Alpha Finance Lab là một nền tảng cross-chain DeFi, dự án tập trung đẩy mạnh việc xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm DeFi phục vụ người dùng trên các blockchain khác nhau. Hôm nay, các bạn hãy cùng Coincuatui tìm hiểu về dự án này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Alpha Finance Lab (ALPHA) là gì? Nền tảng cung cấp chiến lược đòn bẩy với lãi suất 0%
Alpha Finance Lab là một giao thức cung cấp các chiến lược đòn bẩy trong thị trường crypto với chi phí vay là 0%. Với dự án này, người vay có thể tận dụng các chiến lược DeFi mà không phải trả bất kỳ chi phí vay nào, điều này có nghĩa là người cho vay chỉ có thể kiếm được lợi nhuận khi những người vay có lời từ các chiến lược đầu tư của họ.
Alpha Finance Lab sử dụng mô hình “Pay-As-You-Earn” (PAYE) để giúp những người vay và người cho vay có được tiềm năng lợi nhuận cao nhất.
Vào tháng 6 vừa qua, dự án này đã đổi tên thành Stella với nhiều thay đổi trong mô hình hoạt động của mình.
Hiện tại, Alpha Finance Lab có 2 sản phẩm chính là Stella Strategy và Stella Lend.
Người vay có thể truy cập nhiều lựa chọn về chiến lược đòn bẩy được xây dựng dựa trên các giao thức DeFi khác nhau. Thay vì trả lãi từ số tiền đi vay, những người sử dụng đòn bẩy chỉ phải chia sẻ lợi nhuận mà họ kiếm được khi đóng vị thế. Điều này có nghĩa là nếu không kiếm được lợi nhuận, người dùng chỉ phải trả lại số tiền gốc ban đầu chứ không cần trả lãi.
Người cho vay có thể cho các lending pool vay tài sản và kiếm được lợi nhuận thực tế. Lợi nhuận tạo ra từ Stella Strategy được chia sẻ cho người cho vay. Vì APY cho vay (lending APY) là lợi tức được chia sẻ từ các bên vay nên không có giới hạn tối đa đối với APY cho vay (lending APY).
Stella Strategy trao quyền cho những người sử dụng đòn bẩy bằng cách cho phép họ vay tài sản được hỗ trợ từ Stella Lend để thực hiện các chiến lược DeFi với vị thế lớn hơn với chi phí vay 0%. Điều này loại bỏ một vấn đề lãi suất cho vay liên quan đến mô hình cho vay trước đây. Những người sử dụng đòn bẩy có thể yên tâm khi biết rằng chi phí đi vay sẽ không bao giờ vượt quá lợi nhuận thu được từ chiến lược của họ.
Stella đóng vai trò là cửa ngõ để người dùng tiếp cận nhiều chiến lược đòn bẩy bằng cách ưu tiên khả năng phản hồi nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng, đặc biệt là trong thế giới DeFi.
Một trong những tính năng chính của Stella Strategy là khả năng đạt được các khoản vay thế chấp dưới mức và tăng hiệu quả sử dụng vốn. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng LP token của vị thế làm tài sản thế chấp trong hợp đồng. Bằng cách đó, Stella Strategy tự bảo vệ mình một cách hiệu quả khỏi những tổn thất tiềm ẩn do các vị thế cho vay thế chấp dưới mức và giảm thiểu rủi ro nợ xấu.
Mô hình Pay-As-You-Earn (PAYE) sẽ cắt giảm APY dựa trên lợi nhuận của đòn bẩy. Điều này khuyến khích những người sử dụng đòn bẩy có kỹ năng hướng tới lợi nhuận cao hơn bằng cách thực hiện các bước đi cẩn trọng.
Từ góc độ của người cho vay, Stella Lend hoạt động tương tự như một giao thức cho vay tiêu chuẩn trong hệ sinh thái Web3, với điểm khác biệt là không cung cấp tính năng vay. Người cho vay không bắt buộc phải tiếp thu các mô hình hoặc khái niệm mới để tham gia; họ có thể cho vay tài sản của mình một cách liền mạch và kiếm được lợi nhuận mà không cần phải học hỏi thêm các kiến thức mới.
Bằng cách cho vay tài sản trên Stella Lend, tiền của người dùng được hưởng lợi từ các biện pháp bảo vệ toàn diện để giảm thiểu tối đa tổn thất có thể xảy ra. Mục tiêu của Stella Lend là giảm thiểu rủi ro trong mỗi lending pool và duy trì môi trường kiểm soát rủi ro tổng thể, tích cực chống lại rủi ro hợp đồng thông minh ở mức độ lớn nhất có thể. Ví dụ: mỗi chiến lược hoạt động với giới hạn vay cụ thể của riêng nó, bên cạnh giới hạn vay của tài sản cơ bản.
Giả sử có một cặp giao dịch X/Y. Nếu người dùng nghĩ rằng tài sản X sẽ tăng giá so với tài sản Y trong tương lai, họ có thể thực hiện chiến lược Long với tài sản X. Giá trị vị thế của họ sẽ tăng khi giá X tăng, cho phép họ kiếm được lợi nhuận ngoài phí giao dịch.
Ví dụ: Với cặp giao dịch ETH/USDC, người sử dụng đòn bẩy tin rằng giá ETH sẽ tăng (so với USDC) và họ sẽ vay USDC để tối đa hoá vị thế Long ETH của họ. Khi giá ETH tăng cao hơn và LP được cân bằng lại, số nợ ban đầu vẫn giữ nguyên. Điều này dẫn đến lợi nhuận tăng thêm khi đóng vị thế.
Giả sử có một cặp giao dịch X/Y. Nếu người dùng tin rằng tài sản X sẽ giảm giá so với tài sản Y trong tương lai, họ có thể thực hiện chiến lược Short tài sản X. Giá trị vị thế của họ sẽ tăng khi giá X giảm, cho phép họ kiếm lời ngoài phí giao dịch.
Ví dụ: Với cặp giao dịch ETH/USDC, một người dùng tin rằng giá ETH sẽ giảm (so với USDC) và họ sẽ vay ETH để tối đa hóa vị thế Short ETH của họ. Khi giá ETH giảm xuống và LP được cân bằng lại, số nợ ban đầu vẫn giữ nguyên. Điều này dẫn đến việc người dùng được trả nợ với mức chiết khấu khi đóng vị thế.
Nếu người dùng tin rằng giá của tất cả tài sản trong một chiến lược sẽ tương đối giống nhau, họ có thể sử dụng chiến lược Neutral để giảm thiểu rủi ro ròng bằng cách đồng thời sử dụng chiến lược Long và Short trên 2 loại tài sản.
TVL của Alpha Finance Lab - Nguồn: DefiLlama
TVL của Alpha Finance Lab sau khi đổi tên thành Stella chỉ còn khoảng 1,4 triệu USD tính đến thời điểm hiện tại.
ALPHA là native token của dự án Alpha Finance Lab. Người dùng có thể để staking token này để tham gia bảo vệ mạng lưới. Lợi nhuận giao thức thu được sẽ được chi một phần cho các staker.
Token Name |
Stella |
Ticker |
ALPHA |
Blockchain |
Ethereum, BNB Smart Chain, Avalanche |
Token Standard |
ERC-20, BEP-20 |
Contract |
Ethereum: 0xa1faa113cbe53436df28ff0aee54275c13b40975 BNB Smart Chain: 0xa1faa113cbe53436df28ff0aee54275c13b40975 Avalanche: 0x2147efff675e4a4ee1c2f918d181cdbd7a8e208f |
Token Type |
Utility, Governance |
Total Supply |
1.000.000.000 |
Circulating Supply |
822.000.000 |
Alpha Finance Lab được phát triển bởi Tascha Punyaneramitdee. Tascha tốt nghiệp Đại học UC Berkeley với bằng cử nhân Kinh tế và bắt đầu sự nghiệp của mình trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư tại Jefferies ở San Francisco, sau đó ở London. Bà đã tư vấn cho các công ty công nghệ, truyền thông và viễn thông về các loại giao dịch tài chính, bao gồm IPO, M&A và tài trợ nợ. Tascha đã chuyển hướng gia nhập Tencent ở Thái Lan với tư cách là Giám đốc sản phẩm, dẫn đầu việc mở rộng và bản địa hóa nền tảng nội dung và tin tức dựa trên máy học ở Đông Nam Á. Trước khi thành lập Alpha Finance Lab, Tascha là Trưởng bộ phận Chiến lược của Band Protocol để giúp thúc đẩy hoạt động sử dụng của Band Protocol trên các dự án DeFi khác nhau. Tascha có kinh nghiệm làm việc tại Hoa Kỳ, Châu Âu và Thái Lan.
Hiện tại ALPHA được giao dịch tại nhiều sàn giao dịch khác nhau với tổng volume giao dịch mỗi ngày khoảng 1,3 triệu USD. Các sàn giao dịch niêm yết token này bao gồm: Binance, OKX, Kucoin, MEXC,...
Các bạn có thể lưu trữ token này trên các loại ví sau: ví sàn, MetaMask Wallet, Coin98 Wallet, Trust Wallet.
Nhà đầu tư
Dự án Alpha Finance Lab đã nhận được đầu tư tư các quỹ đầu tư hàng đầu như: Binance Labs, Multicoin Capital, Delphi Ventures,...
Alpha Finance Lab là một trong những dự án khá nổi bật trên lĩnh vực DeFi trong mùa bull run trước khi mà token của dự án tăng đến hàng trăm lần. Tuy nhiên, khi thị trường đi vào giai đoạn downtrend dự án này cũng đã gặp phải những khó khăn nhất định khi dòng tiền trong thị trường crypto không còn nhiều. Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư. Coincuatui sẽ không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Nguồn: Coin68