Như Coincuatui đưa tin, DeGods áp dụng 0% royalties cho cả 2 bộ sưu tập NFT của mình là DeGods và y00ts. Điều này đang tạo ra nhiều tranh cãi, nhiều quan điểm cho rằng việc đưa royalties về 0% là một ý tưởng tệ và làm tổn hại đến cả dự án và NFT holder. Liệu rằng 0% royalties có thật sự là xấu? Cùng AANC tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Royalties hay còn gọi là phí bản quyền, là một khoản phí mà dự án NFT sẽ nhận được khi có bất kỳ ai đó giao dịch NFT trên marketplace. Phí royalties thường sẽ giao động từ 5-10%, điều này có nghĩa rằng, dự án sẽ thu được 5-10% tổng số tiền của mỗi giao dịch.
Vì vậy, phí royalties được xem là một nguồn doanh thu của dự án và cũng là một hình thức thúc đẩy dự án tiếp tục làm việc và tạo ra nhiều giá trị hơn. Royalties không sai nhưng các dự án hiện tại đang quá phụ thuộc vào royalties và biến nó thành nguồn doanh thu chính.
Việc phụ thuộc vào royalties sẽ tạo ra một vấn đề là nếu dự án muốn tăng royalties ⇒ phải tìm cách tăng trading volume ⇒ tạo ra panic sell hoặc fomo mua vào ⇒ Dự án có thể tạo fud hoặc tạo những bộ sưu tập mới, nói chung là xấu hay tốt đều sẽ thu được royalties.
Từ đây, chúng ta thấy được royalties sẽ tạo ra một dilemma (lưỡng nan) cho dự án:
Đối với một cộng đồng cuồng tín và trung thành thì royalties gần như sẽ không còn nhiều ý nghĩa.
Mối liên hệ giữa NFT holder và dự án là cộng sinh. Dự án kiếm ra tiền thì mới tích cực phát triển bộ sưu tập đó, nếu không sẽ không có động lực. Tuy nhiên, kết luận rằng 0% royalties sẽ gây tổn hại cho holder là đúng nhưng chưa đủ. Nó chỉ ảnh hưởng khi phần lớn doanh thu của dự án đến từ royalties.
Có lẽ mọi người đang quá quen với việc doanh thu của dự án hoàn toàn đến từ royalties nhưng thật sự đó chỉ là một phần bên cạnh vô số cách khác mà một dự án NFT có thể kiếm được tiền. Nếu một thương hiệu đủ nổi tiếng thì sẽ có nhiều cách để kiếm tiền từ nó. Ví dụ như: bán IP (bản quyền) cho các hãng thời trang như Uniqlo, Adidas,.. làm merch, làm nội dung và truyền thông.
Xem thêm: Mùa Altcoin
Điểm đặc biệt của một thương hiệu xây dựng trên web3 đó là sức mạnh cộng đồng. NFT là chất xúc tác để tạo ra một cộng đồng trung thành, gắn bó và sẽ trở thành người đồng sáng tạo và đồng truyền bá văn hóa.
Vậy trong trường hợp của DeGods, nếu dự án muốn xây dựng thương hiệu của mình tốt hơn nữa thì cộng đồng sẽ là yếu tố cốt lõi. Một cộng đồng trung thành và luôn cống hiến để đưa DeGods đi xa hơn.
Sudoswap hay hadeswap đang là những AMM giúp cho việc mua bán NFT thuận lợi hơn so với các marketplace hiện tại và giao dịch qua các AMM này người bán không phải trả royalties cho dự án.
Đặt ra một trường hợp thế này, bán trên hadeswap, người bán có thể giảm 5% so với giá bán trên marketplace nhưng vẫn thu về được số tiền cao hơn so với marketplace (nếu royalties là 10% và trading fee là 2.5%). Và người mua, sẽ được mua với giá thấp hơn 5%.
Nếu là người mua/bán NFT, bạn sẽ lựa chọn mua/bán ở đâu? Vậy có phải có phải rằng mua/bán NFT trên AMM sẽ trở nên phổ biến trong thời gian tới khi đánh thẳng trực tiếp vào lợi ích tài chính?
Giả sử xu hướng 0% royalties là điều tất yếu và DeGods muốn phát triển brand thông qua xây dựng một cộng đồng trung thành thì royalties có lẽ sẽ không còn nhiều ý nghĩa.
Kể từ khi bắt đầu, DeGods đã luôn cho thấy mình là một người đi đầu về đổi mới trong NFT ở Solana. Nếu DeGods kể một câu chuyện rằng tôi đang cố gắng tạo ra sự đổi mới bằng cách tìm kiếm một mô hình kinh doanh với doanh thu ổn định thì 0% royalties có thể được xem như một phần doanh thu đang được tái đầu tư vào kế hoạch marketing mới của dự án.
Ở thời điểm hiện tại, khi cộng đồng đang xôn xao về việc này, chiến lược marketing này đang chứng minh hiệu quả của nó rất rõ ràng.
AntiAntiNFTs Club (AANC) là cộng đồng các nhà sưu tập và đầu tư NFT tại Việt Nam. Xuất phát từ tình yêu đối với NFT AANC luôn muốn lan tỏa tình yêu đó đến với mọi người thông qua việc xây dựng một cộng đồng chất lượng, một nơi đúng với slogan của tụi mình đó là “Can’t help falling in love with NFTs”.
Xem thêm các bài viết trước của AANC:
Nguồn: Coin68