Ủy ban Giám sát Tài chính Đài Loan vừa công bố khung hướng dẫn mới cho các nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) địa phương.
Đài Loan ban hành hướng dẫn mới đối với các sàn crypto. Ảnh: TheCoinrise
Theo quy định mới từ Ủy ban Giám sát Tài chính Đài Loan (FSC), các nền tảng crypto trong nước phải tách bạch rõ giữa tài sản công ty và tài sản lưu ký cho khách hàng, thiết lập chặt chẽ tiêu chuẩn niêm yết và hủy niêm yết, đồng thời tăng cường hợp tác và cung cấp thông tin.
Đối với các sàn giao dịch nước ngoài muốn hoạt động tại Đài Loan thì phải đăng ký và được FSC chấp thuận. Hướng dẫn trình bày như sau:
"Các nền tảng tài sản ảo nước ngoài chưa đăng ký theo luật và không tuyên bố tuân thủ các quy định chống rửa tiền lên SFC sẽ không được kinh doanh tại Đài Loan hay cung cấp dịch vụ cho công dân Đài."
Bên cạnh đó, FSC nghiêm cấm các nền tảng crypto tham gia giao dịch sản phẩm tài chính phái sinh với tài sản ảo là tài sản cơ bản hoặc các doanh nghiệp có đặc tính giống như chứng khoán. Đài Loan đã sớm yêu cầu VASP tuân thủ luật chống rửa tiền kể từ tháng 07/2021.
Cũng trong ngày hôm nay, các nền tảng tiền mã hóa Đài Loan còn dự kiến thành lập một hiệp hội ngành, nhằm xây dựng quy tắc tự giám sát dựa trên khung hướng dẫn mới của SFC.
Hiện tại đã có 9 sàn giao dịch tham gia bao gồm MaiCoin, BitoGroup và ACE. Winston Hsiao - đồng sáng lập XREX và Group CRO - đóng vai trò là người triệu tập, và có kế hoạch nộp đơn đăng ký thành lập hiệp hội vào khoảng giữa tháng 10 năm nay.
Chia sẻ với The Block, Wayne Huang - đồng sáng lập kiêm CEO sàn XREX cho rằng hướng dẫn của FSC có thể "sinh ra một ngành công nghiệp mới, cung cấp tính hợp pháp, giám sát ngành công nghiệp này, là hướng đi vững chắc và phương tiện tăng tốc để gia tăng lòng tin nơi công chúng”.
Sau cuộc đàn áp ngành crypto của Trung Quốc đại lục vào năm 2021 Đài Loan đã nổi lên với những sáng kiến vượt bậc, tham vọng trở thành một trung tâm tiền mã hóa mới của khu vực. Tuy nhiên, ngành tiền mã hóa tại đây dường như đã giậm chân tại chỗ kể từ đó, thậm chí trở nên “nhạt nhòa”. Năm ngoái, nước này còn gián tiếp cấm mua tiền mã hóa bằng thẻ tín dụng hậu so sánh crypto với cờ bạc trực tuyến. Song, có thể thấy quốc đảo Đông Á đang thận trọng từng bước trong tiếp nhận ngành này.
Một ứng cử viên đáng chú ý khác cũng đang có những bước chuyển mình đáng ghi nhận là Hong Kong, lãnh thổ không thể tách rời của Trung Hoa. Chính sách cởi mở crypto của đặc khu được kỳ vọng sẽ xoa dịu lập trường bảo thủ của đại lục. Từ tháng 6 năm nay, Hong Kong đã cho phép nhà đầu tư cá nhân giao dịch tiền mã hóa, rồi còn chủ động kết nối gặp mặt giữa giới ngân hàng và công ty crypto.
Coincuatui tổng hợp
Nguồn: Coin68