáng quan tâm.
Câu này thực sự dễ dàng có thể trả lời luôn là không, vì bản chất không có gì là hoàn hảo. Tuy nhiên, chúng ta cần tìm lý do vì sao ở thời điểm hiện tại DVT không tối ưu. Và nếu là không tối ưu, thì giải pháp này không tối ưu ở chi tiết nào.
Việc tách nhóm Node Operator ra thành các cluster (cụm) sẽ tăng thêm chi phí vận hành, điều vốn không phải là lợi thế khi Ethereum dịch chuyển lên các nâng cấp cao hơn (cụ thể là các định hướng cho Fast Finality). Nếu yêu cầu phần cứng cho Validator của Ethereum phức tạp hơn, lượng dữ liệu và tin nhắn giao tiếp giữa các Validator trở nên dày lên, lúc đó giải pháp phi tập trung chia cụm theo kiểu của DVT sẽ phát sinh những vấn đề.
Ngoài ra, nếu một giải pháp duy nhất thành công chiếm hữu thị phần của DVT, chẳng phải lúc đó chúng ta vừa tạo ra một Lido thứ 2, đè chồng lên lớp Lido hiện có? Từ đó những rủi ro ban đầu mà DVT giải quyết lại vô tình trở thành vấn đề của chính mạng lưới chiến thắng trong mảng này?
Điều này là hoàn toàn có thể xảy ra khi các giao thức DVT vốn đã có dự định quản lý mạng lưới bằng một token nội bộ của dự án mình.
Hạn chế thứ ba là việc DVT làm tăng độ trễ trong xác thực, điều này là vì các Node Operator trong các cụm Cluster sẽ phải thông qua một giai đoạn đồng thuận và huy động đủ chữ ký gốc.
Theo chiều hướng tích cực, với con số <25% lượng ETH được stake vào Beacon Chain, chúng ta có thể tin rằng dư địa cho các giải pháp Staking (kể cả Liquid Staking) vẫn rất lớn.
Tuy nhiên, vì DVT vẫn đang là một phần nhỏ trong thị phần của các Liquid Staking, chúng ta thật khó để có thể ước tính được quy mô và tiềm năng phát triển cho các giải pháp DVT. Cụ thể, với đề xuất thử nghiệm mới nhất từ Lido Finance, mảng DVT sẽ được giới hạn ở mức 0,5% tổng lượng ETH được stake với Lido.
Con số tỷ trọng này sẽ được biểu quyết thông qua DAO để có thể nâng lên trong tương lai. Do đó, để thực sự dự đoán được tỷ trọng này ở thời điểm hiện tại là khó khăn và những gì chúng ta có thể làm chỉ là theo dõi các đề xuất mới của các giao thức Liquid Staking (cụ thể trong trường hợp này là Lido).
Ngoài ra, tác động của EIP-7514 cũng là dấu hỏi, vì nó hoàn toàn tác động đến thị phần mảng Liquid Staking. Thậm chí, EIP-7514 cũng đang vướng phải nhiều tranh cãi và chưa chính thức được thêm vào nâng cấp Dencun.
Tuy nhiên, DVT không hoàn toàn sẽ chỉ phụ thuộc vào thị phần của các Liquid Staking Protocol. Trong hình dưới đây, một tập validator khác cũng có thể sẽ cần đến DVT đó là Staking Pool và họ cũng đang chiếm một tỷ trọng khá lớn.
Ở thời điểm bài viết, có 4,4 triệu ETH được stake dưới dạng Staking Pool trong khi con số này của Liquid Staking là 10,8 triệu ETH (tức là xấp xỉ hơn 1 nửa).
Về phần các giải pháp CEX, cá nhân mình nghĩ khả năng các giải pháp CEX tích hợp DVT là khá thấp, vì nó đến từ những vấn đề liên quan về bản chất mô hình và độ phức tạp trong thực thi (điều CEX luôn muốn tránh để giảm chi phí vận hành so với các giải pháp Phi tập trung). Tuy nhiên, nếu trong tương lai các CEX muốn tích hợp DVT, dữ liệu cuộc chơi thay đổi, thì có thể chúng ta sẽ cần có một bài viết để đánh giá lại câu chuyện tiềm năng và quy mô thị trường cho DVT.
Các giải pháp như Obol Network và Diva Staking vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm testnet cho công nghệ DVT.
Tính đến thời điểm bài viết, giải pháp duy nhất đã triển khai mainnet là SSV Network với 80 Operator và hơn 2.200 Validator. Ngoài ra, SSV cũng đã chuyển sang giai đoạn mới là mainnet mở ra cho cộng đồng, giúp các đơn vị bên ngoài có thể tham gia vào mạng lưới.
Nói riêng về nhóm sản phẩm Simple DVT của Lido Finance (gồm 2 cái tên là SSV Network và Obol Network), dự kiến thời gian vào tháng 02-03/2024 mới là giai đoạn chính thức Mainnet.
A PoS simplification proposal: make a design that only requires 8192 signatures per slot (even with SSF), making the consensus implementation considerably simpler and lighter.https://t.co/Z8mK7vZx7g
— vitalik.eth (@VitalikButerin) December 27, 2023
Ngoài ra, trong bài blog gần nhất, Vitalik Buterin cũng đề cập DVT là 1 trong 3 hướng tiếp cận có thể giúp giảm thiểu áp lực xác thực và lưu trữ dữ liệu cho mạng lưới nếu được dùng tích hợp với các nhóm staking tối thiểu 4096 ETH. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong 3 hướng tiếp cận có thể được cân nhắc.
Hi vọng là bài viết trên đây phần nào giải đáp được những thắc mắc của anh em xoay quanh từ khoá khá lạ lẫm là Distributed Validator Technology.
Và vẫn như thường lệ, mình rất vui nếu những thông tin trên đây đâu đó mang lại cho anh em chút giá trị. Hẹn được sớm gặp lại anh em trong những bài viết tiếp theo!
Coincuatui tổng hợp
Nguồn: Coin68