CoinEx, sàn giao dịch hàng đầu thế giới, luôn cam kết minh bạch tài sản người dùng, đặc biệt là sau sự sụp đổ của FTX.
Kể từ sau khi Sam Bankman-Fried thông báo FTX và 130 công ty con đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản, thị trường crypto đã dần mất niềm tin vào cựu tỷ phú. Trong và ngoài cộng đồng đã bắt đầu chỉ trích ngành crypto thiếu minh bạch. Tuy nhiên, liệu SBF, FTX và Alameda có thực sự đại diện cho toàn bộ ngành công nghiệp tiền mã hóa và sự sụp đổ của FTX có phải hoàn toàn do lỗi của crypto không?
Jesse Livermore từng được coi là nhà giao dịch vĩ đại nhất mọi thời đại. Trong cuốn tiểu sử có tựa đề “Hồi ức của một nhà điều hành chứng khoán”, một trong những cuốn sách bán chạy nhất về đầu tư, Livermore đã cho biết cảm nhận của ông ấy về Phố Wall: “Một bài học khác mà tôi học được từ rất sớm là không có gì mới ở Phố Wall. Bất cứ điều gì xảy ra trên thị trường chứng khoán ngày nay đều đã từng xảy ra trước đây và sẽ lặp lại lần nữa.” Lịch sử nhiều lần đã chứng minh rằng tuyên bố này đúng. Điều thú vị là khi Livermore, một trong những nhà giao dịch giàu nhất thế giới vào thời điểm đó, đã tự tử vì gây ra khoản nợ khổng lồ.
Vụ việc đã xảy ra với FTX không có gì lạ ở Phố Wall. Ví dụ, Lehman Brothers, công ty có khoản nợ 613 tỷ USD, cũng đã tìm kiếm sự cứu trợ từ nhiều nhà đầu tư tổ chức, nhưng các giám đốc điều hành của Phố Wall đều từ chối sau khi xem qua tài khoản của ngân hàng đầu tư huyền thoại này. Cuối cùng, Lehman Brothers không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
Sự sụp đổ của Lehman Brothers nghe có vẻ quen thuộc. FTX và Alameda, được thành lập bởi “nhà giao dịch thiên tài” SBF, cũng để lại hậu quả hàng tỷ USD. Sau khi chúng ta nghe các báo cáo tiết lộ với bảng cân đối kế toán của Alameda, SBF đã tweet rằng công ty vẫn hoạt động tốt nhưng bắt đầu tìm kiếm sự cứu trợ và thậm chí trông chờ vào các đối thủ cạnh tranh. Bất chấp những nỗ lực này, cuối cùng, các nhà đầu tư đã phải đối mặt với đơn xin bảo hộ phá sản của FTX.
Sau cuộc khủng hoảng Luna, FTX đã nổi lên như một người hùng giải cứu thế giới, với vô vàn đề nghị giúp đỡ tổ chức bị thiệt hại, dù nhiều thương vụ mua lại vẫn chưa thật sự diễn ra. Truyền thông xem SBF là vị cứu tinh của ngành tiền mã hóa, người đàn ông này thậm chí còn đang ra sức vận động hành lang các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ nhằm cố gắng thông qua tiêu chuẩn cho ngành tài sản kỹ thuật số.
Dự thảo đã bị nhiều người phản đối vì xem việc đóng băng tiền on-chain là một thông lệ bình thường. Hơn nữa, dự thảo còn gợi ý rằng các nền tảng DeFi nên tự đăng ký làm đại lý môi giới và ủng hộ KYC trong DeFi. Trong khi đó, FTX là một sàn CEX, từ đó làm dấy lên lo ngại về động cơ đằng sau của những lệnh trừng phạt của dự thảo luật vào DeFi. Đây cũng là lý do khiến nhiều người gọi SBF là kẻ đạo đức giả và cho rằng anh ta muốn phá hủy ngành tiền mã hóa.
Trên thực tế, SBF chưa bao giờ tuyên bố mình là tín đồ của tiền mã hóa. Khi gia nhập ngành, anh ta dường như cũng chưa thực sự hiểu được tiền mã hóa là gì và điều thúc đẩy SBF mạo hiểm với tiền mã hóa là ở niềm tin rằng khoảng cách giá BTC giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ kiếm được lợi nhuận chênh lệch giá. Trong một cuộc phỏng vấn với Forbes, khi được hỏi liệu anh ấy có rời khỏi ngành nếu tìm ra cách kiếm tiền tốt hơn, chẳng hạn như bán nước ép cam futures, anh ấy đã không ngần ngại. “Vâng, tôi sẽ làm.”
Đánh giá từ sự sụp đổ cuối cùng của FTX, tiền mã hóa không phải là lựa chọn tốt nhất cho SBF. Dưới sự lãnh đạo của anh ấy, FTX là trọng tài trong một trò chơi và Alameda là quân bài. Rõ ràng, cựu thiên tài Phố Wall coi tiền mã hóa là một cách để tích trữ của cải thông qua đầu cơ, mà đã bỏ qua các nguyên tắc phân cấp và minh bạch.
Tiền mã hóa ủng hộ sự bình đẳng, điều này hoàn toàn trái ngược với các nguyên lý của Phố Wall. Là một người tin tưởng lâu dài vào tài sản tiền mã hóa và công nghệ blockchain, CoinEx luôn ưu tiên công nghệ và sản phẩm trong khi cố gắng đạt được sự minh bạch, dễ sử dụng và độ tin cậy. Đây cũng là một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa đầu tiên hứa sẽ xử lý tất cả các khoản rút tiền kịp thời và không bao giờ lạm dụng tài sản người dùng.
Hơn nữa, sàn luôn hướng đến việc cung cấp sự dễ dàng sử dụng, CoinEx đã nỗ lực để loại bỏ các hạn chế của tài chính thông thường bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tiền mã hóa thân thiện với người dùng, vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ và giới hạn địa lý. Sàn giao dịch nhằm mục đích cung cấp dịch vụ cho nhiều người dùng bán lẻ hơn có kế hoạch giao dịch tiền mã hóa trên toàn thế giới, do đó giúp giao dịch tiền mã hóa dễ dàng hơn.
Là một trong những sàn CEX hàng đầu, CoinEx đã luôn nỗ lực để thúc đẩy sự phát triển của tiền mã hóa trong thời gian qua.
Về CoinEx và hệ sinh thái của ViaBTC
CoinEx là một nhà cung cấp dịch vụ trao đổi tiền mã hóa chuyên nghiệp với quy mô hoạt động toàn cầu. Sàn giao dịch CoinEx được thành lập vào ngày 12/2017 và đặt trụ sở chính tại Hong Kong. CoinEx được phát triển bởi đội ngũ nhân viên ưu tú ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Blockchain, tài chính và dịch vụ. CoinEx là một thành viên của hệ sinh thái ViaBTC bao gồm: Sàn giao dịch tiền mã hóa CoinEx, CoinEx Smart Chain (CSC), Sàn giao dịch phi tập trung OneSwap, Mỏ khai thác tiền mã hóa ViaBTC Pool, Ví ViaWallet, Quỹ đầu tư ViaBTC Capital.
Có thể bạn quan tâm:
Lưu ý: Đây là nội dung được tài trợ, Coincuatui không trực tiếp ủng hộ bất cứ thông tin gì từ bài viết trên và không đảm bảo tính trung thực của bài viết. Bạn đọc nên tự tiến hành nghiên cứu trước khi đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến bản thân hay doanh nghiệp của mình và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những lựa chọn của bản thân. Bài viết trên không nên được xem như là một lời khuyên đầu tư.
Nguồn: Coin68