Báo cáo mới nhất từ CoinEx Research đã giới thiệu về nhu cầu cần phải có các sequencer xác thực giao dịch cho layer-2, cũng như những lợi ích phải đánh đổi.
Báo cáo của CoinEx liệt kê những thách thức mà các sequencer của layer-2 phải đối mặt
Layer-2 đã không còn là một khái niệm xa lạ trong ngành tiền mã hóa. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những giải pháp mở rộng quy mô cho các blockchain, giúp giảm tải khối lượng công việc cần xử lý khi sẽ chuyển các giao dịch ra xử lý ở một lớp khác, sau đó trả kết quả về lại layer-1.
Sự xuất hiện của các layer-2 là để giúp giải quyết “bộ ba bất khả của blockchain”, đó là blockchain sẽ không thể sở hữu đồng thời 3 yếu tố decentralization (phi tập trung), scalability (khả năng mở rộng quy mô) và security (bảo mật).
Blockchain Trillemma - Bộ ba bất khả của blockchain. Ảnh: CoinEx
Layer-2 tập trung vào việc tách biệt execution layer (lớp xử lý giao dịch) ra khỏi blockchain, thông qua những giải pháp như Rollups (sử dụng bởi Arbitrum, Optimism,…) và Data Availability (sử dụng bởi Celestia, Scroll,…), từ đó tạo ra một môi trường chuyên biệt để cải thiện hiệu quả xử lý giao dịch, gia tăng quy mô của layer-1 lên gấp nhiều lần.
Diễn giải một cách đơn giản, sequencer là thành phần chịu trách nhiệm truyền đạt state (trạng thái dữ liệu) của layer-2 về lại layer-1. Sequencer cũng tham gia sắp xếp giao dịch trên layer-2 và đảm bảo dữ liệu luôn đồng nhất. Đổi lại, những thành phần này sẽ nhận được thù lao dưới dạng phí giao dịch trên layer-2 đó.
Tuy nhiên, điều cần lưu ý là không nhất thiết cần sự tồn tại của sequencer, bởi mỗi người dùng layer-2 đều có thể tự gửi dữ liệu về layer-1. Sequencer có mặt chỉ là để giảm thiểu mức độ phức tạp về kỹ thuật cho người dùng, tạo ra một trải nghiệm giao dịch trên layer-2 liền mạch hơn.
Có 2 loại sequencer thường gặp là:
- Centralized sequencer: hoạt động đơn nhất và có tính tập trung cao.
- Decentralized sequencer: gồm một mạng lưới các node phân tán.
Quy trình hoạt động của sequencer trên layer--2 và liên kết đến layer-1. Ảnh: CoinEx
Thu nhập của sequencer sẽ đến từ 3 nguồn:
- Phí gas trên layer-2: tất cả các giao dịch trên layer-2 đều yêu cầu phí gas, tương tự như Ethereum.
- Phí bảo mật/call data của layer-1: để sequencer có thể chuyển dữ liệu về lại layer-1, họ cần trả một mức phí gas. Mức phí này sẽ được chia sẻ bởi tất cả người dùng layer-2, do đó càng nhiều người sử dụng thì phí này sẽ càng thấp.
- Phụ phí: sau nâng cấp EIP-4844 có trong hard fork Dencun của Ethereum, một loại phí gas mới sẽ được tính trên các layer-2.
Như đã đề cập ở trên, các layer-2 không cần nhất thiết phải sử dụng sequencer. Việc dùng đến những thành phần này là nhằm cắt giảm những thao tác kỹ thuật chuyển dữ liệu rối rắm cho người dùng, giúp quá trình giao dịch trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn.
Đổi lại, việc lệ thuộc vào sequencer tập trung của đa số các giải pháp layer-2 phổ biến hiện nay khiến chúng phải đối mặt với những mối đe dọa đến sự ổn định của chính mạng lưới.
- Dễ bị tấn công bảo mật;
- Có độ phức tạp về kỹ thuật cao;
- Lệ thuộc vào những bên khác để xác minh dữ liệu;
- Không đảm bảo được độ chính xác;
- Dễ bị kiểm duyệt;
- Bị mua chuộc để thay đổi dữ liệu, hoặc bị MEV tác động.
Những hạn chế trên khiến các sequencer tập trung có nguy cơ chậm trễ trong việc truyền đạt dữ liệu trong trường hợp bị tấn công hay gặp lỗi, ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch và đồng bộ với layer-1.
Ngoài ra, những rủi ro tập trung còn khiến sequencer dễ bị thao túng để từ đó thay đổi trình tự giao dịch, đe dọa đến lợi ích của người dùng phổ thông.
Để khắc phục những hạn chế có ở sequencer phi tập trung, các dự án có thể cân nhắc sử dụng sequencer phi tập trung, chia làm nhiều cụm nằm dưới sự quản lý của nhiều cá nhân/tổ chức có sự cách biệt về địa lý hay mối quan hệ.
Các sequencer phi tập trung khi ấy sẽ cùng nhau hợp thành một sequencer layer, cùng sắp xếp giao dịch theo một trình tự của block, nhưng chưa thực hiện chúng. Giao dịch trong block sau đó sẽ được một thành phần khác tên aggregator thực hiện rồi nộp dữ liệu lại cho lớp xử lý của layer-2 hoặc lớp data availability để xử lý lần cuối.
Các mô hình thiết kế của sequencer trên layer-2. Ảnh: CoinEx
Tuy nhiên, để đạt được mức độ phi tập trung như vậy với sequencer, layer-2 sẽ phải chấp nhận đánh đổi:
- Lợi nhuận từ phí giao dịch cho nhiều cá nhân/tổ chức bên ngoài;
- Giảm trải nghiệm của người dùng bởi hy sinh khả năng mở rộng và tốc độ giao dịch.
- Gia tăng lệ thuộc vào sự đồng thuận cùng một lúc của nhiều bên.
- Thách thức về tương thích kỹ thuật khi các sequencer có thể sử dụng giao thức khác nhau.
Dù sequencer phi tập trung lẫn tập trung hiện là một phần thiết yếu của mỗi dự án layer-2, thế nhưng việc ứng dụng chúng cũng đi kèm với nhiều rào cản và rủi ro tiềm tàng cho dự án, do đó cần cân nhắc những đánh đổi phù hợp để vừa đảm bảo tính an ninh bảo mật cho giải pháp, nhưng cũng cung cấp trải nghiệm sử dụng layer-2 ưu việt hơn layer-1 cho người dùng phổ thông.
Về CoinEx
Được thành lập vào năm 2017, CoinEx là một nền tảng giao dịch crypto toàn cầu với cam kết giúp cho việc giao dịch trở nên dễ dàng hơn. Nền tảng cung cấp một loạt các dịch vụ bao gồm giao dịch spot và margin, futures, swap, AMM và dịch vụ quản lý tài chính cho hơn 5 triệu người dùng trên hơn 200 quốc gia và khu vực.
Được thành lập với ý tưởng ban đầu là tạo ra một môi trường giao dịch crypto tôn trọng và bình đẳng, CoinEx cam kết xóa bỏ các rào cản tài chính và cung cấp cho người dùng một trải nghiệm giao dịch an toàn và thuận tiện.
Lưu ý: Đây là nội dung được tài trợ, Coincuatui không trực tiếp ủng hộ bất cứ thông tin gì từ bài viết trên và không đảm bảo tính trung thực của bài viết. Bạn đọc nên tự tiến hành nghiên cứu trước khi đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến bản thân hay doanh nghiệp của mình và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những lựa chọn của bản thân. Bài viết trên không nên được xem như là một lời khuyên đầu tư.
Nguồn: Coin68