Phân khúc NFT đã trải qua một “mùa hè” vô cùng nóng bỏng khi cơn hype xoay quanh những tác phẩm nghệ thuật số lên đến đỉnh điểm. Tuy nhiên, có cao trào thì cũng có xuống dốc, thị trường NFT đã trải qua một quý 3/2022 không quá khả quan.
Đến hôm nay vào những tháng cuối năm, khối lượng giao dịch, con số đo lường trực quan nhất về độ hot của NFT, đã sụt giảm nghiêm trọng. Lấy ví dụ từ OpenSea, nền tảng NFT hàng đầu hiện nay, thì volume tháng 10 vừa qua ghi nhận ở mức 269 triệu USD, theo dữ liệu từ The Block. Con số này đã giảm 94,6% so với ATH ghi nhận vào tháng 1 là 4,98 tỷ USD.
Cơn sốt NFT rõ ràng đã thoái trào nhưng các nền tảng NFT marketplace chỉ mới bắt đầu giai đoạn bùng nổ.
OpenSea vẫn giữ ngôi vương ở thời điểm hiện tại, nhưng thị phần và tầm ảnh hưởng đã dần rút ngắn vì xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Cũng theo The Block, thời kỳ huy hoàng nhất của OpenSea là vào tháng 1/2022 khi chiếm đến 96% khối lượng giao dịch toàn ngành. Nhưng chỉ 10 tháng sau, OpenSea chiếm giữ 45% thị phần, vẫn cao đó những đã không còn “hào quang” như trước.
Magic Eden với ưu thế “sân nhà” Solana, LooksRare với nhiều tính năng cải tiến hay thậm chí Blur mới ra mắt đã gây được tiếng vang,… Đó đều là những cái tên mới thu hút dòng tiền và người dùng, làm cho thị phần của OpenSea ngày càng thu hẹp.
Thị trường có cạnh tranh mới có phát triển. Nhất là trong thời điểm ảm đạm hiện tại, các nền tảng càng ra sức cung cấp tính năng và ưu đãi hấp dẫn để thu hút người dùng.
Là nền tảng giao dịch NFT đời đầu, cái tên OpenSea đã từng gắn liền với sự uy tín. Thời đó, dự án vẫn xem việc được niêm yết trên OpenSea là một cột mốc đáng nhớ trên lộ trình phát triển.
Khi NFT bắt đầu bùng nổ, những nền tảng giao dịch kết nối người bán và người mua như OpenSea dĩ nhiên là bên được hưởng lợi nhiều nhất. Chính vì lẽ đó mà nền tảng này “mở bát” đầu năm 2022 với vòng gọi vốn ấn tượng – 300 triệu USD và định giá 13,3 tỷ USD.
Tuy nhiên, khó khăn bắt đầu khi vào giữa tháng 9/2021, Giám đốc Sản phẩm OpenSea bị bắt quả tang “giao dịch nội gián” NFT để kiếm lời. Theo ước tính số tiền kiếm được từ hành động trên là 19 ETH, trị giá khoảng 68.000 USD vào thời điểm đó. Nhân vật tâm điểm là ông Nathaniel Chastain đã bị OpenSea buộc phải từ chức. Nhưng đến tháng 6/2022, việc này lại một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý khi người này bị Mỹ bắt giữ và buộc tội giao dịch nội gián.
Vụ việc này trở thành “vết nhơ” rất lớn đối với danh tiếng của OpenSea – quản lý nhân viên lỏng lẻo đến độ xảy ra trường hợp “xấu mặt” đến như vậy.
Sau đó, OpenSea bị rò rỉ dữ liệu người dùng quy mô lớn rồi cắt giảm 20% nhân sự vì “mùa đông crypto”. Thậm chí kế hoạch IPO vẫn còn dang dở khi có sự xáo động trong đội ngũ nhân sự cấp cao.
Danh tiếng lẫn thị phần của OpenSea tuột dốc không phanh.
Dù dĩ nhiên, nền tảng này vẫn có những bước phát triển nhất định như thâu tóm Gem.xyz hay đã hỗ trợ đến 7 nền tảng blockchain gồm Arbitrum, Optimism, Solana và Avalanche.
LooksRare ra mắt vào đầu tháng 1/2022 khi làn sóng NFT nhận được sự chú ý rất lớn. Chỉ sau 1 ngày ra mắt, LooksRare đã đạt 325 triệu USD khối lượng giao dịch NFT nhờ airdrop token. Có thể nói khi đó LooksRare đánh đúng vào “điểm yết” của OpenSea là không có token, bị cộng đồng chỉ trích vì quá tập trung.
LooksRare xuất hiện mở ra cánh cửa mới: NFT bây giờ không chỉ dành cho những người yêu nghệ thuật số mà còn là giới đầu cơ.
Dĩ nhiên, đầu cơ không có gì là xấu. Thị trường tài chính dù mới lẫn cũ suy cho cùng vẫn hoạt động nhờ vào thanh khoản và khối lượng giao dịch, nên đầu cơ về bản chất là một phần của thị trường.
Với trường hợp của LooksRare, thiết kế tokenomics đã vô tình “ủng hộ” cho các hoạt động wash trading vì:
Với các điều kiện như vậy, có một bộ phận người dùng bắt đầu list NFT rồi thực hiện các lệnh mua bán “ảo” – liên tục mua rồi bán 1 NFT của mình luôn (wash trading). Như vậy sẽ được thưởng token LOOKS > đem đi staking > cuối ngày nhận thêm thưởng staking.
Ngược lại mặt lợi là LooksRare có volume rất cao, cộng đồng sẽ thấy sàn có thanh khoản tốt > thu hút người dùng mới đến giao dịch.
Hiện tại, nền tảng này là một trong những NFT marketplace phổ biến nhất, nhưng các trang thu thập dữ liệu đều phải trừ đi volume wash trading của LooksRare rồi mới tính toán. Hay The Block dành hẳn một chart cho LooksRare wash trading – đủ thấy tình trạng giao dịch ảo nghiêm trọng như thế nào.
Khi mới ra đời, X2Y2 khẳng định mình là sự kết hợp giữa OpenSea và LooksRare với những tính năng vượt trội hơn. Nền tảng giải quyết vấn đề đắt đỏ của OpenSea cũng như hạn chế wash trading của LooksRare.
Nhờ nhận thấy rõ các vấn đề của người đi trước, X2Y2 dù ra đời sau nhưng dần được người dùng chấp nhận và sử dụng.
Khi thị phần OpenSea dần thu hẹp cũng là lúc thị phần của X2Y2 tăng mạnh. Theo dữ liệu từ The Block vào giai đoạn tháng 8/2022, X2Y2 chiếm đến 50% thị phần toàn ngành.
Khi xu hướng mang tài chính vào NFT khởi sắc, trào lưu lending NFT thịnh hành thì X2Y2 cũng nhanh chóng “bắt trend”. Nền tảng ra mắt tính năng Lending NFT, không thu phí người dùng.
Có lẽ đội ngũ X2Y2 tin tưởng vào tiềm năng của lending nên đã “đi tắt đón đầu” khi các đối thủ khác chưa theo kịp. Tuy vậy, X2Y2 sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ mảng lending “đáng gờm” như BendDAO.
Nếu như X2Y2 tập trung vào lending thì Rarible chuyển hướng sang NFT aggregator. Cũng khác với Uniswap Labs hay OpenSea trực tiếp “mua đứt” một dự án aggregator thì Rarible tự chuyển đổi mình.
Công cụ tổng hợp của Rarible lấy dữ liệu NFT trên một số marketplace như OpenSea, LooksRare X2Y2 và không tính phí giao dịch. Đội ngũ dự án kỳ vọng Rarible “giống Google cho NFT, giúp người dùng tham khảo giá tốt nhất trên các marketplace và blockchain”.
Nếu nói OpenSea là “ông vua” NFT trên Ethereum thì Magic Eden là dành cho Solana. Cũng nhờ vào nền tảng này là “mùa hè Solana NFT” mới bùng nổ, thu hút dòng tiền và người dùng từ hệ ETH sang SOL.
Nhưng cũng như các đối thủ khác, Magic Eden cũng có không ít tai tiếng:
– Đầu tiên là việc listing “vô tội vạ”. Cơ chế xét duyệt của Magic Eden gặp dấu hỏi lớn khi rất nhiều trường hợp bộ sưu tập nhìn như “uy tín” nhưng hóa ra lại scam. Ví dụ điển hình nhất là DegenTown rugpull và dấu hỏi về quy trình kiểm duyệt của Magic Eden.
– Kế đến là vấn đề Magic Eden nắm toàn quyền kiểm soát NFT của người dùng, chứ không để chúng trong ví user như các nền tảng khác. Việc kiểm soát tập trung như vậy làm nền tảng này rất dễ bị hack tấn công dẫn đến mất tất cả NFT.
– Gần đây, Magic Eden tiếp tục bị cộng đồng chỉ trích vì “kiểm soát” tiền bản quyền. Cuộc tranh luận về tiền bản quyền NFT đang rất sôi nổi trong cộng đồng, nhưng tiếc thay Magic Eden lại đứng về “phe phản diện”.
Ở chiều ngược lại, nền tảng vẫn tiếp tục những bước phát triển mới như: gọi vốn 130 triệu USD với định giá 1,6 tỷ USD hay thành lập nhánh đầu tư Magic Ventures, tập trung vào web3 gaming.
Những tưởng thị trường đã “chia phần” xong xuôi thì một đối thủ mới nhanh chóng xuất hiện. Ngày 20/10/2022, Blur chính thức ra mắt và airdrop token cho người dùng. Đây là dự án gọi vốn thành công 14 triệu USD và được hậu thuẫn bởi Paradigm – một quỹ đầu tư có tiếng trong ngành.
Blur tương tự như những sàn NFT và aggregator khác. Điểm đặc biệt là việc tích hợp thêm khá nhiều công cụ phân tích giá và thanh khoản của các bộ sưu tập NFT, phù hợp đối với những trader chuyên nghiệp vốn cần nhiều dữ liệu để đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác nhất.
Chỉ chưa đầy 1 tháng ra mắt, Blur đã “chen chân” vào top các NFT marketplace có volume cao nhất.
The market-share dynamics are changing rapidly. While Blur’s recent market share dominance with Art Gobblers, Blur had 26% marketshare excluding Art Gobblers.
(3/5) pic.twitter.com/y1Jgi3PSBz
— NFTstatistics.eth (@punk9059) November 4, 2022
Dĩ nhiên, yếu tố “mới mẻ” cũng góp một phần thu hút cộng đồng. Nhưng nhờ vào backer Paradigm và sự hậu thuẫn từ các quỹ, KOL NFT nổi tiếng, Blur nhanh chóng chiếm sóng Twitter > FOMO từ người dùng.
Không những phải cạnh tranh với các đối thủ mới, miếng bánh NFT phải chia nhỏ thêm cho các nền tảng NFT của các sàn CEX.
Sàn giao dịch đã “tiến hóa” rất nhiều kể từ khi khái niệm này xuất hiện. Giờ đây, sàn giao dịch không chỉ là trade spot hay phái sinh, mà còn là IEO, launchpad, lending, staking,… Vô vàn tính năng gói gọn trong một sàn giao dịch crypto – và giờ đây có thêm tính năng NFT marketplace.
Các bạn có thể phản biện rằng NFT trên các sàn CEX không có quá nhiều tính năng, giao diện không tối ưu, số lượng bộ sưu tập không nhiều,… Đó đều là điểm yếu rõ ràng. Tuy vậy, điểm ưu việt khi sử dụng NFT marketplace của CEX đó chính là tính tiện dụng.
Chỉ cần một ứng dụng sàn giao dịch, bạn đã có thể trải nghiệm gần hết các loại hình sản phẩm trong crypto. Từ trade Spot đến margin, futures, từ IEO đến staking, lending. Do đó mua NFT chỉ trên ứng dụng đó thôi, không cần phải tạo tài khoản khác, chuyển tiền qua ví khác hay truy cập những nền tảng xa lạ,…
Ngoài ra, một ưu thế khác nữa là sàn CEX sẽ dễ dàng có những “deal NFT độc quyền” nhờ vào danh tiếng và mạng lưới mối quan hệ của sàn. Ví dụ như Cristiano Ronaldo phát hành NFT cùng Binance – sự hợp tác mà chỉ Binance hay FTX mới làm được, còn Magic Eden chỉ có thể “ngậm ngùi nuối tiếc”.
Như vậy, với lượng người dùng khổng lồ của các sàn giao dịch, dù NFT marketplace của CEX chỉ là một “tính năng phụ” cũng vẫn có thể trở thành đối thủ đáng gờm.
Hiện tại có thể kể đến như Binance NFT, FTX NFT, Coinbase NFT, Huobi NFT, OKX NFT,… Theo xu hướng này, tương lai hầu hết các sàn giao dịch lớn nhỏ đều sẽ có thị trường NFT trên nền tảng của mình như Kraken khởi chạy thử nghiệm NFT marketplace của sàn.
Jane
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68