NTT Docomo – nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất tại Nhật Bản, đã thành lập một bộ phận mới sẽ dành riêng để tập trung phát triển lĩnh vực metaverse.
Các công ty viễn thông trên thế giới đang ngày càng dành sự quan tâm nhất định đến metaverse, nơi có thể mang lại cho khách hàng của họ nhiều trải nghiệm mới mẻ. NTT Docomo – hãng viễn thông lớn nhất tại Nhật Bản với hơn 80 triệu khách hàng đã trở thành một trong số đó khi vừa ra mắt đơn vị metaverse của riêng mình, thực hiện bước đi tham vọng đầu tiên của công ty vào ngành blockchain.
Đơn vị mới được đặt tên là Qonoq và có đội ngũ 200 nhân viên sẽ tận tâm xây dựng các sản phẩm dựa trên phần mềm và phần cứng cho người dùng và khách hàng của công ty. Ngân sách ước tính mà Qonoq sẽ có khoảng 412 triệu USD và tập trung vào ba mảng chính.
Mảng đầu tiên liên quan đến việc cung cấp trải nghiệm metaverse thông qua thế giới ảo riêng của NTT Docomo được trình làng vào ngày 05/10, mang tên “XR World” và cũng là địa điểm tổ chức các buổi hòa nhạc ảo có tên “Matrix Stream”, sẽ được tối ưu hóa để phân phối nội dung.
NTT Docomo is eager for metaverse business by creating unique environments and holding virtual events.https://t.co/k8A6GVPHTY pic.twitter.com/1dEMtY4gUW
— The Japan News (@The_Japan_News) October 5, 2022
Tiếp đến là hoạt động kinh doanh kỹ thuật số lồng ghép, cho phép khách hàng bổ sung thông tin về một địa điểm cụ thể với trải nghiệm thực tế ảo mở rộng. Cuối cùng sẽ tập hợp quá trình sản xuất các thiết bị phần cứng để tận hưởng metaverse một cách nhập vai hoàn hỏa nhất.
Trong khi nỗ lực lớn nhất cho metaverse hiện đang được tiên phong bởi Meta, công ty trước đây được gọi là Facebook, một số nhà cung cấp viễn thông lớn nhất của mỗi quốc gia khác nhau cũng đã nhìn thấy giá trị của việc tích hợp loại dịch vụ này vào danh mục đầu tư của họ.
Điển hình như Telefonica – nhà mạng lớn nhất tại Tây Ban Nha, đã hợp tác với Meta để thành lập trung tâm metaverse cho công ty. Bên cạnh đó, Telefonica còn đi đến quyết định mang tính “táo bạo” hơn khi chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hóa cho các sản phẩm công ty cung cấp cho người dùng.
Ngoài ra, một hãng viễn thông khổng lồ của Hàn Quốc là SK Telecom cũng đã phát triển nền tảng metaverse của riêng mình, có tên “Ifland” và hiện đang trong quá trình cải tiến nền tảng để mở rộng dịch vụ cho người dùng Châu Âu thông qua quan hệ đối tác với Deutsche Telekom. Vào cuối năm 2021, SK Telecom đã xuống tay đầu tư 75 triệu USD vào sàn giao dịch Korbit và đang có kế hoạch ra mắt ví Web3 trong thời gian tới.
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68