Blockchain đã cách mạng hóa cách chúng ta lưu trữ, quản lý và bảo mật dữ liệu. Từ các hệ thống công khai như Bitcoin đến những mạng riêng tư chỉ dành cho một tổ chức, blockchain đang dần đi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống hiện đại. Một trong những dạng blockchain đáng chú ý, nhưng ít được biết đến hơn, chính là Consortium blockchain. Vậy Consortium blockchain là gì? Hãy cùng Coincuatui tìm hiểu về sự khác biệt giữa Private, Public và Consortium blockchain qua bài viết dưới đây nhé!
Consortium blockchain là gì? Tìm hiểu về sự khác biệt giữa Private, Public và Consortium blockchain
Consortium blockchain là một loại blockchain "bán phi tập trung" được kiểm soát bởi một nhóm các tổ chức thay vì một bên duy nhất. Đây là sự kết hợp giữa Public blockchain (mở cho tất cả mọi người) và Private blockchain (chỉ thuộc sở hữu của một tổ chức) để mang lại sự cân bằng, vừa đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư của dữ liệu, vừa cho phép các tổ chức cùng nhau quản lý mạng lưới một cách công bằng và minh bạch lẫn nhau.
Nói đơn giản, đây là giải pháp giúp các công ty có thể sử dụng công nghệ blockchain để chia sẻ thông tin và hợp tác mà vẫn giữ quyền kiểm soát đối với dữ liệu của mình, thay vì phải công khai toàn bộ cho mọi người xem.
Consortium blockchain hoạt động dựa trên sự hợp tác giữa một nhóm các tổ chức có chung mục tiêu, cùng xây dựng và quản lý một mạng lưới blockchain. Với cách thức hoạt động như vậy nên chỉ có những thành viên được chấp thuận mới có quyền truy cập vào mạng lưới và tham gia xác thực giao dịch. Mỗi tổ chức vận hành một node riêng, cùng tham gia vào quá trình khởi tạo và xác minh giao dịch.
Mô hình hoạt động của Consortium blockchain
Khi một giao dịch được khởi tạo, nó sẽ được gửi đến các node khác để xác minh thông qua các cơ chế đồng thuận như Proof of Authority (PoA) hoặc Proof of Vote (PoV). Sau khi đạt đồng thuận, giao dịch được ghi vào blockchain và chia sẻ giữa các thành viên trong mạng lưới. Mô hình này mang lại sự cân bằng giữa bảo mật và hiệu suất, cho phép các tổ chức hợp tác và chia sẻ dữ liệu mà vẫn duy trì được tính riêng tư và kiểm soát chặt chẽ thông tin.
Điểm đặc biệt của Consortium blockchain
- Mô hình lai: Consortium blockchain kết hợp giữa Public blockchain và Private blockchain. Nó cho phép nhiều bên tham gia vào quá trình quản lý mạng lưới (giống Public blockchain) nhưng chỉ giới hạn quyền truy cập cho các thành viên được chấp thuận (giống Private blockchain).
- Kiểm soát quyền truy cập và phân quyền: Quyền truy cập được kiểm soát chặt chẽ, chỉ cho phép các tổ chức đã được liên minh phê duyệt tham gia. Mỗi tổ chức trong liên minh có quyền quản lý và xác thực giao dịch, giúp mạng lưới không bị kiểm soát bởi một thực thể duy nhất.
- Hiệu suất và khả năng mở rộng: Nhờ ít node xác thực hơn, Consortium blockchain có thể xử lý giao dịch nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn so với Public blockchain, đồng thời vẫn dễ dàng mở rộng khi cần thiết.
- Bảo mật và riêng tư: Với quyền truy cập hạn chế, Consortium blockchain bảo vệ dữ liệu tốt hơn và đảm bảo tính riêng tư cao khi thông tin chỉ được chia sẻ trong phạm vi liên minh.
- Quản trị và đồng thuận: Liên minh có thể tùy chỉnh cơ chế đồng thuận (như PoA, PoV) và quản lý mạng lưới linh hoạt, giúp giảm thiểu rủi ro từ các cuộc tấn công và đảm bảo tính an toàn.
- Tính tập trung: Consortium blockchain vẫn có tính tập trung hơn Public blockchain, với số lượng thành viên hạn chế dễ dẫn đến thiếu minh bạch và rủi ro bị tấn công 51%.
- Chi phí xây dựng: Việc thiết lập mạng đòi hỏi sự hợp tác phức tạp giữa các tổ chức, tốn kém và cần nhiều thời gian.
- Khó khăn trong đồng thuận: Các tổ chức tham gia có thể có mục tiêu khác nhau, khiến việc đạt được sự đồng thuận trở nên khó khăn.
- Rào cản gia nhập: Do cần sự phê duyệt, mạng lưới này giới hạn sự tham gia của các tổ chức nhỏ, làm giảm khả năng phát triển.
- Nguy cơ phân mảnh: Khi một thành viên rời bỏ hoặc không tuân thủ, mạng lưới có thể bị phân tách, ảnh hưởng đến dữ liệu và bảo mật.
- Thách thức quản trị: Việc duy trì quản trị công bằng, minh bạch giữa các thành viên là một thách thức lớn.
Bảng so sánh 3 dạng blockchain
Qua bảng so sánh trên có thể nhận thấy Public, Private và Consortium blockchain là 3 loại mạng blockchain khác nhau về quyền truy cập, cấu trúc và cách quản lý. Public blockchain là mạng mở, cho phép bất kỳ ai cũng có thể tham gia, xác minh giao dịch và xem dữ liệu, mang tính phi tập trung hoàn toàn như Bitcoin và Ethereum, nhưng tốc độ giao dịch chậm hơn và có thể đối mặt với rủi ro tấn công 51%.
Private blockchain được kiểm soát bởi một tổ chức duy nhất, chỉ cho phép những người được ủy quyền truy cập, phù hợp cho các ứng dụng nội bộ doanh nghiệp, có tốc độ giao dịch nhanh nhưng kém minh bạch và phi tập trung.
Consortium blockchain là sự kết hợp giữa hai loại trên, do một nhóm tổ chức cùng quản lý, với quyền truy cập hạn chế và tốc độ giao dịch nhanh hơn public blockchain, thích hợp cho các ngành yêu cầu bảo mật và sự hợp tác giữa các tổ chức, như tài chính và chuỗi cung ứng.
Nhìn chung, Public blockchain phù hợp với các ứng dụng yêu cầu minh bạch và phi tập trung tuyệt đối, Private blockchain ưu tiên cho bảo mật và kiểm soát, còn Consortium blockchain thích hợp cho sự hợp tác giữa các tổ chức với mức độ bảo mật và hiệu quả cao hơn.
Thông qua bài viết tổng quan về Consortium blockchain trên đây, Coincuatui hy vọng bạn đọc sẽ nắm được những thông tin cơ bản về cách Consortium blockchain hoạt động cũng như vai trò của nó trong thị lĩnh vực blockchain. Chúc các bạn đầu tư thành công!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư. Coincuatui không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Nguồn: Coin68