5 khái niệm Kinh tế – Tài chính Mỹ mà bạn cần biết
CPI là gì?
Chỉ số giá tiêu dùng – Consumer Price Index (CPI) là một chỉ số tài chính kinh tế được tính để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sự tương đối ở đây được hiểu là vì CPI được tính dựa trên một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.
CPI được xem là chỉ số quan trọng đánh giá sức mua và lạm phát, vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến các nền kinh tế. Khi lạm phát ở mức thấp, những ngân hàng trung ương như Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm lãi suất để kích cầu và thúc đẩy kinh tế phát triển. Khi lạm phát tăng cao, lãi suất có thể được nâng lên để giữ giá cả ổn định. Với việc lãi suất giảm, đồng USD sẽ yếu đi và ngược lại, lãi suất tăng, đồng USD sẽ mạnh hơn => ảnh hưởng đến các loại hàng hóa như Vàng, dầu và cả thị trường Crypto.
BTC sụt giảm dưới tác động tiêu cực của lạm phát và nguy cơ Fed tiếp tục tăng lãi suất
Federal Funds Rate (FFR) là lãi suất các ngân hàng cho nhau vay qua đêm từ số dư trong dữ trữ bắt buộc của mình, do FED công bố dựa trên tình hình nền kinh tế.
Theo quy định, các ngân hàng luôn phải duy trì một khoản dự trữ theo một tỷ lệ nhất định so với tiền gửi tại ngân hàng để đảm bảo duy trì hoạt động ổn định của ngân hàng. Nếu có lượng tiền vượt mức dự trữ này, các ngân hàng có thể cho ngân hàng khác vay.
FFR là một trong những mức lãi suất quan trọng nhất trong nền kinh tế Mỹ vì nó ảnh hưởng đến các điều kiện tài chính và tiền tệ, do đó tác động đến các khía cạnh quan trọng khác của nền kinh tế bao gồm việc làm, tăng trưởng và lạm phát.
FFR cũng ảnh hưởng gián tiếp đến lãi suất ngắn hạn của mọi thứ từ cho vay mua nhà và xe hơi đến lãi suất thẻ tín dụng, vì người cho vay thường thiết lập lãi suất dựa trên lãi suất cho vay cơ bản. Lãi suất cơ bản là lãi suất mà các ngân hàng tính cho những người vay đảm bảo nhất của họ và cũng bị ảnh hưởng bởi lãi suất liên bang.
FFR sẽ tác động trực tiếp đến độ mạnh của đồng USD, tác động đến các loại tài sản neo theo giá USD. Bên cạnh đó, FFR thể hiện góc nhìn của Fed với tình hình lạm phát, vì vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến cung tiền, tác động tới giá BTC và thị trường Crypto.
Ủy ban Thị trường Mở Liên bang – Federal Open Market Committee (FOMC) à cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang (Fed). Sau các cuộc họp, chính sách và quyết định của FOMC sẽ ảnh hưởng cực kỳ nhiều đến lãi suất và nền kinh tế, đặc biệt là USD.
Thành phần của FOMC gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc và 5 thành viên được chọn từ 12 chủ tịch Ngân hàng khu vực.
Thông qua các quyết định của FOMC, Fed có quyền tăng/giảm nguồn cung của USD trong nền kinh tế để điều chỉnh lạm phát.
Nếu FOMC duy trì quan điểm thắt chặt nguồn cung, chống lạm phát thì đồng USD sẽ mạnh hơn, ngược lại, nếu FED duy trì lãi suất không đổi hoặc cắt giảm lãi suất, đồng USD sẽ chịu sức ép giảm giá.
Trong năm 2022, các phiên họp của FOMC thường đánh dấu các lần nâng lãi suất của Fed. Cụ thể, Fed đã 2 lần nâng lãi suất vào tháng 3 và tháng 5 năm nay, với mức tăng lần lượt là 0,25% và 0,5%. Với tình hình lạm phát chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, FOMC khả năng cao sẽ thực hiện thêm các lần nâng 0,5% lãi suất, hoặc thậm chí là 0,75%, vào các phiên họp ngày 15/06, 27/07, 21/09, 02/11 và 14/12.
Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp hay còn gọi là Nonfarm là chỉ số tài chính kinh tế do Cục Thống kê Lao động của Mỹ công bố. Đây là số liệu theo dõi số lượng công việc mới được tạo ra hoặc mất đi mỗi tháng. Nếu nền kinh tế có thêm nhiều việc làm với tốc độ nhanh, lãi suất có thể tăng cao hơn, khi đó sẽ hấp dẫn dòng tiền từ bên ngoài và tăng nhu cầu với đồng USD.
Ngược lại, nếu tình trạng việc làm bị mất đi nghiêm trọng, lãi suất có thể bị điều chỉnh theo hướng giảm, làm suy yếu đồng USD.
Bảng tin Nonfarm thường được phát hành lúc 8 giờ 30 phút sáng – thứ 6 cuối mỗi tháng (theo giờ miền Đông của Mỹ).
Chỉ số bán lẻ là một thước đo tổng hợp về doanh số bán lẻ hàng hóa trong một khoảng thời gian, được phát hành hàng tháng bởi Cục điều tra dân số và Bộ Thương mại vào lúc 8 giờ 30 sáng ngày 13 hàng tháng (theo giờ miền Đông của Mỹ).
Nếu doanh số bán lẻ cao => nền kinh tế đang tăng trưởng tốt => đồng tiền quốc gia đó sẽ tăng mạnh hơn.
Thông thường, chúng ta sẽ chỉ quan tâm đến chỉ số Retail Sales của đồng USD, vì đây là đồng tiền trực tiếp neo tỷ giá với BTC.
Lưu ý: Để theo dõi các thông tin nói trên, anh em có thể sử dụng trang web forexfactory.com hoặc investing.com.
Hy vọng qua bài viết này, anh em sẽ có thêm hiểu biết về các loại tin tức tác động đến thị trường và từ đó đưa ra quyết định đầu tư tốt hơn.
Đừng quên theo dõi Coincuatui để nhận thêm các bài viết hữu ích khác nhé!
Poseidon
Xem thêm các bài viết khác của tác giả Poseidon:
Nguồn: Coin68